Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông Võ Trung Mạnh:

Cần sớm công nhận sâm Ngọc Linh là sản phẩm quốc gia, cây quốc kế dân sinh

Đó là đề xuất của ông Võ Trung Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông đến các cơ quan bộ, ngành để sâm Ngọc Linh phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
Kon Tum: Đề xuất thí điểm trồng Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng đặc dụng Sâm Ngọc Linh: Cây xoá đói giảm nghèo, mở ra hướng đi mới cho huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum

Huyện Tu Mơ Rông được biết đến là vùng đất sâm Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum. Hiện huyện đã và đang từng bước xây dựng kế hoạch phát triển các sản phẩm sâm Ngọc Linh trở thành sản phẩm quốc gia, thương mại hoá sản phẩm và đưa thương hiệu sâm Ngọc Linh Kon Tum ra thị trường trong nước và quốc tế.

Để hiểu rõ hơn vấn đề này, báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Võ Trung Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

Xin ông cho biết thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã có những chương trình, hoạt động nào nhằm bảo tồn, quảng bá, phát triển thương hiệu Sâm Ngọc Linh trên địa bàn?

Cần sớm công nhận sâm Ngọc Linh là sản phẩm quốc gia, cây quốc kế dân sinh
Ông Võ Trung Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông

Thời gian qua, huyện đã tập trung chỉ đạo các phòng ban chức năng và UBND các xã tăng cường vận động, tuyên truyền cho người dân giữ gìn nguồn gen gốc của sâm Ngọc Linh thông qua việc không mua bán, trao đổi những cây sâm không rõ nguồn gốc, sâm ngoại lai tràn vào thị trường.

Thứ hai, huyện đã phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường tổ chức kiểm tra đối với các hộ trồng sâm, mua bán sâm và định kỳ nhắc nhở bà con không tiêu thụ, mua bán sâm giả trên thị trường.

Thứ ba, huyện đã tổ chức các đoàn đi kiểm tra tại các vườn sâm và lấy mẫu xác suất để kiểm định xem các cái vườn sâm này có đảm bảo chất lượng không.

Thứ tư, huyện Tu Mơ Rông đã tổ chức các phiên chợ sâm Ngọc Linh nhằm đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá các sản phẩm đặc hữu và thông qua hội chợ đã tạo được tiếng vang về phát triển dược liệu nói chung và sâm Ngọc Linh nói riêng trên địa bàn.

Địa phương đã có những định hướng gì để sâm Ngọc Linh phát triển bền vững trong thời gian tới, thưa ông?

Hiện nay, huyện Tu Mơ Rông đã có nghị quyết và kế hoạch phát triển cây sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu trên địa bàn gắn với du lịch và xác định đây là hướng đi đột phá để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện, huyện đã làm việc với các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn, đồng thời xúc tiến kêu gọi các đơn vị doanh nghiệp tăng cường đầu tư phát triển cây sâm trên địa bàn huyện. Trong thời gian qua, huyện đã kêu gọi và phát triển được hơn 1.700 ha và đã quy hoạch hơn 30.000 ha để phát triển vùng Sâm Ngọc Linh.

Hiện nay, mô hình liên kết tốt nhất đó là Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum, ngoài ra các đơn vị khác đã tổ chức liên kết với người dân hình thành các tổ hợp tác để phát triển cây sâm Ngọc Linh.

Cần sớm công nhận sâm Ngọc Linh là sản phẩm quốc gia, cây quốc kế dân sinh
Huyện Tu Mơ Rông đã quy hoạch hơn 30.000 ha để phát triển vùng sâm Ngọc Linh

Để sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện phát triển bền vững, huyện sẽ tiếp tục tổ chức các hội chợ, hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư để đẩy mạnh tuyên truyền về dược liệu quý trên địa bàn. Đồng thời, tiến hành vận động người dân quản lý tốt vùng trồng của mình, xây dựng hồ sơ pháp lý để thuận tiện hơn trong việc quản lý. Hơn nữa, huyện sẽ tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền và vận động các doanh nghiệp vào đầu tư để chế biến sâu các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh để người dân được hưởng thụ các sản phẩm tốt từ loại cây này.

Mới đây, Chính phủ ký thông qua “Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng tới năm 2045”, điều này sẽ tác động như thế nào trong việc phát triển sâm Ngọc Linh tại huyện Tu Mơ Rông?

Đối với huyện Tu Mơ Rông, Quyết định 611 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng tới năm 2045 sẽ tạo điều kiện rất tốt để phát triển sâm Ngọc Linh trở thành sản phẩm quốc gia và từng bước vươn ra thị trường thế giới. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở tạo nguồn lực để địa phương phát triển mạnh hơn vùng sâm Ngọc Linh ở trên địa bàn. Đặc biệt, chương trình sẽ tạo điều kiện để người dân tham gia và phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc tại địa bàn vùng trồng sâm.

Việc phát triển sâm Ngọc Linh tại địa phương đang gặp những khó khăn, vướng mắc gì? Ông có những đề xuất đến các cấp, ban ngành để sâm Ngọc Linh phát triển hơn nữa trong thời gian tới?

Việc phát triển cây sâm Ngọc Linh tại địa phương vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc nhất định. Hiện nguồn giống và giá cây giống đang ở mức cao, để người dân phát triển được thì nhà nước cần hỗ trợ nhiều hơn nữa về nguồn lực, các nguồn vốn vay ưu đãi để người dân tham gia trồng phát triển cây sâm Ngọc Linh.

Cần sớm công nhận sâm Ngọc Linh là sản phẩm quốc gia, cây quốc kế dân sinh
Khách tham quan và mua sắm tại phiên chợ Sâm Ngọc Linh

Hơn nữa, các cấp, ngành cần tăng cường trong công tác chỉ đạo để xử lý nghiêm việc mua bán sâm giả tràn lan trên thị trường, gây ảnh hưởng, làm mất uy tín thương hiệu sâm Ngọc Linh. Để làm được việc này buộc phải có sự vào cuộc các nhiều cấp ngành bởi việc buôn bán trên không gian mạng rất khó để quản lý. Ngoài ra, huyện cũng đề nghị với tỉnh Kon Tum trên cơ sở quyết định 611 của Thủ tướng Chính phủ, sớm cụ thể hóa chương trình để tạo nguồn lực để người dân phát triển.

Huyện cũng đề xuất các cơ quan bộ, ngành sớm đánh giá, công nhận sâm Ngọc Linh là sản phẩm quốc gia, cây quốc kế dân sinh. Đặc biệt, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc liên quan đến luật bảo vệ rừng, phát triển dược liệu dưới tán rừng cũng như phát triển du lịch dưới tán rừng.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Thực hiện: Xuân Hoài - Hạ Vĩ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sâm Ngọc Linh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam gửi thư động viên doanh nghiệp

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam gửi thư động viên doanh nghiệp

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Nam Phan Thái Bình có thư động viên doanh nghiệp tỉnh trước việc Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.
Chủ tịch tỉnh Hòa Bình đối thoại với thanh niên

Chủ tịch tỉnh Hòa Bình đối thoại với thanh niên

Thanh niên tỉnh Hòa Bình đối thoại với Chủ tịch tỉnh UBND tỉnh Bùi Đức Hinh về chuyển đổi số, khởi nghiệp, phát triển văn hóa và đổi mới sáng tạo.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Qúy I, thu hút FDI đạt gần 1 tỷ USD

Bà Rịa - Vũng Tàu: Qúy I, thu hút FDI đạt gần 1 tỷ USD

Quý I/2025, thu hút đầu tư trong và ngoài nước của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được đẩy mạnh, với tổng vốn khoảng 994,73 triệu USD và gần 28.332,2 tỷ đồng.
Kiên Giang và An Giang từng sáp nhập rồi chia tách thế nào?

Kiên Giang và An Giang từng sáp nhập rồi chia tách thế nào?

Trong lịch sử, tỉnh Long Châu Hà khi xưa từng được sáp nhập bởi một phần diện tích của tỉnh Kiên Giang, An Giang và TP. Cần Thơ ngày nay.
Dự án giao thông liên kết vùng miền Trung: Khó do đâu?

Dự án giao thông liên kết vùng miền Trung: Khó do đâu?

Việc chậm bàn giao mặt bằng đã khiến cho việc thi công tuyến đường giao thông Dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam gặp nhiều khó khăn.

Tin cùng chuyên mục

Sản xuất công nghiệp Đắk Nông quý 1/2025 tiếp tục tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp Đắk Nông quý 1/2025 tiếp tục tăng trưởng

Quý 1/2025, ngành công nghiệp tỉnh Đắk Nông tiếp tục ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, bất chấp những thách thức từ thị trường và chi phí sản xuất.
Chuyển đổi xanh - xu thế tất yếu tại Bắc Trung Bộ

Chuyển đổi xanh - xu thế tất yếu tại Bắc Trung Bộ

Chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu không chỉ tại Bắc Trung Bộ, khi thế giới đang đối mặt với những thách thức to lớn từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường.
Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Lâm Đồng

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Lâm Đồng

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Lâm Đồng đánh dấu bước ngoặt quan trọng của tỉnh nhà và hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
Thanh Hóa kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng

Thanh Hóa kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng

Chiến thắng Hàm Rồng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đóng góp to lớn vào Ðại thắng mùa Xuân, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
​Lịch cúp điện Tiền Giang ngày 4/4/2025

​Lịch cúp điện Tiền Giang ngày 4/4/2025

Lịch cúp điện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ngày mai (4/4/2025), thông tin từ Công ty Điện lực Tiền Giang.
Kinh tế Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông trước sáp nhập tỉnh

Kinh tế Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông trước sáp nhập tỉnh

Bình Thuận là tỉnh trội hơn về quy mô kinh tế so với 2 địa phương còn lại. Tuy nhiên, nếu sáp nhập 3 tỉnh này với nhau sẽ có nhiều dư địa để phát triển.
Hải Dương sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ cán bộ khi sáp nhập

Hải Dương sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ cán bộ khi sáp nhập

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương sẽ phối hợp với lãnh đạo địa phương sáp nhập chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh khi sáp nhập.
Tân Cảng Hiệp Phước nỗ lực thành điểm sáng logistics phía Nam

Tân Cảng Hiệp Phước nỗ lực thành điểm sáng logistics phía Nam

Trong 15 năm hình thành và phát triển, Tân Cảng Hiệp Phước đang nỗ lực từng ngày để trở thành điểm sáng trong hoạt động logistics khu vực phía Nam.
Phát động giải báo chí "Hải Phòng - thành phố thân thiện"

Phát động giải báo chí "Hải Phòng - thành phố thân thiện"

Chiều 3/4, TP. Hải Phòng tổ chức lễ phát động giải báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ 7 năm 2025, với chủ đề “Hải Phòng - thành phố thân thiện”.
Đồng Nai và Bình Phước từng sáp nhập, chia tách thế nào?

Đồng Nai và Bình Phước từng sáp nhập, chia tách thế nào?

Có những thời điểm Đồng Nai và Bình Phước đều thuộc trấn Biên Hòa. Sau nhiều lần chia tách, sáp nhập, 2 địa phương này đã khẳng định sức vóc trong khu vực.
Phú Thọ: Dâng hương tưởng nhớ công lao Đức Quốc Tổ

Phú Thọ: Dâng hương tưởng nhớ công lao Đức Quốc Tổ

Sáng 3/4, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ long trọng tổ chức lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ.
Quân và dân Quân khu 4: Những trang vàng chói lọi

Quân và dân Quân khu 4: Những trang vàng chói lọi

Bộ tư lệnh Quân khu 4 vừa phối hợp với Báo Quân đội nhân dân tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề 'Quân khu 4 - Tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc'.
Đà Nẵng: Nhiều người đăng ký hiến mô, tạng, hiến máu tình nguyện

Đà Nẵng: Nhiều người đăng ký hiến mô, tạng, hiến máu tình nguyện

Lễ meeting hưởng ứng "Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện", nhân dịp kỷ niệm 25 năm phong trào hiến máu tình nguyện đã có nhiều người đăng ký hiến mô, tạng.
TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 4: Tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình

TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 4: Tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình

Với vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ, TP. Hồ Chí Minh đang tiên phong đi đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Hải Phòng: Tập huấn ứng dụng AI trong hoạt động báo chí

Hải Phòng: Tập huấn ứng dụng AI trong hoạt động báo chí

Hơn 100 hội viên, phóng viên, biên tập viên từ các cơ quan báo chí trên địa bàn TP. Hải Phòng tham gia lớp tập huấn ứng dụng AI trong hoạt động báo chí.
Hơn 250 gian hàng tại Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Hơn 250 gian hàng tại Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Tối 2/4, Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ năm 2025 với hơn 250 gian hàng được quảng bá, giới thiệu.
Thái Nguyên: Người dân

Thái Nguyên: Người dân 'cầu cứu' nâng cấp Quốc lộ 37

Quốc lộ 37 đoạn Km96 đến Km100+875 đã quá tải, xuống cấp, không còn phù hợp với nhịp phát triển kinh tế - xã hội hiện tại của Thái Nguyên.
Bình Thuận: Bảo đảm hạ tầng khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Bình Thuận: Bảo đảm hạ tầng khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Tỉnh Bình Thuận đang triển khai nhiều biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng, tạo mặt bằng sạch để thu hút các nhà đầu tư.
Đường vào khu kinh tế lớn nhất Hà Tĩnh

Đường vào khu kinh tế lớn nhất Hà Tĩnh 'nát như tương'

Hàng nghìn lượt xe tải hạng nặng lưu thông mỗi ngày khiến các con đường 'huyết mạch' vào Khu kinh tế Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh) xuống cấp trầm trọng.
Quảng Bình: Quyết liệt gỡ vướng dự án cầu vượt Đồng Hới

Quảng Bình: Quyết liệt gỡ vướng dự án cầu vượt Đồng Hới

Dự án cầu vượt đường sắt Đồng Hới chậm tiến độ do vướng mắc giải phóng mặt bằng. Tỉnh Quảng Bình đang nỗ lực tháo gỡ để sớm hoàn thành công trình.
Mobile VerionPhiên bản di động