Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

49 năm sau ngày thống nhất đất nước với hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đã “lột xác” theo hướng văn minh, hiện đại.
TP. Hồ Chí Minh: Sức mua sản phẩm giải nhiệt và sản phẩm OCOP tăng mạnh TP. Hồ Chí Minh rực rỡ cờ hoa chào mừng 48 năm ngày Giải phóng miền Nam TP. Hồ Chí Minh: Siêu thị tìm cách kích cầu sức mua

Những khó khăn ban đầu…

Theo tài liệu của TP. Hồ Chí Minh qua các thời kỳ ghi chép lại, những năm đầu sau giải phóng, Sài Gòn xưa đã trải qua những ngày tháng vô cùng khó khăn. Trong ký ức của nhiều người dân Sài Gòn sống từ sau giải phóng đến giờ, vẫn còn in đậm tình hình khó khăn ngày đó khi kinh tế sa sút, dự trữ nguyên liệu cạn kiệt, sản xuất - dịch vụ xuống dốc; giá thị trường tăng liên tục và người dân phải ăn độn bo bo, khoai, sắn… Để vượt qua thách thức, Đảng bộ thành phố lúc bấy giờ đã vận dụng, thực hiện sáng tạo đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng, bám sát thực tiễn, tìm tòi, sáng tạo, mạnh dạn thử nghiệm nhiều cơ chế, chính sách mới để thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường.

Nhờ kiên trì bám sát thực tiễn, năng động, dám làm, dám chịu trách nhiệm và được trung ương hỗ trợ, thành phố đã vượt qua giai đoạn đầy khó khăn, hình thành quan hệ sản xuất mới, ổn định và có những bứt phá thần tốc. Từ mức tăng trưởng 2,18%/ năm của giai đoạn 1976 - 1980, tốc độ tăng trưởng bình quân của TP. Hồ Chí Minh thời kỳ 1980 - 1985 đạt 8,17%/năm; thu ngân sách địa phương năm 1985 gấp 43 lần năm 1980.

Đặc biệt, theo giới chuyên gia kinh tế, trong giai đoạn 2008 - 2010, trong khi Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, lúc đó, TP. Hồ Chí Minh chính là “đầu tàu” kéo cả nước từng bước vượt qua khó khăn, duy trì lại tốc độ tăng trưởng kinh tế. Báo cáo chính trị của Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 cho thấy, giai đoạn 2016 - 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố tăng bình quân 6,41%; đóng góp 22,2% kinh tế của cả nước, thu ngân sách luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất cả nước; đồng thời là trung tâm công nghiệp - dịch vụ lớn nhất cả nước khi chiếm 15% công nghiệp và 33% dịch vụ cả nước.

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại
Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, văn minh. Ảnh: Ánh Dương

Nhận định về sự bứt phá thần tốc, sáng tạo của TP. Hồ Chí Minh kể từ sau giải phóng tới nay, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho biết, kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã có sự phát triển vượt bậc trong gần 50 năm qua. Từ diện tích, các công trình hạ tầng giao thông đều có sự phát triển, lãnh đạo thành phố qua các thời kỳ đã “dám nghĩ, dám làm”, dứt khoát với cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp để tiến hành đổi mới, đưa thành phố bước vào thời kỳ lịch sử mới. “So với những ngày đầu sau giải phóng, diện mạo TP. Hồ Chí Minh bây giờ ngày càng hiện đại, nhiều khu đô thị mới, trung tâm thương mại bán lẻ cũng mọc lên nhiều hơn. TP. Hồ Chí Minh là nơi tập trung thương mại lớn của cả nước. Ngành bán lẻ TP. Hồ Chí Minh đã có sự phát triển vượt trội trong cả nước. Từ các chợ truyền thống, siêu thị, trung tâm thương mại tại TP. Hồ Chí Minh đều có sự phát triển vượt bậc. Các chợ truyền thống đang có xu hướng chuyển dịch sang chợ hiện đại” - TS. Đinh Thế Hiển nhận xét.

Đến đầu tàu về kinh tế, thương mại

Đầu những năm 2000. TP. Hồ Chí Minh quyết định xây dựng 3 chợ đầu mối: Bình Điền, Hóc Môn và Thủ Đức để di dời 10 chợ đầu mối trong nội thành (đã xuống cấp nặng nề và nằm trong diện giải tỏa để xây dựng đại lộ Đông Tây). Đây được xem là quyết định đầy mạo hiểm và táo bạo. Tuy nhiên, với quyết tâm cao độ và sự chung sức, chung lòng với người dân, thể hiện qua hàng loạt cơ chế, chính sách tạo nền tảng cho thương nhân “bén rễ” ở các điểm kinh doanh mới, TP. Hồ Chí Minh đã hoàn thành việc di dời chợ, trở thành địa phương duy nhất của cả nước thành công trong việc xây dựng và khai thác hiệu quả các chợ đầu mối. Từ đó đến nay, thành phố tiếp tục di dời, giải tỏa hàng trăm chợ lòng lề đường, cải tạo và xây dựng các chợ theo hướng văn minh, hiện đại.

Cùng với đó, các siêu thị, trung tâm thương mại lần lượt ra đời, đánh dấu sự chuyển đổi mạnh mẽ của hệ thống các cửa hàng HTX thương mại sang mô hình siêu thị hiện đại và đa dạng hàng hóa. Đặc biệt, tháng 1/2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO đã thổi một luồng gió mới cho ngành thương mại thành phố cũng như nhiều lĩnh vực dịch vụ khác. Thực hiện các cam kết từ WTO, Việt Nam đã mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực phân phối. Từ đó, tạo động lực thúc đẩy nâng cao năng lực, kinh nghiệm tổ chức, quản lý của doanh nghiệp trong nước nói riêng và kênh phân phối hiện đại của thành phố nói chung.

Không chỉ phát triển thương mại nội địa, hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố cũng ngày một tăng lên. Nếu như năm 1990, kim ngạch xuất khẩu của thành phố chỉ đạt 850.000 USD, đến năm 1995 đạt gần 2,6 tỷ USD. Đặc biệt, năm 2022, lần đầu tiên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của TP. Hồ Chí Minh đạt trên 100 tỷ USD. Thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết quý 1/2024, kim ngạch xuất khẩu của TP. Hồ Chí Minh đạt 11,1 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương kim ngạch tăng thêm 1,7 tỷ USD) là địa phương dẫn đầu cả nước về xuất khẩu. Với kết quả này, TP. Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên của cả nước đạt kim ngạch xuất khẩu trên chục tỷ USD trong quý I. Hàng hóa của TP. Hồ Chí Minh đã vươn đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chất lượng hàng hóa đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhập khẩu của hầu hết các đối tác. Ngay cả trong bối cảnh kinh tế còn nhiều biến động, các doanh nghiệp đã tận dụng được nhiều tiềm năng xuất khẩu và chuyển hóa những tiềm năng ấy thành thu nhập cho dân cư và nền kinh tế.

Trong giai đoạn tới, để thành phố tiếp tục giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP. Hồ Chí Minh tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và toàn diện hơn nữa; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; huy động mọi nguồn lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phấn đấu xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại nghĩa tình; sớm trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của khu vực Đông Nam Á, xứng đáng là thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Cùng với sự nỗ lực của lãnh đạo và nhân dân thành phố, ngày 24/6/2023 Quốc hội đã chính thức ban hành Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh. Việc Nghị quyết 98 ra đời được nhiều người dân thành phố kỳ vọng có thể thúc đẩy TP. Hồ Chí Minh phát triển thành trung tâm bán buôn, trung tâm phân phối và tiêu thụ hàng hóa cả nước; trung tâm logistics của cả nước và là trung tâm trung chuyển hàng hóa, đầu mối xuất nhập khẩu của khu vực phía Nam.

Có thể nói, 49 năm một chặng đường chưa dài, vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục tìm tòi, giải quyết, đột phá, song TP. Hồ Chí Minh đã vững vàng phát huy lợi thế vốn có, khai thác tốt tiềm năng, phấn đấu xây dựng thành phố thành một trung tâm thương mại - dịch vụ lớn nhất nước.
Hà Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: trung tâm thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu đã công bố các địa điểm tổ chức bắn pháo hoa đón chào năm mới 2025 phục vụ người dân và du khách.
Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo ‘nóng’ về tinh gọn bộ máy

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo ‘nóng’ về tinh gọn bộ máy

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ yêu cầu các cán bộ không ngừng học hỏi và chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức cũng như quyết định của cấp có thẩm quyền.
Sở Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

Sở Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

Năm 2024, Sở Công Thương Thanh Hóa đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn.
Thương mại Sơn La tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Thương mại Sơn La tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Năm 2024, giá trị xuất khẩu hàng hóa, tiêu dùng nội địa của Sơn La tiếp tục tăng cao, qua đó đã tạo sức bật trong sản xuất và phát triển kinh tế của địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Đảm bảo an ninh trật tự, kinh doanh hàng hoá dịp cuối năm

