Thứ tư 27/11/2024 19:30

Lễ cầu an - sinh hoạt dân gian của người Tày

Lễ cầu an, cầu phúc là sinh hoạt dân gian gắn bó mật thiết với cộng đồng người Tày. Đây là dịp để mọi người tụ họp, giao lưu thể hiện niềm thành kính với thần linh, tổ tiên, biểu đạt ước vọng trong sáng về một cuộc sống hạnh phúc, an bình, no ấm…

Với người Tày, lễ cầu an là một nghi lễ hết sức quan trọng trong năm. Đồng bào Tày quan niệm, khi làm lễ này rồi thì sẽ được các đấng siêu nhiên, được những Pụt Luông (Phật lớn) và Đẳm (tổ tiên) phù trợ, hổ vồ không trúng, rắn cắn không vào, xuống nước tự nổi, làm gì được nấy… Lễ cầu an, cầu phúc thường được đồng bào Tày tổ chức trong nhà, tại gia đình của chủ nhà. Mặc dù gia chủ có thể không mời hoặc mời rất ít, chủ yếu là anh em trong nhà song khi làm lễ, bà con trong bản lại thường đến rất đông, việc góp mặt của bà con trong bản chính là thể hiện sự quan tâm chia sẻ giữa con người với con người.

Lễ cầu an, sinh hoạt dân gian của người Tày
Bà con dậy từ sớm để đồ xôi
Lễ vật trong lễ cầu an gồm nhiều loại qủa, bánh trái và thực phẩm khác
Mâm lễ cúng gia tiên được chuẩn bị chu đáo

Để tiến hành nghi lễ quan trọng của gia đình, ngay từ sáng sớm, các thành viên trong gia đình phân công nhau mỗi người một việc để cùng chuẩn bị các vật phẩm dâng lễ. Lễ gồm 3 loại: Lễ tam sinh gồm gà, lợn quay, vịt; lễ chay gồm các loại như: Bánh dầy, bánh dợm, bánh ngải, bánh chè lam; thanh bông hoa quả gồm hoa, quả chuối.... Các lễ vật được sắp xếp trên ban thờ tam cấp và bày biện cầu kỳ. Khi công việc chuẩn bị đã hoàn tất, đến giờ làm lễ, chủ nhà sẽ đón thầy cúng vào nhà để thực hiện phần nghi lễ. Trong khi thầy cúng chuẩn bị thực hiện cúng, các thành viên trong gia đình sẽ tập hợp đầy đủ ngồi phía sau để thể hiện sự thành kính.

Thầy cúng thực hiện nghi lễ cầu an, cầu phúc cho dân bản
Cúng chúng sinh ngoài trời

Trong nghi lễ cầu an, cầu phúc tùy thuộc thầy là dòng Pựt, Then hay Mo… thì nhạc cụ thực hiện và bài cúng cũng theo dòng đó. Cũng có những thầy sẽ thực hiện được cả ba phần Pựt, Then, Mo. Khi tham gia lễ cầu an giúp chúng ta cảm nhận phần nào không gian nhà sàn, đó vừa là không gian của văn hóa tâm linh, vừa là không gian nghệ thuật của một tộc người với đầy đủ các quan niêm về vũ trụ, nhân sinh quan.

Buộc chỉ đỏ cổ tay

Lễ cầu an kết thúc, thầy cúng sẽ buộc sợi chỉ đỏ vào cổ tay cho từng thành viên trong gia đình và những người có mặt với ý niệm sợi chỉ sẽ như một vật thiêng bảo vệ, mang an lành đến cho người buộc chỉ. Lễ cầu an của người Tày vừa đặc sắc về hình thức lại vừa chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống cổ truyền với lòng thành kính kính hướng về tổ tiên và cầu mong một năm an bình, no ấm.

Phạm Tiệp

Tin cùng chuyên mục

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng