96% nhân dân đồng thuận về các đề án sáp nhập cấp tỉnh, xã

Các địa phương phối hợp chặt chẽ, xây dựng đề án sáp nhập đúng quy trình. Khoảng 96% nhân dân đồng thuận về các đề án sắp xếp, sáp nhập cấp tỉnh và cấp xã.
Sáp nhập tỉnh: Cơ hội 'vàng' tăng trưởng công nghiệp, thương mại Kiện toàn Ban chỉ đạo 389 các cấp sau sáp nhập tỉnh Tiêu chuẩn chức vụ nhân sự lãnh đạo cấp xã ra sao sau khi sáp nhập tỉnh?

Sáng ngày 3/5, tại trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã tổ chức cuộc họp quan trọng dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Tô Lâm nhằm xem xét, cho ý kiến về tình hình và tiến độ triển khai Nghị quyết Trung ương 11 khóa XIII, cùng các kết luận liên quan đến việc sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp.
Chủ trương lớn, hành động quyết liệt

Qua báo cáo tổng hợp của Ban Tổ chức Trung ương và kết quả giám sát quá trình triển khai của các đảng ủy, tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực.

96% nhân dân đồng thuận về các đề án sáp nhập cấp tỉnh, xã
Toàn cảnh cuộc họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Ảnh: TTXVN

Từ sau Hội nghị Trung ương 11 đến nay, dưới sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương, các cơ quan của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã phối hợp đồng bộ, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn, đảm bảo quá trình sắp xếp được thực hiện chặt chẽ, bài bản.

Đáng chú ý, các địa phương đã thể hiện tinh thần chủ động cao trong việc xây dựng và thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính. Quá trình xây dựng đề án được tiến hành đúng quy trình, đúng tiến độ, với sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong diện hợp nhất. Công tác lấy ý kiến nhân dân đã hoàn tất, đạt tỷ lệ đồng thuận trung bình khoảng 96%. Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã và cấp tỉnh đã đồng loạt thông qua các đề án với tỷ lệ đồng thuận gần như tuyệt đối, đạt 100%.

Theo tổng hợp từ các địa phương, sau khi thực hiện sắp xếp, số đơn vị hành chính cấp xã trên cả nước sẽ giảm từ 10.035 xuống còn hơn 3.320, tương đương mức giảm 66,91%.

Tỷ lệ giảm dao động từ 60% đến 76% tùy địa phương. Về tổ chức đảng, cấp tỉnh sẽ giảm 29 đảng bộ (từ 63 còn 34), đồng thời giảm hơn 260 cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp ủy cấp tỉnh. Cấp huyện sẽ kết thúc hoạt động của 694 đảng bộ và hơn 4.160 đơn vị trực thuộc cấp ủy; thay vào đó, hơn 3.320 đảng bộ cấp xã sẽ được thành lập mới, kèm theo tối đa 10.660 đơn vị trực thuộc.

96% nhân dân đồng thuận về các đề án sáp nhập cấp tỉnh, xã
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp. Ảnh: TTXVN

Việc tinh gọn cũng kéo theo thay đổi lớn về biên chế. Cấp tỉnh dự kiến giảm hơn 18.440 cán bộ, công chức; cấp xã giảm hơn 110.780 người so với biên chế năm 2022 do tinh giản, sắp xếp lại vị trí việc làm, nghỉ chế độ. Khoảng 120.500 người hoạt động không chuyên trách tại cấp xã sẽ kết thúc hoạt động. Đây là bước đi quan trọng nhằm tinh gọn bộ máy, tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Hiệu quả bước đầu và định hướng tiếp theo

Song song với việc tinh giản biên chế, Đề án còn đặt trọng tâm vào việc sắp xếp cơ quan Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ. Sau sắp xếp, các tổ chức này được kỳ vọng sẽ trở nên gần dân, sát dân hơn, giảm chồng chéo trong chức năng, nhiệm vụ, khắc phục tình trạng bộ máy "hình chóp ngược".

Về cơ cấu tổ chức bộ máy, dự kiến giảm 90 đầu mối cấp vụ ở Trung ương, 344 đầu mối cấp sở và 1.235 đầu mối cấp phòng tại các tỉnh. Các hội quần chúng cũng được cơ cấu lại mạnh mẽ, với 215/284 đầu mối bên trong được tinh gọn (tương đương giảm 43%). Đặc biệt, hơn 22.350 biên chế từ cấp huyện sẽ được điều chuyển xuống cấp xã nhằm phục vụ mô hình hành chính mới, hướng mạnh hoạt động về cơ sở.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong suốt quá trình được đánh giá là đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả. Từ việc định hướng chủ trương đến ban hành văn bản cụ thể, hệ thống chính trị đã chủ động vào cuộc ngay từ sớm, từ xa. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động từ cán bộ, đảng viên đến các tầng lớp nhân dân. Tỷ lệ đồng thuận cao từ cơ sở chính là minh chứng rõ nét cho hiệu quả của công tác tư tưởng trong giai đoạn này.

Những kết quả bước đầu đã và đang góp phần thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược như hoàn thiện tổ chức bộ máy chính trị từ Trung ương đến địa phương, thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả điều hành, tiết kiệm ngân sách, đồng thời tạo nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Việc tái cấu trúc bộ máy cũng góp phần mở ra không gian phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư và công nghệ cao, qua đó nâng cao vị thế quốc gia.

