Làm gì để giảm thiểu tai nạn lao động?

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 718 vụ tai nạn lao động, trong đó 24 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, làm chết 25 người. Đâu là nguyên nhân và giải pháp nào đề giảm thiểu tại nạn lao động trong thời gian tới.

Số vụ tại nạn vẫn còn cao

Thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đồng Nai tại hội nghị sơ kết 3 năm (2016-2018) thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động (giai đoạn 2016-2020) và chương trình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh cho thấy, mặc dù từ năm 2016 đến nay số vụ tai nạn lao động cũng như số người chết và bị thương do tai nạn lao động có chiều hướng giảm dần, tuy nhiên vẫn ở mức khác cao. Cụ thể từ đầu năm 2018 đến nay toàn tỉnh ghi nhận 718 vụ tai nạn lao động, trong đó 24 vụ tai nạn lao động làm chết 25 người.

lam gi de giam thieu tai nan lao dong
Đồng Nai sẽ áp dụng những biện pháp quyết liệt hơn để kéo giảm số vụ tai nạn lao động (Ảnh minh hoạ)

Báo cáo đánh giá, tai nạn lao động xảy ra ở tất cả các ngành, trong đó nhóm ngành xây dựng xảy ra tai nạn lao động nhiều nhất. Cụ thể, ngày 15-5, các công nhân đang thi công tại công trình xây dựng của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tiến Nga (TP.Biên Hòa) thì sàn bê tông ở tầng 2 của công trình đổ làm 2 công nhân đang làm việc tại đây tử vong tại chỗ. Kết quả kiểm tra sau đó cho thấy, nhiều tiêu chí về an toàn thi công chưa đảm bảo. Tương tự, vụ tai nạn xảy ra mới đây tại công trình xây dựng ở phường Thống Nhất, TP.Biên Hòa làm 1 người chết, 2 người bị thương cũng do bức tường rào cũ đổ sập trong quá trình công nhân đang làm việc cũng có chúng nguyên nhân là đơn vị thi công và người lao động chủ quan.

Không chỉ trong ngành xây dựng, người lao động làm việc trong các ngành khác cũng thường xuyên đối mặt với nguy cơ tai nạn lao động. Điển hình, đầu năm 2018 một nam công nhân làm việc ở khâu hoàn thiện các sản phẩm khung sắt, thép sau khi được nhúng, mạ kẽm trong nhà xưởng của Công ty TNHH Trí Việt (tại phường Long Bình, TP.Biên Hòa) bất ngờ bị một khung sắt rơi từ trên cao xuống trúng vào đầu dẫn đến tử vong. Hay công nhân lái xe nâng hàng trong xưởng của Công ty TNHH Magx Việt Nam (tại Khu công nghiệp Amata, TP.Biên Hòa) khi đang điều khiển xe nâng hàng lên kệ đã bị chiếc xe này ép đầu và người vào cột sắt tử vong…

Đó chỉ là một số vụ tai nạn lao động điển hình, trong khi qua công tác thanh, kiểm tra của các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai từ năm 2016 đến nay tại 647 doanh nghiệp đã phát hiện 122 trường hợp vi phạm về thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động. Số tiền xử phạt hành chính đối với những doanh nghiệp này là 2,6 tỷ đồng.

Để kéo giảm tai nạn lao động

Để giảm nguy cơ tai nạn lao động, đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho người lao động, ông Huỳnh Văn Tịnh - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đồng Nai cho biết, Sở đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó trọng tâm là yêu cầu doanh nghiệp xây dựng chương trình quản lý cụ thể đối với từng nội dung trong quá trình thực hiện an toàn vệ sinh lao động; đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền phù hợp về an toàn vệ sinh lao động để người lao động, người sử dụng lao động nhớ và thực hiện.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý khi xảy ra sai phạm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đồng Nai đã và đang thực hiện nhiều cuộc thanh, kiểm tra thường xuyên và đột xuất. Qua thanh kiểm tra, nếu phát hiện đơn vụ, doanh nghiệp vi phạm, Sở sẽ phối hợp tiến hành công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và xử lý nghiêm minh.

Cùng đó, Sở cũng yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm bảo vệ người lao động thông qua công tác tuyên truyền, tập huấn nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức cần thiết để tự bảo vệ mình và tuân thủ các quy trình, nội quy lao động.