Tuyên Quang: Đảm bảo an ninh trật tự, kinh doanh hàng hoá dịp cuối năm

Mới đây, Công an Tuyên Quang tổ chức Lễ ra quân thực hiện đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Công ty Thủy điện Sông Bung chúc mừng 80 năm ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Công ty Thủy điện Sông Bung chúc mừng 80 năm ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Công ty Thủy điện Sông Bung thăm và tặng quà nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Thanh Hóa: Kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ, 30 năm thành lập TP. Thanh Hóa

Thanh Hóa: Kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ, 30 năm thành lập TP. Thanh Hóa

TP. Thanh Hóa vừa tổ chức Lễ kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ, 30 năm thành lập TP. Thanh Hóa và công bố Nghị quyết về sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP. Thanh Hóa.
Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Cần Thơ: Giao 17 tỷ đồng đầu tư công trung hạn cho bệnh viện tim mạch

Cần Thơ: Giao 17 tỷ đồng đầu tư công trung hạn cho bệnh viện tim mạch

UBND TP. Cần Thơ giao 17 tỷ đồng cho Bệnh viện tim mạch TP. Cần Thơ nhằm nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Gia Lai tiếp nhận tài trợ 60 căn nhà tình thương trị giá hơn 4 tỷ đồng

Gia Lai tiếp nhận tài trợ 60 căn nhà tình thương trị giá hơn 4 tỷ đồng

Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam và Tổng Công ty hoá chất Việt Nam hỗ trợ kinh phí xây 60 nhà tình thương cho các gia đình chính sách, hộ nghèo tỉnh Gia Lai.
Sở Công Thương Thanh Hóa phối hợp triển khai có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững

Sở Công Thương Thanh Hóa phối hợp triển khai có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững

Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều nỗ lực thực hiện mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đời sống của người dân không ngừng được nâng lên
Cần Thơ: 5.000 hoa đăng thắp sáng tại ngày hội du lịch quận Ninh Kiều

Cần Thơ: 5.000 hoa đăng thắp sáng tại ngày hội du lịch quận Ninh Kiều

UBND quận Ninh Kiều (TP. Cần Thơ) cho biết, "Ngày hội du lịch - Đêm hoa đăng" Ninh Kiều lần thứ VII sẽ thả 5.000 hoa đăng với kích thước 40cm x 40cm.
Quảng Nam: Giao lưu

Quảng Nam: Giao lưu 'Vang mãi bản hùng ca quyết thắng'

Tỉnh Quảng Nam tổ chức chương trình 'Vang mãi bản hùng ca Quyết thắng' nhìn lại 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Thái Bình: Chỉ số DDCI năm 2024 tiếp tục được cải thiện so với năm 2023

Thái Bình: Chỉ số DDCI năm 2024 tiếp tục được cải thiện so với năm 2023

Mới đây, UBND tỉnh Thái Bình đã công bố kết quả khảo sát, đánh giá Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, huyện, thành phố tỉnh Thái Bình (DDCI) năm 2024.
Đà Nẵng: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất 700 triệu đồng

Đà Nẵng: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất 700 triệu đồng

Mức thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn TP. Đà Nẵng ghi nhận báo cáo đến nay là 700 triệu đồng của doanh nghiệp dân doanh.
Quảng Bình: Bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm

Quảng Bình: Bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm

UBND tỉnh Quảng Bình đã có văn bản yêu cầu các đơn vị triển khai giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán.
Ông Bùi Đức Hinh được giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình

Ông Bùi Đức Hinh được giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình

Sáng 17/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình tổ chức Hội nghị thực hiện quy trình về công tác cán bộ.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Thanh Hóa: Nhiều kết quả ấn tượng trong Chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao

Thanh Hóa: Nhiều kết quả ấn tượng trong Chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao

Với sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân, đến nay tỉnh Thanh Hóa đã có 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Bắc Ninh bảo đảm cung cấp hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Bắc Ninh bảo đảm cung cấp hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Công tác bình ổn thị trường cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025 của tỉnh Bắc Ninh gắn với thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Bắc Giang: Sớm đưa khu công nghiệp được đầu tư gần 3,8 nghìn tỷ đồng vào hoạt động

Bắc Giang: Sớm đưa khu công nghiệp được đầu tư gần 3,8 nghìn tỷ đồng vào hoạt động

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Yên, tỉnh Bắc Giang do Công ty Cổ phần Fecon Hòa Yên làm chủ đầu tư.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động