Thứ tư 06/11/2024 01:27

Lễ cấp sắc: Tạo giá trị vật chất, tinh thần cho người Dao

Lễ cấp sắc là nghi lễ quan trọng, công nhận sự trưởng thành của đàn ông, tạo ra những giá trị về vật chất, tinh thần của người Dao Quần Chẹt.

Lễ cấp sắc người DaoQuần Chẹt không chỉ là công việc trọng đại đối với cuộc đời người nam giới, của gia đình mà còn là công việc chung của cả dòng họ, cộng đồng. Trong lễ cấp sắc luôn có sự tham gia, giúp đỡ của các thành viên trong cộng đồng, từ việc chuẩn bị đồ lễ, sắm sửa lễ vật, tham gia vào thực hành các nghi lễ. Các hoạt động trong lễ cúng, đặc biệt là thực hành các nghi lễ đều phải làm theo phong tục tập quán truyền thống, trước sự giám sát của các thần linh, của các thầy cúng và các dòng họ khác trong cộng đồng.

Chuẩn bị lễ vật để thực hành nghi lễ
Lễ cấp sắc là việc trọng đại đối với nam giới người Dao Quần Chẹt

Người Dao Quần Chẹt quan niệm rằng, có trải qua lễ cấp sắc mới có tâm, có đức để phân biệt phải trái, mới được công nhận là con cháu Bàn Vương, để lúc sống có đủ tư cách thờ cúng tổ tiên và khi chết thì hồn được đoàn tụ với tổ tiên, không phải chịu kiếp đọa đày ở âm phủ.

Nghi thức thụ lễ trong lễ cấp sắc

Lễ cấp sắc đã tạo ra những giá trị về vật chất, tinh thần mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của người Dao Quần Chẹt. Trong đó, về giá trị vật chất là hệ thống các đạo cụ, đồ vật, đồ dùng, như: Trống, chiêng, sáo, tranh ảnh, giấy, trang phục của các thầy cúng, các món ăn đều là những sản phẩm không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn mang đậm giá trị văn hóa được gia đình, cộng đồng gìn giữ. Về mặt tinh thần, lễ cấp sắc có ý nghĩa rất lớn trong đời sống sinh hoạt văn hóa của người Dao Quần Chẹt. Trước hết đối với người trực tiếp được thụ hưởng lễ cấp sắc đó là người nam giới.

Lễ cấp sắc tạo giá trị vật chất, tinh thần cho người Dao

Với đồng bào người Dao Quần Chẹt, nam giới sau khi được cấp sắc mới là người đàn ông trưởng thành, được cộng đồng tôn trọng. Người đã qua lễ cấp sắc thì dù trẻ vẫn được coi là người lớn tuổi, được ngồi với các già làng để bàn bạc những công việc hệ trọng của làng, được tham gia cúng bái hoặc giúp việc cho các thầy cúng trong các cuộc cúng lễ của tư gia cũng như của cộng đồng.

Khi được cấp sắc mới là người đàn ông trưởng thành
Điệu múa cổ trong lễ cấp sắc

Về mặt tâm linh, sau khi làm lễ cấp sắc, người nam giới được thầy cúng đặt cho tên âm, được tổ tiên và các vị thần chứng giám, sau này khi qua đời linh hồn sẽ được nhập vào tổ tiên. Đồng thời, sau khi được làm lễ cấp sắc, người nam giới đã được thầy pháp sư truyền cho âm binh, phép thuật để bảo vệ cơ thể, đi đâu, làm gì họ cũng tin tưởng, vững vàng hơn và đặc biệt là họ có thể trở thành thầy cúng để giúp đỡ cộng đồng.

Lễ cấp sắc là sự tổng hợp các loại hình nghệ thuật

Lễ cấp sắc của người Dao Quần Chẹt là sự tổng hợp các loại hình nghệ thuật, diễn xướng dân gian như: Nghệ thuật sử dụng ngôn từ, nghệ thuật trình diễn qua các bài múa nghi lễ, bài hát; nghệ thuật trang trí ban thờ, trang trí trên trang phục của các thầy cúng; âm nhạc dân gian... đều mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Dao Quần Chẹt.​

Phạm Tiệp

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng