Canada coi Việt Nam là 'cửa ngõ đi vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương'

Theo Liên đoàn phòng thương mại Quebec luôn coi Việt Nam là cửa ngõ để vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương-một khu vực phát triển nhanh và đầy năng động.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư Việt Nam - Canada lên tầm cao mới Việt Nam - Canada trao đổi kinh nghiệm trong giảm phát thải khí nhà kính

Theo phóng viên TTXVN tại Canada, sau chuyến đi gặt hái thành công của phái đoàn thương mại Canada, do Bộ trưởng Thương mại quốc tế Mary Ng dẫn đầu, tới Việt Nam và Malaysia, Ottawa đang tích cực hướng tới khu vực này bằng những hoạt động để chuẩn bị cho các doanh nghiệp nước này có thể đầu tư, kinh doanh thành công ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Canada coi Việt Nam là 'cửa ngõ đi vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương'
Ảnh minh họa. (Ảnh: Hoàng Nhị/TTXVN)

Sự kiện “Cửa ngõ đi vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” mới đây được Phòng Thương mại Canada và Cơ quan phát triển xuất khẩu Canada phối hợp tổ chức, có vai trò như một diễn đàn nhằm giúp các doanh nghiệp Canada hiểu biết sâu hơn về triển vọng kinh doanh cũng như các giải pháp cần thiết để có thể đạt thành công tại khu vực đang được đánh giá là năng động và phát triển cực kỳ nhanh chóng.

Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được coi là một thị trường hấp dẫn bởi có tới 40 quốc gia, với hạ tầng phát triển, hoạt động kinh tế trị giá gần 50 tỷ USD và tầng lớp trung lưu đang có nhu cầu ngày càng tăng.

Trong khi đó, Canada có thể mạnh về nông sản thực phẩm, công nghệ sạch và sản xuất hiện đại có thể đáp ứng các yêu cầu của khu vực này.

Chia sẻ với phóng viên TTXVN, Phó Chủ tịch phụ trách chiến lược và hợp tác toàn cầu Catherine Fortin LeFaivre của Phòng Thương mại Canada cho biết khi đề cập tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là Ottawa muốn nói đến 40 quốc gia đã được chính phủ nước này xác định thông qua chiến lược đối với khu vực này.

Bà này đánh giá sự kiện “Cửa ngõ đi vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” tổ chức tại Montreal là dịp để các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những cơ hội tại khu vực này, thông qua chuyên gia từ các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu và những người từng có kinh nghiệm thực tiễn. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm định hướng nhằm cân nhắc việc mở rộng kinh doanh tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Canada hiện đẩy mạnh việc triển khai Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, theo đó, nước này đã đầu tư khoảng 2 tỷ USD tập trung vào lĩnh vực thương mại nhằm xây dựng thêm mối liên kết và củng cố sự hiện diện của Canada tại khu vực.

Trong chiến lược này, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được Canada coi là có vai trò trung tâm và hai bên đã có sự phát triển đáng kể trong mọi mặt của mối quan hệ.

Tháng 9/2023 các nhà lãnh đạo Canada và ASEAN, đại diện cho hơn 600 triệu người tiêu dùng, đã tuyên bố nâng cấp quan hệ lên tầm đối tác chiến lược. Điều này được coi là sẽ mang lại những cam kết và những khoản đầu tư mới mà Canada triển khai đối với khu vực.

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Quỹ châu Á-Thái Bình Dương Canada Jeff Nankivell nhận xét một trong những yếu tố của Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là tổ chức các chuyến đi thực tế cho phái đoàn thương mại Canada, nơi tập hợp cả đại diện chính phủ và doanh nghiệp. Gần đây phái đoàn thương mại Canada đã tới Malaysia, Việt Nam và dự kiến sẽ tới Indonesia cùng Philippines vào cuối năm nay.

Theo ông Jeff Nankivell, Canada cũng đang mở các văn phòng để triển khai nhiệm vụ như của Bộ Nông nghiệp tại Philippines, nơi đóng vai trò là trung tâm về các sản phẩm nông nghiệp và nông sản thực phẩm tại khu vực. Việt Nam cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động này vì đây là nơi có tiềm năng lớn nhất trong việc mở rộng các mối quan hệ.

Dựa trên văn phòng khu vực, hai bên sẽ triển khai được nhiều hơn các lĩnh vực hợp tác về thương mại đầu tư, đổi mới sáng tạo, công nghệ hiện đại, y tế và môi trường. Ngoài Philippines, Canada còn có Văn phòng thương mại Đông Nam Á tại Singapore, Văn phòng Đổi mới sáng tạo sắp mở tại Việt Nam, đồng thời đang triển khai đàm phán hiệp định thương mại tự do với Indonesia nói riêng và toàn thể ASEAN nói chung.

Theo Olivia Lee, Trưởng đại diện Đông Nam Á của Cơ quan phát triển xuất khẩu Canada, khu vực này đang mang lại tiềm năng to lớn cho các công ty Canada, đặc biệt trong 3 lĩnh vực tăng trưởng là cơ sở hạ tầng, nông sản thực phẩm và các lĩnh vực sản xuất tiến bộ.

Một trong những điều chính mà cơ quan này nhận thấy ở Việt Nam hiện nay là quá trình chuyển đổi năng lượng, gồm việc tăng cường phát triển năng lượng gió và năng lượng mặt trời.

Ông Nankivell cho biết hiện dư luận Canada có mức độ quan tâm rất cao đối với việc phát triển và mở rộng các mối quan hệ với Việt Nam. Các trường đại học và cao đẳng Canada đang tìm cách thu hút nhiều sinh viên đến từ Việt Nam, trong khi các doanh nghiệp Canada đang tìm cách đầu tư vào Việt Nam và cũng muốn thu hút đầu tư của Việt Nam trong một lĩnh vực mới nào đó.

Trong lĩnh vực nông nghiệp và nông sản thực phẩm, tiềm năng cũng đã được xác định cho các doanh nghiệp Canada và ngược lại. Với kinh nghiệm làm việc hơn 30 năm trong lĩnh vực quan hệ Canada-châu Á, ông cho rằng hai bên đang có những điều kiện tốt nhất trong mối quan hệ về mọi mặt.

Chủ tịch EDC cho hay Việt Nam sẽ mang lại cho các nhà xuất khẩu Canada lợi thế về địa lý để thâm nhập thị trường Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cũng như lợi thế cạnh tranh về chi phí kinh doanh.

Chia sẻ với phóng viên TTXVN, Giám đốc Liên đoàn phòng thương mại Quebec Florent Favrel chia sẻ “Cửa ngõ đi vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” là một sự kiện vô cùng hữu ích, quảng bá được rất nhiều thông tin về tiềm năng của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đặc biệt là Việt Nam.

Theo ông Florent Favrel, Quebec luôn coi Việt Nam là cửa ngõ để vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương - một khu vực phát triển nhanh và đầy năng động.

Với vai trò của mình, ông cho rằng Việt Nam là một trong những cánh cửa đầu tiên mà doanh nghiệp Quebec nên mở ra vì những tiềm năng to lớn mà nơi đây có thể mang lại cho họ./.

www.vietnamplus.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thị trường Canada

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ấn Độ điều tra chống trợ cấp với calcium carbonate filler masterbatch

Ấn Độ điều tra chống trợ cấp với calcium carbonate filler masterbatch

Ấn Độ điều tra chống trợ cấp đối với mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Loạt chỉ tiêu tăng trưởng 2 con số của ngành Công Thương

Loạt chỉ tiêu tăng trưởng 2 con số của ngành Công Thương

Năm 2024, hàng loạt các chỉ tiêu quan trọng về công nghiệp, thương mại đều đạt mức tăng trưởng 2 con số, đóng góp lớn vào thành tích chung của cả nước.
Tăng cường kỷ luật, kiên quyết chống thất thu thuế

Tăng cường kỷ luật, kiên quyết chống thất thu thuế

Tổng Cục Hải quan yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, thành phố tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp thu ngân sách nhà nước, kiên quyết chống thất thu thuế.
Ấn Độ điều tra chống bán phá giá sợi nylon filament yarn

Ấn Độ điều tra chống bán phá giá sợi nylon filament yarn

Ấn Độ điều tra chống bán phá giá đối với sợi nylon filament yarn có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.
Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển tăng trưởng 11,8%

Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển tăng trưởng 11,8%

11 tháng năm 2024, Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển ghi nhận mức tăng trưởng 11,8%, phản ánh sự phục hồi tích cực trong quan hệ thương mại giữa hai nước.

Tin cùng chuyên mục

Hoạt động xúc tiến thương mại năm 2024 với nhiều đột phá ấn tượng

Hoạt động xúc tiến thương mại năm 2024 với nhiều đột phá ấn tượng

Năm 2024, với nhiều giải pháp đổi mới, hoạt động xúc tiến thương mại đã đạt được nhiều kết quả tích cực, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.
Hội nghị Tổng kết công tác xúc tiến thương mại năm 2024

Hội nghị Tổng kết công tác xúc tiến thương mại năm 2024

Chiều 30/12, Cục Xúc tiến thương mại tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác xúc tiến thương mại năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025.
Ấn Độ điều tra tự vệ thép cán phẳng hợp kim

Ấn Độ điều tra tự vệ thép cán phẳng hợp kim

Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã ra thông báo khởi xướng điều tra tự vệ đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim hoặc không hợp kim.
Lạng Sơn: Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Lạng Sơn: Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tất cả các loại hình qua cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2024 ước đạt 66,4 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước.
Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024.
Miến dong Nhân Đức: Vị miền núi Phù Yên trên Sàn Việt

Miến dong Nhân Đức: Vị miền núi Phù Yên trên Sàn Việt

Bên cạnh việc tham gia chương trình OCOP, miến dong Nhân Đức còn lựa chọn Sàn Việt làm bệ phóng cho hành trình chinh phục thị trường trên cả nước.
Măng trúc muối ớt Háng Đồng: Vị Tây Bắc trên Sàn Việt

Măng trúc muối ớt Háng Đồng: Vị Tây Bắc trên Sàn Việt

Măng trúc muối ớt hợp tác xã Háng Đồng, đặc sản Tây Bắc, ghi dấu ấn mạnh mẽ trên Sàn Việt, nhanh chóng vươn xa toàn quốc với lượng đơn hàng vượt trội.
Phở sắn nguyên chất Caromi: Tinh hoa ẩm thực trên Sàn Việt

Phở sắn nguyên chất Caromi: Tinh hoa ẩm thực trên Sàn Việt

Phở sắn nguyên chất Caromi trên sàn thương mại điện tử Sàn Việt không chỉ giúp doanh nghiệp chủ động giải quyết bài toán đầu ra mà còn mở ra hướng đi mới.
Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Theo Cục Xuất nhập khẩu, số lượng C/O ưu đãi được cấp giai đoạn từ 2020 đến nay tăng trung bình khoảng 20% mỗi năm. Dự kiến, năm 2024 tăng 18% so với năm ngoái.
Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo các loại vaccine thú y, trong đó phải kể đến vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi.
Giá trị miến dong Kiên Sơn tăng cao nhờ kinh doanh trên Sàn Việt

Giá trị miến dong Kiên Sơn tăng cao nhờ kinh doanh trên Sàn Việt

Đưa nông sản tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử Sàn Việt không chỉ giúp nông dân chủ động giải quyết bài toán đầu ra mà còn mở ra một hướng đi mới, hiệu quả.
Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Nhiều nông dân ở Long An đã trở thành "doanh nhân nông nghiệp" nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thương mại điện tử.
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Bộ Công Thương ban hành quyết định rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng chỉ đạo, công tác phát triển thị trường châu Á-châu Phi cần tập trung vào những thị trường trọng tâm, trọng điểm, còn nhiều tiềm năng.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Chiều 27/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024.
Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Mật ong Cẩm Tú, An Giang đang được phân phối rộng rãi trên các sàn thương mại điện tử uy tín như Sàn Việt, mang đến cho người tiêu dùng sự tiện lợi và tin cậy.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Sáng 27/12, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu cần đưa ra cả mục tiêu và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu khác với nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.
Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt kỷ lục cả ở xuất khẩu nông sản và xuất siêu. Song những cảnh báo mới đây từ thị trường nhập khẩu là tin kém vui cho ngành này.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Mobile VerionPhiên bản di động