Kỳ vọng gì từ rà soát chính sách thương mại lần thứ 14 của Mỹ tại WTO?

Một trong những chức năng của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là giải quyết tranh chấp thương mại song phương và đa phương. Phiên rà soát chính sách thương mại lần thứ 14, được tổ chức ngày 17-19/12, tại WTO về các chính sách và thông lệ thương mại gần đây của Chính phủ Mỹ sẽ có tác động lớn đến thương mại tự do toàn cầu và các biện pháp thuế quan chung được thực hiện bởi mọi thành viên WTO.

Mặc dù Chính phủ Mỹ đã chặn yêu cầu đầu tiên của một số thành viên WTO, như Trung Quốc, EU và Canada, về việc Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO xác định liệu thuế quan của Mỹ đối với thép và nhôm có vi phạm các quy tắc thương mại tự do hay không, nhưng bản yêu cầu thứ hai hiện đã được phê duyệt và việc xem xét chắc chắn sẽ làm rõ tình trạng pháp lý của các biện pháp thuế quan của Mỹ.

Theo Điều I.1 của GATT được WTO thông qua, mỗi thành viên sẽ tuân thủ vô điều kiện về thuế và phí hải quan đối với tất cả hàng nhập khẩu. Quy tắc cơ bản này còn được gọi là đãi ngộ tối huệ quốc chung được đưa ra để thúc đẩy thương mại tự do giữa các quốc gia ký kết trong khuôn khổ của WTO. Nói một cách đơn giản, mỗi thành viên đơn phương thay đổi chính sách trong nước có thể ảnh hưởng đến thuế hải quan và thuế nhập khẩu vô điều kiện.

ky vong gi tu ra soat chinh sach thuong mai lan thu 14 cua my tai wto

Với việc Mỹ áp thuế đối với thép và nhôm, chính sách đơn phương của nước này đã vi phạm nguyên tắc thương mại tự do. Mặc dù tổng thống Mỹ Donald Trump bảo vệ chính sách thương mại của mình dưới danh nghĩa “thâm hụt thương mại và các chính sách thương mại không công bằng”, nhưng WTO và các nước thành viên khác không nên chấp nhận các biện pháp đơn phương bất hợp pháp của Mỹ.

Ngoài ra, Điều II.1 của GATT quy định rằng, tất cả các quốc gia thành viên phải tuân theo các cam kết nhượng bộ WTO, đó là một quy tắc chung thiết lập các nhượng bộ và cam kết thuế quan cụ thể cho các hàng hóa nói chung được nhập khẩu và xuất khẩu thường xuyên trên thị trường quốc tế.

Là một trong những thành tựu của đàm phán thương mại đa phương của WTO, quy tắc chung yêu cầu mọi quốc gia thành viên bảo đảm mức thuế quan của họ phù hợp với các cam kết đã ký kết với các quốc gia khác. Danh sách có thể thay đổi theo thời gian do sửa đổi, một thủ tục theo luật định yêu cầu kiểm tra chặt chẽ các công cụ pháp lý và đàm phán bình đẳng giữa các quốc gia liên quan. Do đó, không một biện pháp đơn phương nào về thuế quan của một quốc gia sẽ được WTO chấp nhận vì nó vi phạm thủ tục luật định. Vì thép và nhôm đều là hàng hóa nói chung, Chính phủ Mỹ nên bắt đầu thủ tục và đàm phán với các quốc gia khác trước thay vì thực hiện các biện pháp đơn phương. Trung Quốc, Canada, Mexico, Na Uy, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và EU đã gửi yêu cầu lần thứ hai tới Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO và Cơ quan giải quyết tranh chấp sau đó sẽ làm theo thủ tục để kiểm tra các biện pháp thuế quan của Hoa Kỳ.

Nói chung, việc xem xét của Cơ quan giải quyết tranh chấp có hai giai đoạn để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia có tranh chấp. Đầu tiên là giai đoạn tham vấn (tối đa 60 ngày), cho phép các bên tranh chấp tự giải quyết tranh chấp. Xem xét các tình huống hiện tại, không có khả năng Chính phủ Mỹ sẽ giải quyết tranh chấp với các quốc gia khác. Do đó, việc đánh giá rất có thể sẽ tiến hành đến giai đoạn thứ hai - đó là thành lập một hội đồng thường kéo dài trong 7 hoặc 8 tháng. Hội đồng này bao gồm các chuyên gia xem xét trường hợp cụ thể và đưa ra báo cáo cuối cùng cho Cơ quan giải quyết tranh chấp. Một báo cáo như vậy chỉ có thể bị từ chối với sự đồng thuận trong Cơ quan giải quyết tranh chấp, mà nhìn chung trên thực tế, không có khả năng xảy ra. Trong trường hợp đó, báo cáo cuối cùng trở thành một phán quyết ràng buộc. Các chuyên gia của hội đồng diễn giải nghiêm chỉnh các quy tắc và thủ tục của WTO, các quốc gia thành viên vi phạm các quy tắc hoặc thủ tục hiếm khi giành chiến thắng trong phán quyết của hội đồng. Do đó, Chính phủ Mỹ rất có thể bị phán quyết vì vi phạm quy định của WTO về các biện pháp thuế quan đơn phương.

Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ có thể chọn kháng cáo phán quyết của hội đồng. Điều này sẽ thêm 3 tháng nữa cho toàn bộ quá trình. Mặc dù vậy, kháng cáo chỉ xem xét các vấn đề pháp lý từ góc độ pháp luật, có nghĩa là không kiểm tra lại các bằng chứng hiện có hoặc xem xét các vấn đề mới. Nếu Chính phủ Mỹ bị thua trong phán quyết của hội đồng xét xử, kết quả kháng cáo rất có thể sẽ không thuận lợi cho nước này một lần nữa. Các quy tắc của WTO có thể bảo đảm rằng lợi ích của thương mại tự do được thực hiện, nhưng đòi hỏi tất cả các quốc gia thành viên phải tuân thủ các quy tắc. Chủ nghĩa đơn phương đi ngược lại xu hướng chung của thương mại toàn cầu, dẫn đến xói mòn lòng tin, xung đột và thậm chí là chiến tranh thương mại.

Việt Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tiết giảm chi phí, doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng lợi thế từ các thị trường gần

Tiết giảm chi phí, doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng lợi thế từ các thị trường gần

Với lợi thế về địa lý, các thị trường gần như Trung Quốc, ASEAN đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong chiến lược kinh doanh của mình để tiết giảm chi phí.
Doanh nghiệp Việt liên tiếp trúng các gói thầu gạo lớn

Doanh nghiệp Việt liên tiếp trúng các gói thầu gạo lớn

Việc liên tục trúng các gói thầu lớn cũng như tìm được đơn hàng xuất khẩu đi các thị trường khó tính đã giúp giá gạo Việt “nóng” trở lại.
Bộ Công Thương nâng cao năng lực điều tra vụ việc cạnh tranh

Bộ Công Thương nâng cao năng lực điều tra vụ việc cạnh tranh

Để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, Bộ Công Thương triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao năng lực điều tra cho cán bộ cơ quan cạnh tranh.
Longform | Phía sau hành trình đưa thương hiệu, hàng hóa Việt Nam sang Australia

Longform | Phía sau hành trình đưa thương hiệu, hàng hóa Việt Nam sang Australia

Việt Nam có nhiều nông sản khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, nhưng việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp tại Australia chưa được chú trọng.
Xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng

Xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng nông sản, công nghiệp chế biến chế tạo, nhiên liệu khoáng sản.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu hạt điều lấy lại đà tăng trưởng trong quý II/2024

Xuất khẩu hạt điều lấy lại đà tăng trưởng trong quý II/2024

Cục Xuất nhập khẩu kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu hạt điều năm 2024 sẽ lấy lại mốc kỷ lục của năm 2021 và hướng tới mức kỷ lục mới 3,8 tỷ USD.
Trợ lực cho doanh nghiệp, không chỉ từ công cụ giảm thuế VAT

Trợ lực cho doanh nghiệp, không chỉ từ công cụ giảm thuế VAT

Giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho doanh nghiệp là việc rất tốt, tuy nhiên, cần cân đối giữa việc hỗ trợ và đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.
Đầu tư sản phẩm chế biến, thủy sản Việt Nam nâng sức cạnh tranh

Đầu tư sản phẩm chế biến, thủy sản Việt Nam nâng sức cạnh tranh

Nhờ đầu tư sản phẩm chế biến sâu, thủy sản Việt Nam vẫn đứng vững, thậm chí chiếm thị phần lớn tại nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho vải thiều và các sản phẩm chủ lực tỉnh Bắc Giang

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho vải thiều và các sản phẩm chủ lực tỉnh Bắc Giang

Năm 2024, Bắc Giang tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều ở thị trường trong và ngoài nước gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực, đặc trưng.
Canada coi Việt Nam là

Canada coi Việt Nam là 'cửa ngõ đi vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương'

Theo Liên đoàn phòng thương mại Quebec luôn coi Việt Nam là cửa ngõ để vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương-một khu vực phát triển nhanh và đầy năng động.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể sẽ tăng từ quý II

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể sẽ tăng từ quý II

Giá xuất khẩu cà phê trong tháng 4/2024 đạt mức 3.791 USD/tấn, tăng 55,4% so với cùng kỳ. Dự báo, xuất khẩu cà phê trong những tháng còn lại của quý II sẽ tăng.
Tháng 4/2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ tăng cao nhất trong 4 năm trở lại đây

Tháng 4/2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ tăng cao nhất trong 4 năm trở lại đây

Xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ trong tháng 4/2024 đạt 7.514 tấn, đây cũng là tháng có lượng xuất khẩu hồ tiêu cao nhất tính từ tháng 6/2021 (8.078 tấn).
Lượng thịt heo nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong quý I/2024

Lượng thịt heo nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong quý I/2024

Quý I/2024, Trung Quốc nhập khẩu 253,13 nghìn tấn thịt heo, với trị giá 497,06 triệu USD, giảm 52,1% về lượng và giảm 62% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Đề nghị doanh nghiệp hợp tác vụ yêu cầu điều tra áp dụng chống bán phá giá thép mạ nhập khẩu

Đề nghị doanh nghiệp hợp tác vụ yêu cầu điều tra áp dụng chống bán phá giá thép mạ nhập khẩu

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Chợ truyền thống buôn bán ế ẩm vì bán hàng online phát triển

Chợ truyền thống buôn bán ế ẩm vì bán hàng online phát triển

Thói quen mua bán hàng trên mạng đã làm thay đổi bức tranh sôi động, nhộn nhịp thường thấy trước kia ở các khu chợ truyền thống.
Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục lao dốc, cà phê Arabica giảm về mức thấp nhất 1 tháng

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục lao dốc, cà phê Arabica giảm về mức thấp nhất 1 tháng

Giá cà phê tại thị trường trong nước tiếp tục giảm. Giá Robusta lao dốc 14,7% đứt chuỗi 9 tuần liên tiếp. Giá Arabica giảm 10,38%, về mức thấp nhất 1 tháng.
Ẩn số phiên livestream 100 tỷ đồng: Người trong nghề "bóc" tỷ lệ huỷ đơn

Ẩn số phiên livestream 100 tỷ đồng: Người trong nghề "bóc" tỷ lệ huỷ đơn

Phiên livestream của chủ kênh Quyền Leo Daily với tổng doanh thu đạt hơn 100 tỷ đồng chỉ 17 giờ tạo ra kỷ lục mới cho ngành thương mại điện tử.
Xuất khẩu tuần 29/4-5/5: 3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm-thủy sản tăng 71,5%

Xuất khẩu tuần 29/4-5/5: 3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm-thủy sản tăng 71,5%

3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm -thủy sản tăng 71,5%... là những tin nổi bật trong điểm tin xuất khẩu tuần 29/4-5/5.
Doanh nghiệp ngành sợi đã giảm dần thua lỗ

Doanh nghiệp ngành sợi đã giảm dần thua lỗ

Thị trường khởi sắc cùng sự linh hoạt trong thời điểm quyết định mua bán nguyên liệu bông giúp doanh nghiệp ngành sợi giảm lỗ.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Vì sao giá cà phê tiếp tục lao dốc?

Vì sao giá cà phê tiếp tục lao dốc?

Giá cà phê xuất khẩu kéo dài đà giảm mạnh trong tuần này và đạt mức thấp nhất trong 1 tháng. Giá cà phê trong nước rơi tự do trong nhiều phiên liên tiếp.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Cùng với hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả cao, sản xuất công nghiệp tại Lạng Sơn duy trì đà tăng trưởng do công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng mạnh.
Xuất khẩu thủy sản vẫn có cơ hội tăng trưởng

Xuất khẩu thủy sản vẫn có cơ hội tăng trưởng

Dù hiện nay các thị trường đều co lại do người tiêu dùng giảm bớt chi tiêu song thủy sản là hàng thực phẩm thiết yếu nên vẫn còn có cơ hội tăng trưởng.
Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Tình trạng nắng nóng, ngập mặn tại nhiều địa phương khiến nguồn cung trái cây suy giảm. Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu rau quả không dám nhận đơn hàng mới.
Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) bị yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động