Thứ sáu 22/11/2024 00:12

Kỹ sư Phạm Xuân Huy: ‘‘Tôi luôn muốn góp sức để cải thiện điều kiện làm việc của người lao động’’

Hơn 20 năm gắn bó với “cái nôi” gang thép Thái Nguyên, kỹ sư Phạm Xuân Huy – Nhà máy cán thép Lưu Xá luôn nỗ lực để cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân.

Sản xuất, kinh doanh thép là một nghề nghiệp đặc thù vất vả và nặng nhọc. Người lao động trong các nhà máy cán thép luôn phải làm việc trong điều kiện nóng nực. Với các doanh nghiệp có công nghệ hiện đại, sức lao động được giảm bớt. Còn đối với các doanh nghiệp, nhà máy sở hữu công nghệ đã đi vào hoạt động nhiều năm, những khó khăn, vất vả như càng nhân lên gấp bội.

Kỹ sư Phạm Xuân Huy

Hơn 20 năm làm việc tại Nhà máy Cán thép Lưu Xá – Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên, hơn ai hết, kỹ sư Phạm Xuân Huy - Tổ trưởng Tổ Tiện trục cán, Phân xưởng cán, Nhà máy Cán thép Lưu Xá thấu hiểu nỗi vất vả của người lao động. Vì vậy, trong quá trình làm việc anh luôn mong muốn được góp sức cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, giảm sức lao động thủ công, nâng cao năng lực cơ khí hóa, tự động hóa trong lao động sản xuất.

Dây chuyền sản xuất càng cũ càng khó khăn, tâm tư người lao động càng muốn cải tiến để giảm thiểu sức lao động, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất sao cho hiệu quả, nâng cao năng suất. Vì vậy, lãnh đạo Nhà máy đặc biệt quan tâm, nhất là sáng kiến về môi trường. Mỗi phân xưởng đều có đội ngũ hỗ trợ, người lao động đề xuất ý tưởng, tổ hỗ trợ giúp viết đề xuất để sáng kiến được triển khai, phong trào thi đua nhờ thế được duy trì rất tốt trong suốt những năm qua. Đây là điều kiện tốt giúp chúng tôi nỗ lực tìm ra sáng kiến, mang lại hiệu quả công việc, cải thiện điều kiện làm việc của anh em” – kỹ sư Phạm Xuân Huy nói.

Từ những trăn trở đó, trong quá trình sản xuất, anh luôn tìm tòi các giải pháp để nâng cao hiệu quả công việc. Vừa làm vừa hiệu chỉnh công nghệ, từ thực tế công việc của mình, nhiều đề xuất, sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã được anh đề xuất với doanh nghiệp áp dụng để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu của anh đã ra đời và đưa vào áp dụng thực tế sản xuất, mang lại hiệu quả cao. Trong nhiều sáng kiến mà anh đề xuất, có những sáng kiến tập trung vào việc giảm thiểu sức lao động cho công nhân.

Điển hình như sáng kiến "Thiết kế, chế tạo cơ cấu gạt đầu mẩu phôi 50x50". Theo đó, xuất phát từ thực tế công nhân thao tác lái máy cắt 150T sau khi cắt loại bỏ những đoạn phôi 50x50 bị khuyết tật, đoạn cuối của phôi qua giá cán số 1 thì phải thao tác thủ công dùng tay cầm một cây thép dài làm móc để kéo đoạn phôi phế xuống thùng chứa đầu mẩu khá vật vả. Vì vậy, ý tưởng trong thiết kế anh đưa ra là phải áp dụng tự động hóa để công nhân thao tác máy cắt phôi 50x50 sẽ điều khiển khóa lái, lúc này cơ cấu gạt sẽ hoạt động thông qua hành trình của piston. Như thế không chỉ cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động mà còn nâng cao năng lực cơ khí hóa, tự động hóa trong lao động sản xuất.

Là tổ trưởng Tổ tiện trục cán, Phân xưởng cán, kỹ sư Phạm Xuân Huy không chỉ “dám nghĩ, dám làm”, mà còn luôn phối hợp cùng anh em công nhân lao động trong tổ khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tìm hiểu, nghiên cứu những bất hợp lý trong sản xuất, để quyết tâm đưa ra giải pháp hợp lý quá trình sản xuất.

Anh và đồng nghiệp của mình luôn nỗ lực làm tốt công tác đào tạo của tổ bằng nhiều hình thức, như: Phân công thợ có trình độ, tay nghề bậc cao hướng dẫn kèm cặp thợ bậc thấp, để không ảnh hưởng đến năng suất chất lượng sản phẩm; đề xuất với phòng chức năng mở lớp hướng dẫn vận hành máy phay rãnh vằn CNC, máy cắt dây molipdel và máy tiện CNC cho 18 công nhân trong nhà máy; kèm cặp tay nghề cho 12 công nhân được nâng bậc đúng thời hạn; kèm cặp 4 công nhân thi chọn lao động giỏi do công ty tổ chức hàng năm.

Với những nỗ lực không ngừng, kỹ sư Phạm Xuân Huy đã nhiều lần được Công ty Gang Thép Thái Nguyên, Công đoàn Công Thương và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tăng Bằng khen. Năm 2023, anh vinh dự được nhận Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV.

Nói về Phạm Xuân Huy, đồng nghiệp của anh ở Nhà máy Cán thép Lưu Xá luôn dành tặng sự trân trọng và trìu mến. Không chỉ là một kỹ sư giỏi nghề, nhiều cống hiến, mà nhiều sáng kiến của anh luôn hướng về người lao động, góp phần nâng cao hiệu suất, giảm sức lao động. Từ đó, người lao động bớt vất vả, thêm gắn bó hơn với doanh nghiệp.

Thanh Tâm - Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Người lao động

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực 'tiếp sức' cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế

Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

Trách nhiệm thi hành Thông tư quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu đầu mối quản lý về công nghiệp thực phẩm

Bộ Công Thương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Hải Dương

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Thủy điện Quảng Trị: Anh Nguyễn Trí Thức - Người lãnh đạo gương mẫu, tận tâm

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?