Kiên Giang: Nhiều dự án lớn đổ về Hà Tiên

Là một đô thị ven biển, TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang đang dần tiếp bước TP. Phú Quốc trở thành điểm đến đầu tư tiềm năng mới của khu vực.
Kiên Giang: Công bố quyết định của Thủ tướng thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang thu nộp ngân sách gần 3 tỷ đồng trong quý I/2024 Kiên Giang: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 12% trong quý I/2024

Hướng đến đô thị cửa khẩu quốc tế

Từ năm 2023, tỉnh Kiên Giang được quy hoạch định hướng phát triển trở thành tỉnh có chất lượng sống cao của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và là trung tâm kinh tế biển của quốc gia. Dự kiến, đến 2030, tỉnh này có 3 thành phố và 2 khu kinh tế cửa khẩu là Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên và khu vực cửa khẩu Giang Thành.

Theo đồ án đã được phê duyệt, quy hoạch TP. Hà Tiên là đô thị cửa khẩu quốc tế, văn hóa, hành chính, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo và du lịch ven biển.

Đồng thời, TP. Hà Tiên cũng là đô thị có truyền thống lịch sử, di sản văn hóa và di sản thiên nhiên đa dạng về hệ sinh thái. Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên sẽ là mũi nhọn với định hướng trở thành đô thị biển loại II, phát triển toàn diện, bền vững. Có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh quốc gia; là một cực tăng trưởng phía Tây của tỉnh Kiên Giang, đô thị trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Kiên Giang: Nhiều dự án lớn đổ về Hà Tiên
Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang trao quyết định chủ trương đầu tư dự án cho các nhà đầu tư

Với tham vọng đó, TP. Hà Tiên sẽ được phân vùng thành 8 khu vực phát triển quan trọng với tổng diện tích lên đến 21.432ha, gồm: 3.797ha đô thị truyền thống văn hóa lịch sử, 2.861ha đô thị cửa khẩu, 2.861ha đô thị du lịch sinh thái ngập nước - nông thôn nông nghiệp, 2.581ha đô thị du lịch cộng đồng, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao, 2.930ha đô thị du lịch sinh thái biển, 3.007ha đô thị thương mại trung tâm, 2.529ha đô thị du lịch nghỉ dưỡng và 2.326ha đô thị cảng sân bay, du lịch quá cảnh.

Cũng theo công bố quy hoạch, trong ngắn hạn đến năm 2030, TP. Hà Tiên sẽ áp dụng các tiến trình thúc đẩy đô thị hóa, nâng cấp hệ thống giao thông vận tải, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các trung tâm thương mại, văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục hướng tới đạt các tiêu chuẩn đô thị loại II.

Nhiều chuyên gia nhận định, TP. Hà Tiên đang tiến đến kiểu mẫu đô thị đa trung tâm, liên kết đồng nhất. Đây được coi là hướng đi đúng đắn khi TP. Hà Tiên sở hữu nhiều tiềm năng về vị trí vùng, lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, cần một đòn bẩy tổng lực và đồng nhất để phát triển mạnh mẽ.

Nhiều dự án lớn đổ về Hà Tiên

Trước đó, tại Lễ công bố Quyết định số 189/QĐ-TTg, ngày 22/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án Quy hoạch chung thành phố và Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang đến năm 2040, UBND tỉnh Kiên Giang trao 4 quyết định chủ trương đầu tư dự án các lĩnh vực khu du lịch sinh thái, khu dân cư, nhà nghỉ dưỡng trên địa bàn TP. Hà Tiên.

Kiên Giang: Nhiều dự án lớn đổ về Hà Tiên
TP. Hà Tiên đang dần tiếp bước Phú Quốc trở thành điểm đến đầu tư tiềm năng mới của khu vực

Các dự án gồm: Khu nhà ở nghỉ dưỡng cao cấp Mũi Nai và dự án Khu nhà ở nghỉ dưỡng cao cấp xã Tiên Hải, cả hai dự án này để thuộc Công ty TNHH Đầu tư phát triển EnterLand.

Ngoài ra, còn có dự án Khu nhà ở nghỉ dưỡng cao cấp Bãi Nò của Công ty TNHH Phát triển thương mại bất động sản NewstarLand; Dự án Khu dân cư Hòn Đốc và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại xã Tiên Hải của Công ty TNHH Tú Triệu Phú. Cả 4 dự án này tổng diện tích 16,35ha, tổng mức đầu tư 2.463 tỷ đồng.

Ngoài ra, tại TP. Hà Tiên cũng đang nhận được sự quan tâm và đầu tư của những cái tên nổi bật của thị trường bất động sản như Sungroup, Tân Á Đại Thành, Hà Đô,…

Sự xuất hiện của các chủ đầu tư danh tiếng TP. Hà Tiên đang dần tiếp bước Phú Quốc trở thành điểm đến đầu tư tiềm năng mới của khu vực. Có thể thấy, tiềm năng to lớn của thành phố này đã thu hút những nhà đầu tư lớn nhỏ đến với khu vực, và sẽ còn gây bất ngờ trong tương lai.

TP. Hà Tiên tỉnh Kiên Giang có tổng diện tích khoảng 34.800ha, trong đó toàn bộ diện tích theo địa giới hành chính là khoảng 10.049ha, gồm 5 phường: Bình San, Đông Hồ, Pháo Đài, Tô Châu, Mỹ Đức; 2 xã: Thuận Yên và xã đảo Tiên Hải và phần diện tích khoảng 24.751ha mặt biển nằm giữa xã đảo Tiên Hải và các xã, phường thuộc đất liền của TP. Hà Tiên để nghiên cứu định hướng hướng lấn biển, xây dựng đảo nhân tạo.
Diệu Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số tạo

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Xem thêm