96% nhân dân đồng thuận về các đề án sáp nhập cấp tỉnh, xã
Bộ Chính trị, Ban Bí thư họp về sắp xếp tổ chức bộ máy. Ảnh: TTXVN

Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã cơ bản đồng thuận với các đề xuất, kiến nghị từ các báo cáo, đồng thời yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng phát huy tinh thần quyết tâm cao nhất để bảo đảm thực hiện thành công các mục tiêu. Trong đó, yêu cầu rõ về việc tổ chức đại hội đảng bộ các cấp đúng tiến độ theo Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị, với trọng tâm là hoàn thiện văn kiện và công tác nhân sự tại các địa bàn sáp nhập.

Các địa phương cũng cần tiếp tục làm tốt công tác chính trị tư tưởng cho cán bộ, công chức, người lao động bị ảnh hưởng; thực hiện đầy đủ các chính sách theo đúng quy định. Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền, vận động, xử lý kịp thời các phát sinh; triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024. Đồng thời, phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, số hóa tài liệu để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trong và sau quá trình sắp xếp.

Quá trình sắp xếp và những kết quả bước đầu đã góp phần bảo đảm việc thực hiện thành công các mục tiêu như hoàn thiện cơ bản tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành. Qua đó, tinh gọn bộ máy và tiết kiệm ngân sách; tạo không gian mới để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh… của đất nước; tạo đột phá trong quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng; nâng cao vị thế quốc gia, đẩy mạnh thu hút đầu tư, công nghệ cao vào Việt Nam.
Minh Trang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng Bí thư Tô Lâm

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm sắp thăm Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng

Tổng Bí thư Tô Lâm sắp thăm Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức LB Nga từ 5 - 12/5.
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước thành kính dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước thành kính dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Bến Nhà Rồng.
Quảng Trị: Khánh thành Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn

Quảng Trị: Khánh thành Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn

Sáng ngày 28/4, tại xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã diễn ra Lễ khánh thành dự án Bảo tồn, tôn tạo Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn.

'Vang mãi khúc khải hoàn' - giai điệu của tự hào, phát triển thịnh vượng

Tối 27/4, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội đã dự cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 7 định hướng lớn tăng cường hợp tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 7 định hướng lớn tăng cường hợp tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản

Trong hội kiến Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do, Thủ tướng Nhật Bản, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu 7 định hướng tăng cường hợp tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản.
Việt Nam - Lào đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 5 tỷ USD

Việt Nam - Lào đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 5 tỷ USD

Việt Nam - Lào thống nhất mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 5 tỷ USD trong những năm tới, với kế hoạch tăng trưởng từ 10-15% trong năm 2025.
Tổng Bí thư: Hoan nghênh EU chú trọng hợp tác với Việt Nam trong chuyển đổi số, năng lượng tái tạo

Tổng Bí thư: Hoan nghênh EU chú trọng hợp tác với Việt Nam trong chuyển đổi số, năng lượng tái tạo

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Liên minh châu Âu (EU) là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Xung lực mới đưa quan hệ Việt Nam - Lào phát triển đột phá

Xung lực mới đưa quan hệ Việt Nam - Lào phát triển đột phá

Chiều 24/4, lễ đón chính thức Chủ tịch nước Lương Cường diễn ra tại Phủ Chủ tịch nước Lào. Chuyến thăm sẽ tạo xung lực, đưa quan hệ hai nước phát triển đột phá.
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm 'nối hai bờ đại dương' với Tổng thống Nam Phi

Cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nam Phi có ý nghĩa lịch sử khi “nối hai bờ đại dương” mở ra những triển vọng hợp tác mới.
Tổng Bí thư: Tăng thiết giáp phải xứng đáng là lực lượng đột kích nòng cốt, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư: Tăng thiết giáp phải xứng đáng là lực lượng đột kích nòng cốt, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư yêu cầu Binh chủng Tăng thiết giáp phát huy vai trò đột kích nòng cốt, xây dựng lực lượng tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại biểu tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại biểu tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi gặp mặt các đại biểu tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu

Sáng 21/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có phát biểu tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu tại khu vực miền Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người tăng 15.000 USD trong 20 năm tới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người tăng 15.000 USD trong 20 năm tới

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh nhiệm kỳ này cần phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 5.000 USD và tăng 15.000 USD trong 20 năm tiếp theo mới đạt yêu cầu.
Tổng Bí thư: Sáp nhập tỉnh thành phải là

Tổng Bí thư: Sáp nhập tỉnh thành phải là 'hai cộng hai lớn hơn bốn'

Theo Tổng Bí thư, 22 tỉnh, thành phố phía Nam sáp nhập còn 9 tỉnh, thành phố tạo nên không gian phát triển đa dạng, phát huy tối đa hình thái không gian biển.
Tổng Bí thư gặp mặt tri ân cán bộ lão thành cách mạng, gia đình có công miền Nam

Tổng Bí thư gặp mặt tri ân cán bộ lão thành cách mạng, gia đình có công miền Nam

Sáng 21/4, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách ở miền Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh P4G

Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh P4G

Chiều 16/4, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài phát biểu chính sách tại Hội nghị thượng đỉnh P4G năm 2025 chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”.
Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm bế mạc Hội nghị Trung ương 11

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm bế mạc Hội nghị Trung ương 11

Báo Công Thương trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khóa XIII.
Mốc son mới trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Mốc son mới trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thành công tốt đẹp trên mọi phương diện.
Đoàn Bộ Công Thương viếng phu nhân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Đoàn Bộ Công Thương viếng phu nhân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Đoàn Bộ Công Thương đã dâng hương, bày tỏ lòng tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi của nữ trí thức tiêu biểu GS.TS Phan Lương Cầm.
Mobile VerionPhiên bản di động