Thứ hai 23/12/2024 01:06

Kiên Giang: Sẽ điều tra những vụ tàu cá mất tín hiệu kết nối giám sát hành trình VMS

Công an tỉnh Kiên Giang thành lập Tổ điều tra, xác minh nguyên nhân mất tín hiệu kết nối thiết bị giám sát hành trình (VMS) của các tàu cá.

Ngày 21/8, tại TP. Rạch Giá, Công an tỉnh Kiên Giangtriển khai Quyết định số 269/QĐ-BCĐ, ngày 22/7/2024 của Ban Chỉ đạo về IUU tỉnh Kiên Giang thành lập Tổ điều tra, xác minh về nguyên nhân mất tín hiệu kết nối thiết bị giám sát hành trình (VMS) tàu cá tỉnh (gọi tắt Tổ 269) hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản trên biển.

Theo đó, Tổ 269 với 12 thành viên, gồm các lực lượng Công an tỉnh, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, Chi cục Kiểm ngư, Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ đội Biên phòng Kiên Giang do Đại tá Đào Hải Đăng, Phó Giám đốc Công an tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo về IUU tỉnh Kiên Giang làm Tổ trưởng.

Nhiệm vụ của Tổ 269 là nắm tình hình, phát hiện, tổ chức kiểm tra, xây dựng kế hoạch xác minh nguyên nhân mất tín hiệu kết nối VMS đối với tàu cá của tỉnh Kiên Giang. Đồng thời, đánh giá, đề xuất chuyển cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xử lý các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật; đề xuất các giải pháp ngăn chặn có hiệu quả việc mất tín hiệu kết nối VMS đối với tàu cá của tỉnh Kiên Giang.

Đại tá Đào Hải Đăng - Phó Giám đốc Công an tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo về IUU tỉnh Kiên Giang - cho biết: Tổ 269 bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ, xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể từng lĩnh vực có liên quan cho các thành viên. Tổ thành lập đoàn công tác làm việc với các chủ tàu cá, đại diện doanh nghiệp có liên quan VMS tàu cá mất tín hiệu kết nối thường xuyên từ ngày 1/8/2024 để làm rõ nguyên nhân.

Đồng thời, tập trung điều tra các vụ liên quan VMS tàu cá có dấu hiệu cấu thành tội phạm. Tổ 269 rà soát, xác minh các tàu cá mất kết nối tín hiệu VMS trong bờ, có dấu hiệu đang khai thác thủy sản tại vùng biển nước ngoài.

Đại tá Đào Hải Đăng - Phó Giám đốc Công an tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo về IUU tỉnh Kiên Giang

Theo đó, tỉnh Kiên Giang có tàu cá chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên 3.626 chiếc thuộc diện bắt buộc lắp đặt VMS, đến nay, 3.605 tàu đã lắp đặt thiệt bị này, chiếm 99,4%, còn 21 tàu cá chưa lắp đặt VMS do nằm bờ ngừng hoạt động.

Thời gian qua, tỉnh Kiên Giang đã tổ chức triển khai thực hiện chính sách của tỉnh về hỗ trợ cước phí thuê bao dịch vụ vệ tinh VMS tàu cá 2 đợt cho 15.173 lượt tàu cá với số tiền hơn 2,6 tỷ đồng và đang tiếp tục xem xét, phê duyệt danh sách hỗ trợ đợt 3 trong năm 2024 cho hơn 7.000 lượt tàu cá khoảng 1,3 tỷ đồng.

Theo Tổ 269, từ ngày 1/1/2023 đến ngày 16/7/2024, có 169 tàu cá mất tín hiệu kết nối nhiều lần trên biển (80 - 100 lần). Từ ngày 1/8/2024 đến nay, tình hình tàu cá Kiên Giang mất tín hiệu kết nối với VMS trên biển đã giảm sâu.

Ngành chức năng tỉnh thực hiện 137 cuộc gọi đối với 115 tàu cá vượt ranh giới trên biển, đã có 81 tàu quay về vùng biển Việt Nam, phát hành 34 văn bản cảnh báo đối với 34 tàu vượt ranh giới trên biển; thực hiện 16.370 cuộc gọi đối với 1.531 tàu mất kết nối trên biển, đã có 1.024 tàu bật lại thiết bị VMS kết nối với hệ thống giám sát, phát hành 237 thông báo đối với 507 tàu mất kết nổi trên biển.

Hơn 1 năm qua, có 169 tàu cá thuộc tỉnh Kiên Giang mất tín hiệu kết nối nhiều lần trên biển (80 - 100 lần). Ảnh: MH

Ông Thái Thanh Lập - Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm tàu cá Kiên Giang - cho biết, kể từ khi khung pháp lý được cải thiện và siết chặt công tác quản lý, nhất là ban hành Nghị định số 38/2024/NĐ-CP, ngày 5/4/2024 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; Nghị Quyết số 04/2024/NQ-HĐTP, ngày 12/6/2024 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản, tình hình vi phạm khai thác thủy sản đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Cùng với đó, sự quyết tâm trong việc giám sát hàng ngày, cung cấp thông tin kịp thời đến các lực lượng chức năng và chủ tàu qua các hình thức như gọi điện, Zalo… của Trung tâm Đăng kiểm tàu cá Kiên Giang và chuyển số liệu mất kết nối trong ngày cho lực lượng công an, biên phòng, địa phương và nhà cung cấp, đã góp phần giảm đáng kể số vụ vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trên vùng biển Kiên Giang. Cụ thể, số tàu cá mất kết nối trên biển đã giảm xuống còn khoảng 15 - 30 tàu/ngày so với trước đây từ 100 - 200 tàu/ngày. Số tàu cá vượt ranh giới trên biển và có dấu hiệu khai thác IUU cũng giảm đáng kể.

Thanh Xuân
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Kiên Giang

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững