Thứ năm 26/12/2024 15:40

Lan tỏa đặc sản Tây Bắc trên sàn thương mại điện tử

Qua thương mại điện tử, thịt trâu gác bếp Hoa Xuân không chỉ mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm chất lượng mà còn lan tỏa giá trị văn hóa ẩm thực Tây Bắc.

Món ngon bí truyền của vùng đất Chiềng Lề

Thịt trâu gác bếp Hoa Xuân là sản phẩm đặc trưng của vùng Tây Bắc, được chế biến theo công thức bí truyền của hộ kinh doanh Tòng Ngọc Hoa tại vùng Chiềng Lề (TP. Sơn La, tỉnh Sơn La). Với hương vị đậm đà, sự kết hợp hài hòa giữa gia vị truyền thống và phương pháp chế biến thủ công, thịt trâu gác bếp Hoa Xuân không chỉ là một món ăn ngon mà còn là biểu tượng của văn hóa ẩm thực người Thái đen.

Để sản xuất thịt trâu gác bếp Hoa Xuân, thịt trâu được chọn lọc từ những con trâu khỏe mạnh, chăn thả tự nhiên trên những quả đồi của núi rừng Tây Bắc. Cùng với các loại gia vị truyền thống, đặc trưng của Sơn La như mắc khén, gừng, tỏi, ớt và hạt tiêu, thịt trâu gác bếp Hoa Xuân có hương vị độc đáo, hấp dẫn thực khách.

Quy trình chế biến thịt trâu gác bếp Hoa Xuân được thực hiện một cách tỉ mỉ, từ việc thái thịt thành miếng vừa ăn, tẩm ướp gia vị, cho đến quá trình hun khói trong nhiều ngày để thịt thấm gia vị và đạt độ săn chắc, đậm đà. Món ăn này không chỉ nổi bật với màu sắc vàng nâu hấp dẫn, mà còn mang đến trải nghiệm vị giác độc đáo, khi người thưởng thức cảm nhận được sự hòa quyện giữa hương khói, vị cay nồng và ngọt ngào của thịt trâu.

Thịt trâu gác bếp Hoa Xuân là sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh Sơn La. Ảnh: Ngọc Hoa

Ngay từ đầu, ông Tòng Ngọc Hoa - người đứng sau thương hiệu thịt trâu gác bếp Hoa Xuân đã chủ động đưa sản phẩm giới thiệu và bày bán trên các kênh trực tuyến như mạng xã hội Facebook, Zalo. Sau này, khi các sàn thương mại điện tử phát triển, ông Hoa cũng mày mò để đưa sản phẩm lên sàn. Từ thời gian đầu chỉ có vài đơn hàng/tuần, đến nay, thịt trâu gác bếp Hoa Xuân đã thực sự thuyết phục được người tiêu dùng với lượng đơn hàng lớn mỗi tháng.

Thông qua thương mại điện tử, sản phẩm của các hộ sản xuất nhỏ như chúng tôi có nhiều cơ hội để vươn ra biển lớn chứ không mãi bó hẹp ở địa phương. Thời gian qua, việc tận dụng thương mại điện tử đã mang đến hiệu quả tích cực đối với sản phẩm thịt trâu gác bếp Hoa Xuân, giúp người tiêu dùng biết đến và tìm mua sản phẩm này nhiều hơn”, ông Hoa chia sẻ.

Đặc sản được ưa chuộng trên Sàn Việt

Sàn thương mại điện tử được hộ kinh doanh Tòng Ngọc Hoa lựa chọn để đưa thịt trâu gác bếp Hoa Xuân lên sàn chính là kênh Sàn Việt (sanviet.vn) và sàn thương mại điện tử tỉnh Sơn La (www.sonla.sanviet.vn). Biết đến sàn thương mại điện tử này thông qua sự giới thiệu của Sở Công Thương tỉnh Sơn La, ông Hoa được hỗ trợ để bán thịt trâu gác bếp trên các sàn này và bước đầu có những kết quả tích cực.

