Kon Tum: Đồng bào dân tộc thoát nghèo nhờ sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh trở thành “chìa khoá” giúp đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum thoát nghèo bền vững, từng bước vươn lên làm giàu.
Cần sớm công nhận sâm Ngọc Linh là sản phẩm quốc gia, cây quốc kế dân sinh Kon Tum: Đề xuất thí điểm trồng Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng đặc dụng Sâm Ngọc Linh: Cây xoá đói giảm nghèo, mở ra hướng đi mới cho huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum

Nâng cao đời sống cho người đồng bào

Hiện, tỉnh Kon Tum có khoảng 1.750 ha sâm Ngọc Linh, trong đó, trồng mới 508 ha, chủ yếu của Công ty Cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum và Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Đăk Tô; diện tích dược liệu khác xấp xỉ 5.120 ha, đạt 109,8% kế hoạch (trong đó trồng mới gần 2.500 ha, đạt 122,8% kế hoạch).

Không chỉ trồng, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh, thời gian qua tỉnh Kon Tum cũng đã kêu gọi, vận động các doanh nghiệp trong tỉnh hỗ trợ giống sâm để giúp dân phát triển loại cây trồng này. Đây được xem là cách giúp dân thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Tại huyện Tu Mơ Rông, sâm Ngọc Linh được phân bổ nhiều nhất ở vùng núi đặc hữu này. Đây là một địa phương có số người dân trồng sâm Ngọc Linh nhiều nhất trong tỉnh. Ông Võ Trung Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, việc phát triển sâm Ngọc Linh trong thời gian qua đã tạo điều kiện nâng cao đời sống cho người đồng bào, đặc biệt là đồng bào Xơ-đăng trên địa bàn huyện.

Kon Tum: Đồng bào dân tộc thoát nghèo nhờ sâm Ngọc Linh

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông Lê Minh Hoan và lãnh đạo tỉnh Kon Tum thăm vườn Sâm tại huyện Tu Mơ Rông (Ảnh: kontum.gov)

“Thời gian qua, huyện đã kêu gọi và phát triển được hơn 1700 ha và quy hoạch hơn 30.000 ha phát triển vùng sâm Ngọc Linh. Đồng thời, huyện tiếp tục quảng bá xúc tiến đầu tư để đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, và kêu gọi ngừoi dân đảm bảo tốt vùng trồng và đẩy mạnh kêu gọi doanh nghiệp vào chế biến sâu để phát triển loài dược liệu này”, ông Mạnh cho hay.

Để đầu tư phát triển cây sâm trên địa bàn huyện, các địa phương đã có những chính sách giúp người dân mở rộng quy mô sản xuất theo mô hình hợp tác xã, đồng thời xúc tiến kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển loại dược liệu quý này.

Tại huyện Đăk Glei, những năm gần đây, việc phát triển sâm Ngọc Linh được người dân nhiệt tình hưởng ứng, góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống kinh tế cho người dân, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn. Đến nay, tổng diện tích sâm Ngọc Linh toàn huyện đạt 34,77 ha, tăng 29,47 ha so với năm 2020 (5,3 ha).

Kon Tum: Đồng bào dân tộc thoát nghèo nhờ sâm Ngọc Linh
Ông Thái Văn Tưởng - Bí thư Huyện ủy Đăk Glei (bên phải) tham quan mô hình trồng Sâm Ngọc Linh

Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành và địa phương, trên địa bàn huyện Đắk Glei đã hình thành được nhiều hợp tác xã hoạt động hiệu quả. Các hợp tác xã đã liên kết chặt chẽ với các thành viên, hộ gia đình để có nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và các hợp tác xã, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Bà Trịnh Thị Phượng – Giám đốc Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ Đăk Glei chia sẻ: “Khi có các hợp tác xã đã thuận lợi hơn cho việc trồng, bán, trao đổi các sản phẩm dược liệu, đặc biệt từ sâm Ngọc Linh. Bà con trồng ra có thể tiêu thụ dễ dàng hơn, giá cả cao hơn, nhờ thế nên đời sống bà con dần đỡ khó khăn hơn, việc gieo trồng cũng thuận tiện cho bà con”.

Tuy nhiên, hiện việc phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Đăk GLei chủ yếu là của các nhóm hộ gia đình tự đầu tư phát triển với diện tích manh mún. Bà Y Thanh - Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei cho hay, thời gian tới cần phải có nhiều cơ chế chính sách thu hút đầu tư gắn với sản xuất, chế biến sản phẩm sâm Ngọc Linh trên địa bàn nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị lớn. “Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, quảng bá cần phải đủ mạnh. Cần có những nhà đầu tư tâm huyết, đủ lực trong việc sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, về lâu dài phải có sự liên kết với người dân để tạo ra câu chuyện người dân và doanh nghiệp cùng nhau sản xuất, tạo nên nguồn nguyên liệu lớn, bền vững, hình thành nên các hợp tác xã, tổ hợp tác”, Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei nói.

Đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm quốc gia

Mới đây, Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng tới năm 2045 vừa được Chính phủ ban hành đã mở ra cơ chế, chính sách thuận lợi để phát triển cây sâm Ngọc Linh.

Theo chương trình, tỉnh Kon Tum sẽ tập trung vào 9 nhiệm vụ chính: Tăng cường công tác thông tin truyền thông; Bảo tồn gắn với phát triển vùng trồng sâm Ngọc Linh; Nghiên cứu khoa học và quản lý chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh; Thúc đẩy chế biến, các sản phẩm sâm Ngọc Linh bền vững theo chuỗi giá trị; Xây dựng phát triển thương hiệu, thị trường, xúc tiến thương mại; Tập trung nguồn lực đầu tư và xúc tiến đầu tư phát triển Sâm Ngọc Linh; Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng trồng Sâm Ngọc Linh gắn với phát triển hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi; Rà soát đất đai cho vùng chuyên canh cây sâm Ngọc Linh và Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc đầu tư phát triển, chế biến sâm Ngọc Linh.

Kon Tum: Đồng bào dân tộc thoát nghèo nhờ sâm Ngọc Linh
Gian trưng bày sâm Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum (Ảnh: kontum.gov)

Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông Võ Trung Mạnh cho biết, chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng tới năm 2045 sẽ tạo điều kiện rất tốt để phát triển sâm Ngọc Linh trở thành sản phẩm quốc gia và từng bước vươn ra thị trường thế giới. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở tạo nguồn lực để địa phương phát triển mạnh hơn vùng sâm Ngọc Linh ở trên địa bàn. Đặc biệt, chương trình sẽ tạo điều kiện để người dân tham gia và phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc tại địa bàn vùng trồng sâm.

“Huyện cũng đề nghị với tỉnh Kon Tum trên cơ sở quyết định 611 của Thủ tướng Chính phủ, sớm cụ thể hóa chương trình để tạo nguồn lực để người dân phát triển. Đồng thời, đề xuất các cơ quan bộ, ngành sớm đánh giá, công nhận sâm Ngọc Linh là sản phẩm quốc gia, cây quốc kế dân sinh. Đặc biệt, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc liên quan đến luật bảo vệ rừng, phát triển dược liệu dưới tán rừng cũng như phát triển du lịch dưới tán rừng”, ông Mạnh đề xuất.

Trong đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh Kon Tum đề ra mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 25.000 ha các loài cây dược liệu, trong đó, có 10.000 ha sâm Ngọc Linh (khoảng 100 triệu cây).

Đề án cũng nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh về dược liệu, sử dụng bền vững, có hiệu quả nguồn dược liệu tự nhiên hiện có. Đặc biệt, đề án nhằm phát triển vùng dược liệu tỉnh Kon Tum thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia và trở thành trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước vào năm 2025; phát triển sản phẩm đặc hữu sâm Ngọc Linh Kon Tum gắn với đẩy mạnh quảng bá và nâng tầm vị thế thương hiệu sản phẩm sâm Ngọc Linh Kon Tum K5 tại thị trường trong nước và quốc tế.

Kon Tum: Đồng bào dân tộc thoát nghèo nhờ sâm Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh được trưng bày tại Phiên chợ sâm Ngọc Linh

Để sâm Ngọc Linh tại Kon Tum phát triển bền vững, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Chính phủ cho tỉnh Kon Tum thực hiện thí điểm trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng đặc dụng kết hợp với bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý bảo vệ rừng bền vững tài nguyên rừng đặc dụng. “Đồng thời, sớm ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển dược liệu, nhất là cơ chế tiếp cận vốn vay ưu đãi để khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư mở rộng phát triển dược liệu nói chung và sâm Ngọc Linh nói riêng và sớm có chính sách thuê môi trường rừng phòng hộ, đặc dụng để phát triển cây sâm Ngọc Linh”, ông Nguyễn Văn Nam - Phó Chi cục trưởng Phụ trách Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum kiến nghị.

Với những tiềm năng và lợi thế về dược liệu, sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, sự vào cuộc của các nhà đầu tư, doanh nghiệp cộng với sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, hi vọng rằng trong thời gian tới tỉnh Kon Tum sẽ trở thành vùng dược liệu trọng điểm của quốc gia. Sâm Ngọc Linh nói riêng và dược liệu nói chung sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo cho bà con, đồng thời bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường sinh thái.

Chính vì sâm Ngọc Linh có giá trị cao nên thời gian gần đây, các tổ chức, cá nhân tìm đủ chiêu trò để trục lợi như: Gắn mác sâm Ngọc Linh cho các loại củ có vẻ ngoài giống sâm Ngọc Linh như tam thất, sâm Trung Quốc, sâm Lai Châu để bán cho khách với giá trên trời; làm khống bản xác nhận có liên kết trồng sâm với dân hay lợi dụng giấy xác nhận vùng trồng, liên kết để mang đi mua bán, kinh doanh… Để không gây ảnh hưởng, làm mất uy tín thương hiệu sâm Ngọc Linh, ông Võ Trung Mạnh – Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết trong thời gian đến, huyện sẽ tiếp tục phối hợp lập hồ sơ pháp lý vùng trồng sâm cho các hộ gia đình để quản lý. Song song với đó, huyện sẽ khuyến cáo trên các trang điện tử về việc người dân, doanh nghiệp khi mua bán sâm, cần lập vi bằng hoặc làm hợp đồng mua bán để nếu phát hiện sâm giả, sẽ có cơ sở để ngành chức năng nghiêm trị.
Hạ Vĩ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sâm Ngọc Linh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng, ổn định thị trường vàng

Thanh Hóa: Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng, ổn định thị trường vàng

Thời gian qua, thị trường vàng thế giới và trong nước có nhiều biến động, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã tăng quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Sơn La: Lượng khách lưu trú tăng cao

Sơn La: Lượng khách lưu trú tăng cao

Gần đến ngày Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) số lượng du khách lên Điện Biên lưu trú tại Sơn La tăng mạnh.
Yên Bái: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,25%

Yên Bái: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,25%

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2024 của Yên Bái ước đạt 1.986,5 tỷ đồng tăng 11,25% so cùng kỳ năm trước.
Bà Rịa – Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách trong 2 ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Bà Rịa – Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách trong 2 ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Trong 2 ngày 27 và 28/4, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách tham quan du lịch, giải trí, lưu trú. Riêng TP. Vũng Tàu đón khoảng 114.000 lượt.
Yên Bái: Giải ngân vốn đầu tư công tháng 4 tăng gần 8,6%

Yên Bái: Giải ngân vốn đầu tư công tháng 4 tăng gần 8,6%

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục

Khách du lịch tiếp tục đổ về TP. Vũng Tàu trong ngày nghỉ lễ thứ 2

Khách du lịch tiếp tục đổ về TP. Vũng Tàu trong ngày nghỉ lễ thứ 2

Giao thông thuận lợi, kỳ nghỉ kéo dài, hàng nghìn khách du lịch tiếp tục đổ về TP. Vũng Tàu để vui chơi, tắm biển.
Phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào lễ 30/4 và 1/5

Những ngày này, trên đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng kỷ niệm 47 năm ngày Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế lao động 1/5.
Tuyên Quang: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế

Tuyên Quang: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế

Hướng tới phát triển kinh tế bền vững, Tuyên Quang đặc biệt chú trọng công tác bảo vệ môi trường, kiên quyết không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế.
Thái Nguyên: Công đoàn ngành Công Thương tuyên dương 60 cá nhân tiêu biểu

Thái Nguyên: Công đoàn ngành Công Thương tuyên dương 60 cá nhân tiêu biểu

Trong Tháng Công nhân 2024, Công đoàn ngành Công Thương Thái Nguyên sẽ triển khai các hoạt động chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động hiệu quả, thiết thực.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Công Thương.
Quảng Nam: Khai trương Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang sau gần 7 năm thi công

