Kỳ vọng sự phục hồi của doanh nghiệp trong năm 2024

Theo các chuyên gia kinh tế, nhiều tín hiệu tích cực trong năm 2024 tạo đà cho doanh nghiệp trong nước phục hồi và phát triển.
Doanh nghiệp sản xuất sợi "khó chồng khó" Hải Phòng tổ chức Hội nghị đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho 250 doanh nghiệp xuất nhập khẩu Vá "lỗ hổng" nâng khống vốn, chạy dòng tiền của doanh nghiệp trên sàn chứng khoán: Cách nào?

Ngày 23/3/2024, tại tỉnh Bắc Giang, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Phát triển doanh nghiệp - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Viện Friedrich Naumann Foundation - CHLB Đức (Viện FNF) tổ chức Hội nghị Triển vọng đầu tư năm 2024. Tại hội nghị, các chuyên gia nhìn nhận, nhiều tín hiệu tích cực trong năm nay tạo cơ sở cho doanh nghiệp trong nước phục hồi và phát triển.

Tại hội nghị, các chuyên gia nhìn nhận, nhiều tín hiệu tích cực trong năm nay tạo cơ sở cho doanh nghiệp trong nước phục hồi và phát triển
Tại hội nghị, các chuyên gia nhìn nhận, nhiều tín hiệu tích cực trong năm nay tạo cơ sở cho doanh nghiệp trong nước phục hồi và phát triển

Nhận diện thách thức

Tại hội nghị, các chuyên gia đều nhận định, năm 2024 là năm tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Ở trong nước, sức ép lạm phát lớn; sản xuất kinh doanh dự báo vẫn khó khăn; nhu cầu các thị trường xuất, nhập khẩu trọng yếu của Việt Nam tiếp tục suy giảm. Bên cạnh đó, những tồn tại, hạn chế, bất cập từ nội tại nền kinh tế về cơ cấu chưa được xử lý dứt điểm. Thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản còn tiềm ẩn rủi ro; quy mô nền kinh tế nước ta còn khiêm tốn nhưng độ mở lớn, khả năng cạnh tranh và sức chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài còn hạn chế… Qua đó cho thấy, khó khăn còn rất nhiều nhưng vẫn có các yếu tố để chúng ta kỳ vọng về sự tăng trưởng của kinh tế đất nước năm 2024.

TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính chia sẻ, tiền tệ Quốc gia, cơ hội cho doanh nghiệp trong năm 2024 tương đối khả quan. Các động lực tăng trưởng cho năm 2024 bao gồm: Công nghiệp dịch vụ đã phục hồi tốt hơn so với năm 2023 (từ phía cung) và xuất khẩu, tiêu dùng tiếp đà phục hồi; đầu tư công, đầu tư tư nhân và thu hút FDI được đẩy mạnh hơn; cơ hội từ dịch chuyển chuỗi cung ứng và dòng vốn đầu tư toàn cầu, từ việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược.

Những tín hiệu phục hồi này đã có từ tháng 6/2023 và đến nay khá rõ nét. Ngoài ra, các chính sách vĩ mô, quản trị rủi ro trong nước tốt. Lạm phát có tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát; lãi suất giảm và tỷ giá cơ bản ổn định là những cơ sở quan trọng để ổn định sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp”, TS. Cấn Văn Lực chỉ ra.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, vẫn còn đó những rủi ro từ xung đột địa chính trị phức tạp, lạm phát và lãi suất dù giảm nhưng còn cao; đà phục hồi ở một số nước chậm lại (Mỹ, Nhật Bản, Anh và Trung Quốc…) kéo theo tăng trưởng toàn cầu thấp hơn 2023…

Quyết tâm tạo động lực cho tăng trưởng

Dự báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam quý I ước đạt 5,4% nhưng Bắc Giang đạt hơn 14%, cao hơn 2 lần tăng trưởng bình quân chung cả nước. Mức độ quản trị rủi ro được tích lũy tốt; lạm phát, tỷ giá trong được kiểm soát; thị trường chứng khoán, bất động sản dần phục hồi… Vì thế, cơ hội động lực cho tăng trưởng nền kinh tế của địa phương, doanh nghiệp tương đối khả quan.

Trao đổi về những nội dung liên quan, các chuyên gia nhận định, tăng trưởng kinh tế của Bắc Giang trong quý I là tích cực, nhưng có nhiều ý kiến cho rằng tỉnh cần quan tâm đến chất lượng tăng trưởng để bảo đảm tăng trưởng bền vững.

