Thứ sáu 09/05/2025 19:04

Kim ngạch nhập khẩu điện thoại và linh kiện đạt 8,4 tỷ USD

Kim ngạch nhập khẩu điện thoại và linh kiện giảm xấp xỉ 12 tỷ USD (tương ứng giảm 58,8%). Tính đến 15/12, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này chỉ đạt 8,4 tỷ USD.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 12 (1-15/12/2023), tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đạt 15,48 tỷ USD, tăng 6,1% (tương ứng tăng 893 triệu USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 11/2023.

Trong đó, nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 1 tháng 12/2023 tăng so với kỳ 2 tháng 11/2023 chủ yếu ở một số nhóm hàng như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 135 triệu USD (tương ứng tăng 3,2%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 62 triệu USD (tương ứng tăng 3,3%).

Như vậy, tính từ đầu năm đến hết 15/12/2023, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt 312,35 tỷ USD, giảm 9,8% (tương ứng giảm 34,06 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022.

Kim ngạch nhập khẩu điện thoại và linh kiện đạt 8,4 tỷ USD

Đáng chú ý, kim ngạch nhập khẩu điện thoại và linh kiện giảm xấp xỉ 12 tỷ USD (tương ứng giảm 58,8%). Tính đến 15/12, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này chỉ đạt 8,4 tỷ USD.

Như vậy, riêng mặt hàng điện thoại và linh kiện chiếm 35,1% mức kim ngạch nhập khẩu sụt giảm của nước.

Thị trường nhập khẩu chủ yếu của nhóm hàng này là Trung Quốc với 6,7 tỷ USD (cập nhật hết tháng 11), chiếm 83,6% kim ngạch nhập khẩu điện thoại và linh kiện của cả nước trong cùng thời điểm.

Riêng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm tới 26,93% kim ngạch nhập khẩu cả nước trong cùng thời điểm. Đồng thời, đây cũng là nhóm hàng xuất nhập khẩu có quy mô kim ngạch lớn nhất cả nước.

So với cùng kỳ năm 2022, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 5,44% (tương đương kim ngạch tăng thêm 4,34 tỷ USD).

Về thị trường nhập khẩu, Hàn Quốc dẫn đầu với 25,94 tỷ USD (cập nhật của Tổng cục Hải quan hết tháng 11/2023), tăng 21% so với cùng kỳ 2022 và chiếm 32% kim ngạch nhập khẩu máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện của cả nước.

Thị trường Trung Quốc dù giảm 5,8% so với cùng kỳ 2022 nhưng vẫn đạt con số 21,17 tỷ USD.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: nhập khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương