Thứ bảy 03/05/2025 19:24

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Kinh tế tư nhân được xác lập là chiến lược phát triển, mang giá trị nhân văn bao trùm xã hội, trở thành động lực trỗi dậy khi các khu vực khác đang chững lại.

Trong bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân- Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, Tổng Bí thư nêu rõ, cần xác định phát triển kinh tế tư nhân là chiến lược, cho thấy kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả.

Chuyên gia kinh tế, PGS. TS Nguyễn Thường Lạng, giảng viên cao cấp Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân chia sẻ góc nhìn về phát triển kinh tế tư nhân trong bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

-Thưa ông, trong bài viết, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, cần quán triệt lại định hướng quan điểm và nhận thức về vai trò của kinh tế tư nhân như là động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước. Ông suy nghĩ gì về vấn đề này?

PGS. TS Nguyễn Thường Lạng: Tôi cho rằng đây là kết luận được cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng, được suy nghĩ sâu sắc qua các giai đoạn của lịch sử cũng như chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt trong gần 40 năm đổi mới và hội nhập chủ động, tích cực.

Sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế cho thấy kinh tế tư nhân, mặc dù không đóng vai trò chủ đạo như kinh tế nhà nước (theo Hiến pháp 2013) nhưng thực chất là lâu dài, là thành phần kinh tế đóng vai trò bao trùm xã hội sâu sắc.

Đây là thành phần “cưu mang” những thành viên xã hội có nguy cơ bị bỏ lại phía sau khi thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không còn sử dụng số lao động này hay những người thất nghiệp, không có việc làm chính thức đều được thành phần kinh tế tư nhân tiếp nhận vô điều kiện.

Điều này cho thấy kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả, bao dung, rộng lượng hay mang bản chất bao trùm xã hội. Bài viết nói đến động lực rất mạnh và sức trỗi dậy của kinh tế tư nhân khi các thành phần khác đang bộc lộ những điểm hạn chế.

Phát triển kinh tế tư nhân là chiến lược, chính sách lâu dài của quốc gia. Ảnh minh họa.

Trong khi kinh tế nhà nước chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực mang tính độc quyền tự nhiên, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thường dịch chuyển theo làn sóng đầu tư thì kinh tế tư nhân ở cùng với nhân dân thuộc mọi dân tộc, lứa tuổi, nghề nghiệp.

Thực tế cho thấy cần “làm lành” với kinh tế tư nhân được đối xử chưa thỏa đáng mặc dù đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP và tạo việc làm và cũng để “chữa lành” cho lối tư duy mang tính định kiến với kinh tế tư nhân trong quá khứ và cũng để đặt đúng vị trí, tiềm lực và tiềm năng phát triển có khả năng bùng nổ không giới hạn trong tương lai.

Có thể nói đây là sự thay đổi cơ bản, đưa kinh tế tư nhân từ chỗ bị gạt khỏi nền kinh tế thời kế hoạch hoá sang có vị trí, vai trò và động lực xứng đáng với kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam.

Nhìn sang kinh nghiệm các bước nước trong giai đoạn cất cánh đều cần có những tập đoàn kinh tế tư nhân hùng mạnh, nắm vững công nghệ tiên tiến, hun đúc được truyền thống, sức mạnh dân tộc, khai thác nguồn lực quốc tế linh hoạt, sáng tạo, nhạy bén với cơ hội và luôn tuân thủ, tôn trọng quy luật lợi ích thị trường.

Cần hoàn thiện thể chế phát triển theo hướng bình đẳng thực sự

- Để kinh tế tư nhân đảm đương được vai trò như Tổng Bí thư chỉ ra trong bài viết, theo ông cần chú ý những yếu tố nào?

PGS. TS Nguyễn Thường Lạng: Để kinh tế tư nhân đóng vai trò động lực phát triển quan trọng nhất cần có lực lượng đông đảo nhất và chất lượng tốt nhất, kết nối, hội tụ tinh hoa và lan toả tài năng đất nước, biết đứng trên vai người khổng lồ, nhất là người khổng lồ toàn cầu để tạo bệ phóng phát triển, tạo xu hướng phát triển cho nền kinh tế đất nước giai đoạn mới, đổi mới sáng tạo không ngừng và nhanh chóng làm chủ những đỉnh cao của công nghệ.

Chuyên gia kinh tế, PGS. TS Nguyễn Thường Lạng

Để đạt mục tiêu đặt ra, cần có giải pháp đồng bộ, thực chất và lâu dài, trước hết cần hoàn thiện thể chế phát triển theo hướng bình đẳng thực sự giữa các thành phần kinh tế nhất là tiếp cận nguồn lực đất đai, vốn, cơ hội, quyền và nghĩa vụ.

Việc rà soát lại các chính sách cần theo nguyên tắc không phân biệt đối đối xử. Những chính sách ưu đãi lớn nhất cho kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì kinh tế tư nhân cũng mặc định được thụ hưởng như miễn, giảm thuế, tiếp cận dự án và các đơn đặt hàng...

Đồng thời, cần có ưu đãi bổ sung thỏa đáng cho kinh tế tư nhân dựa trên đóng góp vào tổng thể kinh tế trong những lĩnh vực đóng vai trò “chữa lành” những điểm thiếu hiệu năng hay kém hiệu quả của kinh tế nhà nước.

Có cơ chế hỗ trợ khi kinh tế tư nhân gặp rủi ro và có chiến lược phát triển cả chiều rộng và sâu như tăng số lượng doanh nghiệp tư nhân, thúc đẩy khởi nghiệp và chuyển một bộ phận kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể không hiệu quả sang kinh tế tư nhân. Khuyến khích kinh tế tư nhân đầu tư ra nước ngoài và kết nối mạng lưới hỗ trợ phát triển lẫn nhau.

Đối với ngành Công Thương đây là ngành đặc biệt quan trọng, cần có cơ chế hỗ trợ kinh tế tư nhân bằng nghị quyết hoặc văn bản cụ thể về hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp.

Xin cảm ơn ông!

Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII), Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong mô hình tăng trưởng mới, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia làm động lực chủ yếu, kinh tế tư nhân (gồm cả khu vực tư nhân trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài) là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia.
Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Tin cùng chuyên mục

Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp ‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Những khu đô thị bỏ hoang và câu hỏi về thuế bất động sản

Từ ánh mắt học trò đến nhịp bước công nhân: Tự hào hai tiếng Việt Nam!

Hãy yêu nước bằng những việc làm nhỏ nhất như đừng xả rác khi dự đại lễ

Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử

Từ tầm nhìn của Tổng Bí thư: Việt Nam - một dân tộc, một tương lai

Người dùng gặp hoạ vì hàng giả 'núp bóng' thương hiệu ngoại

Trục lợi trên sức khỏe cộng đồng: Xử lý nghiêm, không khoan nhượng!

Cần hiểu đúng về 'chứng nhận FDA', tránh lợi dụng quảng cáo sai

Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc 'số hóa' tên phường, xã sau sáp nhập

Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?

Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch xuất khẩu

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Giữa ngày hội non sông, nghệ sĩ đừng buông lời vô cảm

Sữa giả tung hoành nhờ ‘chợ trời quảng cáo’ mạng xã hội

Muốn làm nghề giữ trẻ, trước tiên cần phải giữ mình

Mai Ly giễu nhại chế tài, Chu Thanh Huyền cảnh cáo ‘sân si’ - pháp luật đang bị ‘bỡn cợt’?

Vụ sữa giả: Đừng gắn sai trách nhiệm của Bộ Công Thương

Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người