Thứ hai 23/12/2024 02:18

Kinh tế khá lên nhờ “làm bạn” với cây na

Trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, diện tích trồng na ở huyện Chi Lăng nói riêng và toàn tỉnh Lạng Sơn nói chung ngày một tăng.

Chỉ tính riêng tại huyện Chi Lăng thì tổng số diện tích đất trồng na đã lên tới hơn 2.300ha, và còn có dấu hiệu gia tăng trong những năm sắp tới. Sở dĩ vậy là vì cây na luôn nhận được sự tin tưởng của bà con nông dân các dân tộc ở đây, khi nó mang lại nguồn thu nhập ổn định. Nhiều gia đình đã thực sự vực dậy kinh tế từ đói nghèo tiến lên khá giả nhờ “làm bạn” với cây na chỉ sau một thời gian không dài…

Các vùng núi đá ở huyện Chi Lăng trong những năm gần đây được phủ kín bằng cây na

Giá trị kinh tế ổn định từ cây na

Nếu như cách đây khoảng 15 năm, cây na ở Lạng Sơn vẫn còn được bà con nông dân đưa vào trồng dè dặt bởi nhiều người vẫn còn chưa thật sự tin tưởng về giá trị kinh tế cũng như sự bền vững của nó. Thế nhưng, khi nhìn thấy “thực tế” từ những gia đình trồng na mang lại hiệu quả với thu nhập cao, kinh tế phát triển, nên nhiều gia đình khác vốn xưa nay vẫn trung thành với các loại cây trồng cho thu nhập thấp, bấp bênh, như: sắn, keo, cùng một số cây rau màu khác…, đã bắt chước để chuyển qua trồng na. Cây na tính từ lúc đặt trồng tới khi có quả, cho thu hoạch chỉ mất khoảng từ 4 đến 6 năm (tuỳ theo cây giống to hay nhỏ), hơn thế, na là loại cây khá “dễ tính” khi nó không kén đất, ít sâu bệnh…, vì vậy quá trình canh tác loại cây trồng này của bà con nông dân cũng không quá vất vả.

Chị Ma Thị Lan, nhà ở thị trấn Đồng Mỏ, chủ nhân của nương na 9 năm tuổi, với số lượng lên tới gần 1.000 cây cho biết, từ khi chuyển qua trồng na chị nhận thấy loại cây ăn quả này năm nào cũng cho thu nhập rất ổn định, giá trị kinh tế cao, chứ nguồn thu không bấp bênh như các loại cây trồng khác mà xưa kia gia đình chị vẫn canh tác.

Chị Lan kể: “Nếu như khi nhà tôi còn trồng keo, sắn…, thì toàn bộ khoảng diện tích mà bây giờ mà gia đình đang trồng na, mỗi năm chỉ cho thu nhập không tới 100 triệu đồng, sau khi trừ hết chi phí chẳng lời lãi được bao nhiêu. Thế nhưng, khi chuyển qua trồng na, sau khoảng thời gian 5 năm tính từ lúc đặt hom giống, thì năm nào gia đình tôi cũng có nguồn thu không dưới 250 triệu đồng, thậm chí có năm còn thu nhập cao hơn do cây sai quả lại bán được giá cao...”.

Suất đầu tư cho cây na cũng không nhiều khi giá cây giống chỉ từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng/cây, tuỳ loại giống hay độ to, nhỏ, và khi na bắt đầu cho quả thì cho thu mãi tới nhiều năm sau, rồi việc chăm bón cũng không tốn nhiều công sức…

Tiếp xúc và trò chuyện với anh Trần Văn Thành, nhà ở thị trấn Chi Lăng, người đã “làm bạn” với cây na 7 năm nay, tôi được anh cho biết vườn na của gia đình anh đã bắt đầu cho thu hái từ 3 năm nay, với mỗi vụ cả trăm triệu đồng. Anh Thành bảo, khác với trước kia gia đình trồng cây keo thì phải tới cả gần chục năm mới cho thu hoạch, mà tính chi li ra cũng chả được bao nhiêu; thì cây na chỉ sau 4 tới 5 năm là đã cho quả. Cái “được” của cây na là năm nào cũng cho nguồn thu, thu lâu dài nhiều năm, trong khi việc đầu tư tiền bạc không nhiều, chăm sóc lại không quá vất vả…

Thương hiệu quả na Chi Lăng không chỉ được ưa chuộng trong nước mà người tiêu dùng một số nước trên thế giới đã biết tới bởi chất lượng tuyệt hảo

Chưa kể, thương hiệu quả na của huyện Chi Lăng, Lạng Sơn đã được khẳng định từ nhiều năm nay, khi thị trường trong và ngoài nước rất ưa thích bởi chất lượng quả ngon ngọt tuyệt hảo. Cùng với giá trị kinh tế cao, giá cả luôn ổn định của quả na, thì đó cũng là một trong các nguyên nhân chính để diện tích cây na ở tỉnh Lặng Sơn ngày càng mở rộng, thay thế các loại cây trong cho giá trị thấp.

Những năm gần đây, nhiều bà con nông dân ở đây còn trồng na theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, khi mà phương thức canh tác này dẫu đòi hỏi đủ đầy nhiều quy định khắt khe để đảm bảo chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm.., nhưng bù lại giá thành của sản phẩm rất cao, gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi sản phẩm canh tác theo lối thông thường. Ví dụ, nếu như na trồng theo lối thông thường, ở mùa vụ năm nay, có giá bán trung bình từ 35-45.000 đồng/1 kg, thì với na canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, giá bán buôn tại vườn đã dao động từ 65.000-90.000 đồng/1 kg.

