Kiến tạo sức sống mới cho thổ cẩm Tây Nguyên

Không chỉ gìn giữ di sản văn hóa, cộng đồng các dân tộc thiểu số trên vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ đã và đang nỗ lực mang lại sức sống mới, đưa thổ cẩm vươn xa.
Độc đáo kỹ thuật dệt thổ cẩm của phụ nữ Châu Mạ Trải nghiệm hấp dẫn cùng “Sắc màu thổ cẩm” tại Làng Văn hóa

Thổ cẩm chứa đựng chiều sâu văn hóa

Thổ cẩm là di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ, tinh hoa của nghề dệt thủ công truyền thống. Từ xa xưa, thổ cẩm không thể thiếu trong đời sống các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, gắn bó với họ cả vòng đời.

Kiến tạo sức sống mới cho thổ cẩm Tây Nguyên
Trên mỗi tấm thổ cẩm, người dệt bằng cả tấm chân tình

Trên mỗi tấm thổ cẩm, người dệt bằng cả tấm chân tình đã gửi gắm tâm hồn, tình cảm và sự cảm nhận về thế giới tự nhiên, con người qua những hoa văn trang trí sinh động.

Người Tây Nguyên luôn xem nghề dệt là một trong những tiêu chí cốt lõi để đánh giá một phụ nữ trưởng thành. Vì thế, cũng như các dân tộc ở Tây Nguyên, người Ê Đê ở Đắk Lắk từ xưa đến nay vẫn lưu truyền lời nói vần “Người khéo léo biết se, nhuộm chỉ. Bàn tay biết dệt, ngón tay biết đan”.

Theo tục lệ ở Tây Nguyên, đàn ông phải biết đan lát, săn bắt, đánh cồng chiêng. Đàn bà, con gái phải biết dệt vải, múa xoang, nội trợ. Thế nên từ khi còn nhỏ, các bé gái Ê Đê đã được bà và mẹ dạy cách dệt thổ cẩm.

Người Ê Đê trước đây dùng sợi bông làm nguyên liệu dệt thổ cẩm. Bông sau khi thu hoạch về được đánh tơi, kéo sợi rồi nhuộm màu bằng bùn, lá, củ, rễ hoặc vỏ cây rừng. Người phụ nữ phải chuẩn bị đủ sợi bông đã nhuộm màu và phơi khô, màu nền, các màu để tạo ra hoa văn, chuẩn bị khung giăng sợi, khung dệt.

Từ đôi bàn tay khéo léo, cùng với trí óc phong phú, phụ nữ Ê Đê nói riêng, phụ nữ các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung bao đời nay khắc họa trên những tấm thổ cẩm hình ảnh gần gũi với đời sống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như: Cồng chiêng, nhà sàn, ché rượu, các con vật, hoa lá, cây cối…

Nhìn vào tấm tấm thổ cẩm là đoán được chủ nhân của nó. Tấm thổ cẩm của người mới biết dệt sẽ có hoa văn đơn giản. Với thợ lành nghề, các nghệ nhân lớn tuổi, họa tiết hoa văn càng sắc sảo và kỳ công. Nhưng thông thường, để làm được một chiếc áo váy, họ phải dệt liên tục trong vòng 2 tuần.

Đánh giá của giới chuyên gia, trang phục thổ cẩm của các đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung và Gia Rai, Ba Na... nói riêng thể hiện chiều sâu lịch sử, bản sắc văn hóa tộc người và các giá trị thẩm mỹ, tín ngưỡng, tâm linh.

Đa dạng hóa công tác bảo tồn

Những năm qua, công tác bảo tồn nghề dệt thổ cẩm được một số tỉnh, thành vùng Tây Nguyên chú trọng. Các dân tộc ở Tây Nguyên đã sử dụng các chất liệu mới và ứng dụng công nghệ vào dệt thổ cẩm, cách tân để tạo nên những sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng, mang lại nguồn thu nhập.

Điển hình tại Đắk Lắk, hiện nay, không ít làng nghề dệt thổ cẩm của người Ê Đê, người M’Nông đã mạnh dạn kết hợp với du lịch nhằm vực dậy ngành nghề truyền thống giàu bản sắc, mang lại hiệu quả kinh tế. Nhiều địa phương hình thành những nhóm hộ, hợp tác xã, tổ hợp tác dệt thổ cẩm, như các buôn Tơng Jú, Alê A, Ea Bông, Ako Dhông (TP. Buôn Ma Thuột), xã Ea Tul (huyện Cư M’gar), phường An Lạc và xã Ea Blang (thị xã Buôn Hồ), buôn Mùi 2 (xã Cư Né, huyện Krông Búk), xã Dray Sáp (huyện Krông Ana)…

Kiến tạo sức sống mới cho thổ cẩm Tây Nguyên
Sức sống mới của thổ cẩm Tây Nguyên

Tại Kon Tum, ngày 16/2/2022, Tỉnh ủy Kon Tum đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU về bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết xác định đến năm 2025 phát huy giá trị văn hóa đối với 9 nghề truyền thống là dệt thổ cẩm, đan lát, làm rượu cần, chế tác nhạc cụ âm nhạc truyền thống, rèn, gốm, tạc tượng, đẽo thuyền độc mộc, làm nỏ; trong đó chú trọng đẩy mạnh thương mại hóa đối với 4 nghề: dệt thổ cẩm, đan lát, làm rượu cần, chế tác nhạc cụ âm nhạc truyền thống.

Cùng với đó, các địa phương, ban, ngành trong tỉnh Kon Tum cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và có nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào nâng cao ý thức sử dụng trang phục thổ cẩm truyền thống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm như: Vận động học sinh đồng bào dân tộc thiểu số mặc trang phục truyền thống đến trường trong một số ngày; hỗ trợ khung dệt, mở lớp dạy dệt thổ cẩm tại cộng đồng cho thanh thiếu niên, hỗ trợ thành lập tổ hợp tác dệt thổ cẩm, kết nối đầu ra sản phẩm; tổ chức liên hoan thổ cẩm... đã góp phần mang lại sức sống mới cho thổ cẩm.

Sự kiện đáng nhớ ở Lâm Đồng cách đây 5 năm, nhà thiết kế Minh Hạnh cùng một số nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, nhà dân tộc học và nghệ sĩ đã tìm về những buôn làng ở Lâm Đồng đưa những sợi tơ đũi cho phụ nữ Mạ, Cơ Ho dệt.

Theo Nhà thiết kế Minh Hạnh, thổ cẩm Tây Nguyên đã ghi được dấu ấn rất đặc biệt trong lịch sử phát triển của thời trang Việt Nam. Thổ cẩm đã đi vào đời sống bằng tài năng, con tim, suy nghĩ phong phú của những người nghệ nhân. Nhiều nhà thiết kế đã dũng cảm chạm đến thổ cẩm, với sự hiểu biết về các dân tộc, về vùng đất Tây Nguyên cùng cung bậc cảm xúc làm nên những bộ sưu tập thời trang thổ cẩm mang những nét đẹp đương đại, mạnh mẽ song vẫn giữ được bản sắc, giá trị riêng.

Tuy nhiên giới chuyên gia cũng nhấn mạnh: Việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của thổ cẩm không chỉ dừng lại ở góc độ văn hóa mà còn là vấn đề kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng các dân tộc thiểu số.

Theo đó, Nhà nước cần có chính sách đồng bộ, kịp thời để cộng đồng các dân tộc thiểu số bảo tồn, gìn giữ nghề thổ cẩm truyền thống, đồng thời có chính sách thu hút, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Tâm An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Tích hợp VNeID lên iHanoi - Điểm nhấn mới trong triển khai Đề án 06/CP

Tích hợp VNeID lên iHanoi - Điểm nhấn mới trong triển khai Đề án 06/CP

Bộ Giao thông vận tải đề xuất sửa quy định danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn

Bộ Giao thông vận tải đề xuất sửa quy định danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn

Hải quân Việt Nam – Thái Lan tuần tra chung lần thứ 50

Hải quân Việt Nam – Thái Lan tuần tra chung lần thứ 50

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Vì sao đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng?

Vì sao đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng?

Quân khu 9 thực hành diễn tập bắn đạn thật

Quân khu 9 thực hành diễn tập bắn đạn thật

Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống

Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống

Khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Nạn đánh bắt chim trời diễn ra tràn lan ở Hà Tĩnh

Nạn đánh bắt chim trời diễn ra tràn lan ở Hà Tĩnh

Hà Nội: Khẩn cấp chống sạt lở mái đê hữu Đáy ở Quốc Oai

Hà Nội: Khẩn cấp chống sạt lở mái đê hữu Đáy ở Quốc Oai

Bắc Giang: Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu về đảm bảo an toàn thực phẩm

Bắc Giang: Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu về đảm bảo an toàn thực phẩm

Thừa Thiên Huế: Xe chở rác tông lan can cầu treo, hai người mất tích

Thừa Thiên Huế: Xe chở rác tông lan can cầu treo, hai người mất tích

Truyền thông góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Truyền thông góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thuốc lá: Kẻ thù không đội trời chung của làn da

Thuốc lá: Kẻ thù không đội trời chung của làn da

Nhân sự 20/11: Bộ Chính trị bổ nhiệm nhân sự; Bộ Công an bổ nhiệm hai lãnh đạo tại tỉnh Bình Dương

Nhân sự 20/11: Bộ Chính trị bổ nhiệm nhân sự; Bộ Công an bổ nhiệm hai lãnh đạo tại tỉnh Bình Dương

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Có mưa rào và dông trên biển

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Có mưa rào và dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 21/11/2024: Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi cục bộ có mưa to

Dự báo thời tiết hôm nay 21/11/2024: Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi cục bộ có mưa to

Aspire Hub hướng tới hỗ trợ học sinh trường quốc tế và trường song ngữ tại Việt Nam

Aspire Hub hướng tới hỗ trợ học sinh trường quốc tế và trường song ngữ tại Việt Nam

Thanh Trì (Hà Nội): Rác thải bủa vây vỉa hè đường Phạm Tu gây ô nhiễm môi trường

Thanh Trì (Hà Nội): Rác thải bủa vây vỉa hè đường Phạm Tu gây ô nhiễm môi trường

Cần triển khai nhiều hơn mô hình phòng, chống đuối nước đối với trẻ em

Cần triển khai nhiều hơn mô hình phòng, chống đuối nước đối với trẻ em

Xem thêm