Sàn thương mại điện tử Sơn La do Sở Công Thương tỉnh Sơn La phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương xây dựng, bởi vậy, đây là một sàn thương mại điện tử rất uy tín. Các hộ kinh doanh nhỏ như chúng tôi nhận được nhiều sự hỗ trợ khi đưa sản phẩm lên sàn này, qua đó, giúp cho việc quảng bá sản phẩm hiệu quả hơn, quá trình bán hàng cũng dễ dàng, thuận lợi nhờ việc xây dựng giao diện website dễ sử dụng”, ông Hoa chia sẻ.

Sàn Thương mại điện tử Sơn La là một phần trong chiến lược phát triển kinh tế số và chuyển đổi số của tỉnh Sơn La, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Với vai trò kết nối các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trong tỉnh với thị trường trực tuyến rộng lớn, Sàn thương mại điện tử Sơn La đang dần trở thành kênh bán hàng quan trọng giúp các đặc sản địa phương có mặt trên không gian mạng, tiếp cận tới người tiêu dùng trên toàn quốc. Với nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, như đào tạo về thương mại điện tử, quảng bá sản phẩm và kết nối với các dịch vụ vận chuyển, sàn thương mại điện tử này đã tạo ra một môi trường mua sắm an toàn và hiệu quả.

Với sàn thương mại điện tử Sơn La, các sản phẩm đặc trưng của địa phương có cơ hội được tiếp cận rộng rãi hơn với khách hàng trong và ngoài tỉnh. Đây còn là bước đột phá trong việc phát triển các thương hiệu địa phương, tạo ra cơ hội cho các sản phẩm vươn tầm và chiếm lĩnh thị trường.

Được biết, sàn Thương mại điện tử Sơn La do Sở Công Thương tỉnh Sơn La phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương xây dựng, tích hợp trong Sàn thương mại điện tử hợp nhất Sàn Việt (sanviet.vn) do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương xây dựng và quản lý vận hành. Sàn Việt (sanviet.vn) là sản phẩm của Đề án xây dựng sàn thương mại điện tử hợp nhất 63 tỉnh thành, với mục tiêu tạo ra một hệ sinh thái thương mại điện tử kết nối các sản phẩm đặc sản từ các địa phương.

Điều này mang lại cơ hội to lớn để các sản phẩm địa phương tiếp cận với thị trường rộng lớn hơn và tạo dựng được thương hiệu mạnh mẽ trên thị trường trong nước và quốc tế.

Dự kiến, Sàn Việt tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất tại các địa phương thúc đẩy bán hàng trực tuyến, đồng thời, mang đến những chính sách hỗ trợ hấp dẫn giúp các sản phẩm đặc sản của các vùng miền vươn xa hơn.

Theo kế hoạch phát triển Sàn Việt, trong giai đoạn tới, sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp và sản phẩm tiêu biểu được kết nối lên sàn, góp phần thúc đẩy việc tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và các mặt hàng đặc sản vùng miền. Đặc biệt, việc áp dụng công nghệ vào việc bán hàng, quảng bá sản phẩm và thanh toán trực tuyến sẽ giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cải thiện hiệu quả việc bán hàng và mở rộng thị trường.

Sàn Việt còn tập trung vào việc phát triển các tính năng hỗ trợ doanh nghiệp, từ tiếp thị trực tuyến, kết nối với dịch vụ vận chuyển, đến việc tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại trực tuyến. Thị trường trực tuyến tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, và với sự hỗ trợ của các sàn thương mại điện tử. Với chiến lược phát triển thương mại điện tử quốc gia, các sản phẩm đặc sản từ Sơn La và các tỉnh thành trên cả nước có thể dễ dàng phát triển thị trường trong nước, vươn ra thế giới.

Quỳnh An
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Hà Nội đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thương mại điện tử: 'Cuộc đua' tiếp tục sôi động

Nước mắm Ngọc Lan: Thương hiệu vươn xa nhờ thương mại điện tử

Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến

Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

Xây dựng thương hiệu cho nông sản - cách làm mới trong thương mại điện tử

Thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam tăng khoảng 20%

Các sàn thương mại điện tử lớn đang nộp bao nhiêu tiền thuế?

Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương

Online Friday 2024 ghi nhận sự 'bùng nổ' các đơn hàng Việt

Hàng Việt Nam đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024

CHÙM ẢNH: Ấn tượng Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương mại điện tử khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số