Ông Nguyễn Xuân Phú- Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn SUNHOUSE cho rằng, Bắc Giang có vị trí thuận lợi giống như căn nhà đẹp nhất ở khu đô thị. Để khai thác lợi thế này, doanh nghiệp cần chuẩn bị các điều kiện để có thể kinh doanh về mặt bằng, nhà xưởng, máy móc, con người, xây dựng mối quan hệ với đối tác, thúc đẩy đầu tư kinh doanh. Đặc biệt, doanh nghiệp cần chủ động, có chiến lược lâu dài trong giai đoạn tiếp theo.

Còn ông Cao Hoài Dương- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) chia sẻ một số kinh nghiệm mạnh dạn đổi mới để phát triển. Ông cho biết, là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dầu khí nhưng trước làn sóng kinh tế xanh, chuyển đổi xanh, đơn vị đã thúc đẩy chuyển đổi năng lượng truyền thống sang năng lượng xanh. Bước đầu, doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với quyết tâm, xác định chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu, doanh nghiệp đã xây dựng các trạm sạc pin điện, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đến nay, lợi nhuận từ các trạm sạc pin điện đã chiếm 25% lợi nhuận bán dầu của đơn vị. Đây là minh chứng cho thấy, cần phải nhận định, dự báo được xu hướng và càng đi sớm, đón đầu thì doanh nghiệp sẽ thành công.

Phân tích kỹ hơn, ông Cấn Văn Lực nhấn mạnh, ngoài các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, chúng ta cũng cần quyết liệt hơn nữa cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt khắc phục tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm. Cùng đó, tăng cường đối thoại, lắng nghe doanh nghiệp để cùng nhìn tác động nhận chính sách và đồng hành với doanh nghiệp.

Với doanh nghiệp, tôi cho rằng cần phải tự làm được 4 việc, bao gồm: Quyết liệt tái cơ cấu để giảm chi phí và mô hình hoạt động phù hợp hơn; tìm hiểu và tận dụng các gói chính sách hỗ trợ của Chính phủ; bắt kịp xu hướng mới, số hóa, xanh hóa. Vấn đề này doanh nghiệp và nhà nước đã làm rồi nhưng vẫn còn chậm và chưa bài bản. Cuối cùng là liên kết các doanh nghiệp trong tỉnh, trong vùng và với các doanh nghiệp FDI để làm sao có thể hấp thu tốt nhất hàm lượng khoa học công nghệ vào sản xuất”, ông Lực đề xuất và chỉ ra: Như tỉnh Bắc Giang đặt tăng trưởng 14,5%/năm 2024 nhưng câu chuyện bền vững mới quan trọng. Chất lượng tăng trưởng thế nào, liên quan năng suất lao động, đóng góp của yếu tố khoa học kỹ thuật, cơ cấu kinh tế đã hợp lý chưa; hay cả vấn đề kinh tế số, kinh tế xanh, khu công nghiệp xanh - sinh thái.

Đưa ra lời khuyên đối với doanh nghiệp, ông Phan Đức Hiếu- Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, doanh nghiệp phải tăng khả năng chống chịu, nhanh chóng thích ứng với tình hình; nhanh nhạy cập nhật chính sách mới và chủ động tìm hiểu những tác động của cơ chế chính sách, đưa ra giải pháp phù hợp. Hiện nay, cơ hội thu hút đầu tư công nghiệp bán dẫn rất lớn, Bắc Giang có thể nghiên cứu, phát triển lĩnh vực này và chuẩn bị các điều kiện đi kèm, tạo đà cho phát triển. Bên cạnh đó, chính quyền cần xây dựng quy hoạch có tính tổng thể, việc lấy ý kiến phải bảo đảm thực chất, rộng rãi.

Ông Phan Đức Hiếu cũng cho rằng, năm 2024, Chính phủ đặt trọng tâm ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng thông qua chính sách tiền tệ; giữ ổn định vĩ mô là thứ 2, và tài khóa là thứ 3. Như vậy, chiến lược của doanh nghiệp cũng phải linh hoạt theo để đón đầu và phù hợp. Bản thân doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, xúc tiến đầu tư phải cùng ngồi lại để xem xét từ các chính sách hỗ trợ, tác động ra sao và làm thế nào để tận dụng hiệu quả.

Về phía Giám đốc Viện FNF Việt Nam - GS TS Andreas Stoffers đánh giá: "Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực mà Chính phủ Việt Nam thực hiện trong suốt thời gian qua về tài chính, hỗ trợ doanh nghiệp… Song vẫn cần tiếp tục tăng cường hơn nữa sự minh bạch trong thực thi pháp luật để giúp doanh nghiệp thuận lợi tiến về phía trước, đẩy nhanh và mạnh hơn quá trình tinh giản thủ tục hành chính”- GS TS Andreas Stoffers nói.

Duy Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bắc Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Theo kế hoạch, dự án đường 991B phải hoàn thành vào tháng 6/2024. Tuy nhiên, vì nhiều lí do, dự án này được gia hạn hoàn thành vào cuối tháng 9/2024.
Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Ngày 9/5, Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3 sẽ được tổ chức tại Hà Nội với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Phát huy mọi nguồn lực, sự chung tay góp sức của người dân, Mù Cang Chải đã phát triển mạnh mạng lưới giao thông, xây dựng nông thôn mới.
Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu tiếp xã giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Canada tại Việt Nam và đề nghị kết nối thu hút đầu tư doanh nghiệp Canada.
Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Vượt qua nhiều thách thức, ngành Công Thương Điện Biên đã tạo nhiều dấu ấn đột phá, đóng góp vào sự phát triển kinh tế Điện Biên sau những năm đổi mới.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Theo công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 thì tỉnh Bắc Giang xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất.
Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Để thúc đẩy và hồi phục hoạt động xuất khẩu, ngành Công Thương Bình Dương tiếp tục tập trung các giải pháp trọng tâm, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường.
Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

100% đại biểu đã biểu quyết thông qua 15 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX.
Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm là những giải pháp mà Bắc Kạn thực hiện để mở rộng thị trường cho hàng Việt, nông sản đặc trưng của tỉnh.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Các tiểu thương chợ truyền thống đang phải gồng mình để cạnh tranh với tình trạng chợ cóc, bán hàng rong chứ không phải các mô hình tiên tiến khác.
Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Tỉnh Thái Nguyên và các chủ thể sản phẩm OCOP chủ trương mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra ngoài tỉnh, xuất khẩu bằng nhiều hình thức.
Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tháng 4/2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Tuyên Quang đạt 1.918 tỷ đồng, bằng 8,1% so với kế hoạch năm, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Trong 4 tháng năm 2024, các ngành, lĩnh vực kinh tế của Đồng Tháp tiếp tục chuyển biến tích cực, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp, xuất khẩu đều tăng cao.
Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Tỉnh Bắc Giang phấn đấu năm 2024 chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất của cả nước. Đồng thời, chỉ số PAR Index nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành đứng đầu cả nước.
Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

4 tháng đầu năm 2024, các chỉ số phát triển kinh tế Thừa Thiên Huế đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc.
Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu thành lập thêm 2.000 doanh nghiệp mới để đạt mốc 20.000 doanh nghiệp.
TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

Trong 4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp Thành phố qua cảng TP. Hồ Chí Minh đạt 12,5 tỷ USD, tăng 69,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững

Hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững

Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tiền Giang: Xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá ấn tượng

Tiền Giang: Xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá ấn tượng

Trong 4 tháng đầu năm, hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế của Tiền Giang có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá.
Tiến độ xây dựng và giải ngân một số dự án trên địa bàn Hà Nội đến hết tháng 4/2024

Tiến độ xây dựng và giải ngân một số dự án trên địa bàn Hà Nội đến hết tháng 4/2024

Cục Thống kê Hà Nội vừa thông tin về tình hình xây dựng, tiến độ giải ngân vốn một số công trình, dự án trên địa bàn thành phố đến hết tháng 4/2024.
Điểm nhấn trong cách thức Phú Thọ thu hút vốn FDI

Điểm nhấn trong cách thức Phú Thọ thu hút vốn FDI

Để nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chính quyền tỉnh Phú Thọ đã triển khai có hiệu quả, đồng bộ nhiều giải pháp.
Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Nhiều hợp tác xã ở Thái Nguyên đã tiếp cận mô hình kiểu mới, linh hoạt, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thích ứng với nhu cầu thị trường.
Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Trong Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ, tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Công Thương.
Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Ngày 25/4/2024, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương làm việc với Sở Công Thương Vĩnh Phúc về việc chấp hành pháp luật về Sử dụng năng lượng Tiết kiệm và hiệu quả.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động