Quảng Nam: Khai trương Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang sau gần 7 năm thi công

Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang chính thức khai trương sau gần 7 năm triển khai thi công, trong đó có 2 năm đưa vào khai thác vận hành chạy thử.
Công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận

Công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận

UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Vùng đất anh hùng “khoác áo mới”

Vùng đất anh hùng “khoác áo mới”

Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh - vùng đất anh hùng, kiên cường trong chiến tranh, giờ đây rực rỡ sức sống mới, đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới.
Thanh Hóa: Khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 “Sầm Sơn – Rực rỡ sắc màu”

Thanh Hóa: Khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 “Sầm Sơn – Rực rỡ sắc màu”

Hàng trăm ngàn người đã đến với Quảng trường biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa để xem khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 với chủ đề “Sầm Sơn – Rực rỡ sắc màu”.
Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận kỳ vọng các dự án Hydrogen không còn là câu chuyện trên giấy mà đi vào thực tế qua sự chung tay giữa cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp.
Số người tử vong do tai nạn tăng, Tuyên Quang đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa giao thông

Số người tử vong do tai nạn tăng, Tuyên Quang đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa giao thông

Ban ATGT Tuyên Quang đang tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trọng tâm tuyên truyền trên sóng phát thanh, truyền hình.
200 đại biểu dự hội thảo năng lượng xanh tại Ninh Thuận

200 đại biểu dự hội thảo năng lượng xanh tại Ninh Thuận

Chiều 27/4, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thảo “Năng lượng xanh, Hydro xanh và Khu công nghiệp trung hòa carbon”.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân vụ lật thuyền

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân vụ lật thuyền

Ngay sau khi kết thúc công tác tìm kiếm cứu nạn, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã tới thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân trong vụ lật thuyền trên sông Chanh.
Bài 3: Nỗ lực của chính quyền địa phương khắc phục ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chế tác đá

Bài 3: Nỗ lực của chính quyền địa phương khắc phục ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chế tác đá

Giải quyết thực trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chế tác đá là vấn đề nan giải nhưng các cấp chính quyền ở Thanh Hóa đang có nhiều nỗ lực khắc phục.
Du lịch Khánh Hoà chịu áp lực vì giá vé máy bay cao

Du lịch Khánh Hoà chịu áp lực vì giá vé máy bay cao

Giá vé máy bay nội địa cao ''chót vót'' khiến Nha Trang - Khánh Hoà mất lượng lớn khách phía Bắc, đặt kỳ vọng vào nhóm khách phía Nam.
Cháy rừng ở Hà Giang: Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tham gia dập lửa

Cháy rừng ở Hà Giang: Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tham gia dập lửa

Hiện đám cháy đang khống chế tuy nhiên hàng trăm cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang vẫn đang căng mình để cứu rừng.
Bạc Liêu: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp Lễ 30/4-1/5

Bạc Liêu: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp Lễ 30/4-1/5

Công an tỉnh Bạc Liêu triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trước, trong và sau dịp Lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Bài 2: Nan giải

Bài 2: Nan giải ''bài toán'' môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ ở Thanh Hóa

Để giải quyết ô nhiễm môi trường, các cơ sở chế tác đá mỹ nghệ phải di chuyển về các cụm công nghiệp nhưng đến nay, các cụm công nghiệp đều chậm tiến độ.
PC Quảng Nam đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng để đảm bảo cấp điện mùa nắng nóng 2024

PC Quảng Nam đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng để đảm bảo cấp điện mùa nắng nóng 2024

PC Quảng Nam đề ra mục tiêu đảm bảo cấp điện an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống người dân, đặc biệt là cấp điện mùa nắng nóng.
Bài 1: Thực trạng các làng nghề chế tác đá mỹ nghệ gây ô nhiễm môi trường

Bài 1: Thực trạng các làng nghề chế tác đá mỹ nghệ gây ô nhiễm môi trường

Nhiều làng nghề chế tác đá mỹ nghệ ở tỉnh Thanh Hóa phát triển tự phát, thiếu quy hoạch đồng bộ, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động