Đặc biệt, trước thực tế số doanh nghiệp chấp hành việc công khai báo cáo về tình hình tai nạn lao động chỉ chiếm chưa đến 1/40 tổng số doanh nghiệp trong tỉnh (năm 2016, toàn tỉnh có 686 doanh nghiệp tham gia báo cáo về tình hình tai nạn lao động; năm 2017 có 742 doanh nghiệp báo cáo và tính đến tháng 10/2018 có 708 doanh nghiệp báo cáo) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đồng Nai sẽ áp dụng những biện pháp quyết liệt hơn yêu cầu các tổ doanh nghiệp thực hiện nghiêm quy định về báo cáo để Sở có cơ sở đấnh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp kéo giảm tại nạn lao động trong năm 2018 và những năm tiếp theo.

Ông Huỳnh Văn Tịnh - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đồng Nai:

Để giảm nguy cơ tai nạn lao động, đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho người lao động, Sở sẽ đề ra nhiều giải pháp, trong đó trọng tâm là yêu cầu doanh nghiệp xây dựng chương trình quản lý cụ thể đối với từng nội dung trong quá trình thực hiện an toàn vệ sinh lao động; đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền phù hợp về an toàn vệ sinh lao động để người lao động, người sử dụng lao động nhớ và thực hiện.

Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tai nạn lao động

Tin cùng chuyên mục

Quảng Trị: Nhiều vụ trộm cắp thiết bị điện sau Tết

Quảng Trị: Nhiều vụ trộm cắp thiết bị điện sau Tết

Đẩy mạnh huấn luyện an toàn lao động để giảm tai nạn

Đẩy mạnh huấn luyện an toàn lao động để giảm tai nạn

Xây dựng khu công nghiệp sinh thái: Giải pháp phát triển công nghiệp bền vững

Xây dựng khu công nghiệp sinh thái: Giải pháp phát triển công nghiệp bền vững

Tập huấn an toàn hóa chất đối với Clo và các hóa chất có gốc Clo

Tập huấn an toàn hóa chất đối với Clo và các hóa chất có gốc Clo

Bắc Kạn: Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an toàn lao động

Bắc Kạn: Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an toàn lao động

An toàn lao động tại Thanh Hóa: Phòng ngừa là ưu tiên hàng đầu

An toàn lao động tại Thanh Hóa: Phòng ngừa là ưu tiên hàng đầu

Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ: An toàn lao động bám sát nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ: An toàn lao động bám sát nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

Vai trò của an toàn lao động trong phát triển kinh tế - xã hội

Vai trò của an toàn lao động trong phát triển kinh tế - xã hội

An toàn lao động trong các làng nghề: Nhiều trăn trở

An toàn lao động trong các làng nghề: Nhiều trăn trở

Bắc Ninh: Chấn chỉnh công tác an toàn vệ sinh lao động

Bắc Ninh: Chấn chỉnh công tác an toàn vệ sinh lao động

Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động: Thúc đẩy các giải pháp đảm bảo an toàn

Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động: Thúc đẩy các giải pháp đảm bảo an toàn

Diễn tập sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất trên đường vận chuyển

Diễn tập sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất trên đường vận chuyển

Doanh nghiệp Quảng Ninh: Chủ động kiểm soát yếu tố nguy hiểm trong sản xuất

Doanh nghiệp Quảng Ninh: Chủ động kiểm soát yếu tố nguy hiểm trong sản xuất

Giảm thiểu tai nạn lao động: Đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng

Giảm thiểu tai nạn lao động: Đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng

Nam Định: An toàn lao động trong doanh nghiệp có chuyển biến

Nam Định: An toàn lao động trong doanh nghiệp có chuyển biến

Ngành nông nghiệp: Nguy cơ tai nạn lao động không nhỏ

Ngành nông nghiệp: Nguy cơ tai nạn lao động không nhỏ

An toàn lao động trong xây dựng: Nỗ lực từ các bên

An toàn lao động trong xây dựng: Nỗ lực từ các bên

An toàn lao động để phát triển bền vững

An toàn lao động để phát triển bền vững

Lao động ngành Công Thương: Thiết thực hành động, đảm bảo an toàn

Lao động ngành Công Thương: Thiết thực hành động, đảm bảo an toàn

Nhiễm độc thiếc: Lời cảnh tỉnh an toàn sức khỏe cho người lao động

Nhiễm độc thiếc: Lời cảnh tỉnh an toàn sức khỏe cho người lao động

Xem thêm