Nhiều hộ khấm khá lên nhờ trồng na

Dạo quanh “thủ phủ” của cây na của tỉnh Lạng Sơn, đó là huyện Chi Lăng, trong những ngày đầu tháng 9 năm 2022 này, khi mùa thu hoạch na đang vào thời khắc chính vụ, chúng tôi có dịp tiếp xúc, trò chuyện với rất nhiều người và được họ cho biết, ngoài một số ít hộ đầu tư lớn, trồng diện tích nhiều đã thực sự trở nên giàu có, còn lại đại đa số những hộ dân đã “lạm bạn” với cây na cũng đều trở nên thoát nghèo, tiến tới kinh tế khấm khá có của ăn của để.

Gia đình chị Lê Thị Hồng (xã Thượng Cường, Chi Lăng), là một trong số các trường hợp như thế. Gia đình chị Hồng, trước kia có nguồn thu bấp bênh, thấp, không ổn định từ mấy vạt sắn, ít rau màu và đám đất trồng cây keo lai. Năm nào khá lắm thì cũng chỉ tạm đủ ăn, không hề có dư giả chút nào, nhiều bữa tiền học phí của các con còn phải đi vay mượn nhà người quen để đóng…

Một hộ nông dân đang bán na cho thương lái tới thu mua mang đi tiêu thụ ở nơi khá

Thế nhưng, từ năm 2015 khi bắt đầu đưa cây na vào trồng để thay thế các loại cây trồng cũ cho giá trị kinh tế thấp, tới khi na ra quả, bắt đầu cho thu hái từ năm 2019, tới giờ thì gia đình chị kinh tế đã khá lên nhiều so với trước. Chị Hồng kể: “Khi thấy nhiều hộ tại địa phương trồng na đều khá lên, tôi đã bàn với chồng rồi đi tới quyết định phá bỏ hết sắn, rau màu, bán cây keo để chuyển qua trồng na. Trong khoảng 4 năm đầu khi cây na còn nhỏ, nguồn thu chưa có thì tình thế cũng rất bi đát khi tiền bạc, cái ăn luôn phải đi vay mượn. Thế nhưng, lúc na có quả và bắt đầu cho thu hái thì kinh tế gia đình đã ổn hơn, khi chỉ sau 2 vụ na nhà tôi đã trả hết nợ vay hơn 100 triệu đồng, rồi còn tích cóp được mấy chục triệu…”.

Cũng theo chị Hồng, mấy vụ thu hoạch na gần đây gia đình chị cũng đã sang sửa được ngôi nhà cũ nát, mua sắm được chiếc xe gắn máy mới, cùng một số tiện nghi sinh hoạt đắt tiền khác như: ti vi, tủ lạnh… Ngoài ra, vợ chồng chị còn đáp ứng cho toàn chuyện ăn học của các con mà không còn phải lo đi vay mượn như trước kia.

Giống như như trường hợp của chị Hồng kể trên, là anh Trần Văn Long (xã Vạn Linh), người cũng mới “làm bạn” với cây na từ 6 năm nay, và cũng chỉ có 2 vụ gần đây na cho quả, vậy mà kinh tế gia đình anh đã từ chỗ đói nghèo tiến tới no đủ. Theo lời anh Long thì với gần 1 mẫu diện tích trồng na mỗi năm gai đình anh có nguồn thu khoảng gần 300 trăm triệu đồng, sau khi đã trừ hết chi phí; trong khi trước kia trồng sắn, một số loại cây tạp khác thì cùng lắm mỗi năm cũng chỉ được cỡ hơn trăm triệu. Được biết, gai đình anh Long trồng 3 giống na khác nhau, đó là: na bở, na nữ hoàng và na dai, bởi theo anh cho biết thì khẩu vị của người tiêu dùng là khác nhau, có người thích na dai, một số ít lại thích na bở, trong khi không ít người khác lại “khoái” na giống mới nữ hoàng…, vì thế anh trồng đa chủng loại như vậy để đầu ra của sản phẩm được dễ dàng, thuận lợi …

Cây na đã mang lại kinh tế khấm khá, đời sống no đủ cho nhiều hộ dân ở huyện Chi Lăng

Có thể khẳng định rằng: Hầu hết các hộ nông dâncủa địa phương một khi “làm bạn” với cây na dù lâu, hay mới đây cũng đều “vực” được kinh tế gia đình đi lên. Ông Vi Nông Trường, Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng, cho biết: “Na Chi Lăng hiện đã là 1 thương hiệu, là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện, là nguồn thu nhập lớn và ổn định cho người nông dân. Bằng nỗ lực, khát khao của mình, người dân Chi Lăng đã biến những khó khăn thành cơ hội, góp phần xây dựng Chi Lăng trong thời kì mới, đã tạo nên một vùng sản xuất na tập trung lớn nhất miền Bắc. Người nông dân tại đây đã thu nhập hàng nghìn tỉ đồng qua việc trồng na, từ đó tạo sức bật cho việc phát triển kinh tế xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới với nét đặc sắc riêng có của Chi Lăng…”.

Việt Hưng - Viết Hiệp
Bài viết cùng chủ đề: Lạng Sơn

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững