Thứ ba 19/11/2024 15:34
Tây Ninh:

Lập nghiệp từ sản xuất hành phi

Nhiều năm qua, Cơ sở Hành phi Gái Chi ở khu phố 3, thị trấn Hòa Thành, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh được nhiều người biết đến vì sản phẩm nức tiếng thơm ngon. Các loại hành phi của cơ sở Gái Chi không chỉ cung cấp cho nhiều tỉnh thành ở miền Nam mà còn xuất khẩu.

Đặc biệt, cơ sở này còn giúp nhiều người nghèo quanh vùng có thu nhập cao từ nghề phi củ hành làm gia vị. Ông Phạm Văn Chi - chủ Cơ sở Hành phi Gái Chi cho biết, hồi xưa cơ sở chỉ là một lò làm hành phi nhỏ, do người nhà tự làm. Nhờ sản phẩm được nhiều người tin dùng, cơ sở ngày càng lớn mạnh. Gái Chi hiện nay đứng đầu trong 6 cơ sở làm hành phi lớn của Tây Ninh. “Sản xuất hành phi để làm gia vị nấu thức ăn ai cũng có thể làm được, nhưng làm ngon không dễ. Muốn có hành phi thơm ngon cần phải có củ hành nguyên liệu loại tốt cùng với cách phi phù hợp từ thời gian đến độ nóng của dầu, đây là bí quyết của nghề” - ông Chi chia sẻ.

Ông Phạm Văn Chi kiểm tra chất lượng sản phẩm hành phi

Bà Võ Thị Bé Năm, vợ ông Chi cho hay, Cơ sở Hành phi Gái Chi hiện sản xuất bình quân từ 200 - 300 kg hành phi, do 40 công nhân sản xuất. Hành phi sản xuất xong bán cho các vựa ở chợ Long Hoa (huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) mang đi bỏ mối cho khắp vùng miền Nam và một phần đóng gói chở bằng máy bay sang Úc tiêu thụ. Để hành phi đạt chất lượng theo yêu cầu của người mua, hiện nay, cơ sở phải nhập khẩu hành tím, hành tây từ Indonesia, loại hành củ chắc, hương vị cay thơm.

Cở sở Gái Chi hiện có khoảng 40 công nhân lao động, đa số là người nghèo tại địa phương. Bình quân lương của người lao động khoảng 6 - 7 triệu đồng/tháng/người, một mức thu nhập khá cao ở vùng nông thôn xa như huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Anh Năm - công nhân của Cơ sỏ Hành phi Gái Chi nói rằng, công việc phi hành không mấy nặng nhọc nhưng đòi hỏi sự tỷ mẩn trong cách làm. “Nhờ ông bà Chi thương, anh em công nhân lương tháng nào cũng lĩnh đủ, việc thì làm quanh năm” - anh Năm kể.

Các công đoạn làm hành phi

Quy trình sản xuất hành phi của cơ sở Gái Chi phải dùng điện để đun nấu các chảo dầu. Trong những tháng đầu năm 2019, cơ sở tiêu tốn tiền điện từ 100 - 113 triệu đồng/tháng. Để giảm chi phí tiền điện, góp phần làm giảm chi phí sản xuất và tăng thêm thu nhập cho người lao động. Mới rồi ông Chi đầu tư hơn 500 triệu đồng gắn hệ thống năng lượng mặt trời. Bước đầu, hệ thống điện mặt trời đã giúp cơ sở giảm được hơn chục triệu đồng tiền điện.

Để mở rộng sản xuất và giúp thêm những người nghèo có công ăn việc làm, ông Chi dự định kiếm một vùng đất rộng rãi gần nhà để xây nhà xưởng, thay thế hai cơ sở hiện nay ở trung tâm thị trấn. Theo ông Chi, khi cơ sở mới hình thành sẽ còn giúp kiểm soát được vấn đề ô nhiễm môi trường, sức khỏe của công nhân được đảm bảo hơn.

Sản xuất hành phi làm gia vị là nghề truyền thống giản đơn và nhiều người có thể làm được nhưng làm nghề đạt đến độ tinh thông như ông Chi là không dễ dàng. Khi đã sõi việc, nghề không chỉ giúp làm giàu mà còn tạo điều kiện cho nhiều người nghèo có công ăn việc làm ổn định.

Trần Thế
Bài viết cùng chủ đề: Xuất hành

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số