Lịch sử sáp nhập tỉnh của Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng Huyện Nhơn Trạch thay đổi ra sao nếu sáp nhập vào TP. Hồ Chí Minh? Sáp nhập các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long: Lợi thế và cơ hội |
Đồng bộ hạ tầng, bứt phá liên kết vùng
Trong bối cảnh phát triển kinh tế vùng đang trở thành một xu thế tất yếu, việc nghiên cứu khả năng sáp nhập một số địa phương vào TP. Cần Thơ đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp. Điều này mở ra một loạt lợi thế chiến lược, thúc đẩy liên kết vùng, khai thác hiệu quả tiềm năng địa phương, đồng thời hình thành một trung tâm kinh tế - công nghiệp - logistics hàng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
![]() |
Sóc Trăng, Hậu Giang và Cần Thơ có nhiều nét tương đồng về văn hóa. Ảnh minh họa |
Với vị trí trung tâm, TP. Cần Thơ hiện là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, đóng vai trò là đầu tàu phát triển của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, do hạn chế về diện tích hành chính và không gian phát triển, thành phố chưa thể phát huy trọn vẹn vai trò trung tâm vùng như kỳ vọng.
Một trong những lợi thế nổi bật từ sự sáp nhập là việc tối ưu hóa hệ thống hạ tầng giao thông, kết nối nội vùng và liên vùng. Trong vài năm gần đây, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm đầu tư cho giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với hàng loạt dự án quan trọng như cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, tuyến vành đai phía Tây TP. Cần Thơ, nâng cấp quốc lộ 1A và quốc lộ 91.
![]() |
Trong lịch sử, TP. Cần Thơ từng "chung một nhà" với nhiều địa phương . Ảnh minh họa |
Trong khi đó, Cần Thơ đang định hướng phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, logistics, trung tâm nghiên cứu và đổi mới sáng tạo. Việc hợp nhất sẽ tạo nên một “chuỗi giá trị công nghiệp” khép kín - nơi mỗi khu vực đóng vai trò riêng biệt nhưng bổ trợ lẫn nhau, vừa tránh chồng chéo đầu tư, vừa tăng năng suất và sức cạnh tranh vùng.
Từ góc độ du lịch và văn hóa, sự kết nối giữa Cần Thơ - Sóc Trăng - Hậu Giang sẽ tạo ra một “hành trình văn hóa sông nước” hấp dẫn cho du khách. Với Cần Thơ là trung tâm văn hóa hiện đại, Hậu Giang là vùng đất miệt vườn sinh thái đặc trưng, còn Sóc Trăng nổi bật với văn hóa Khmer, hệ thống chùa cổ và các lễ hội dân gian đặc sắc. Việc quy hoạch lại các tuyến du lịch, đầu tư vào cơ sở hạ tầng đón khách và phát triển sản phẩm liên tỉnh sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành du lịch toàn vùng, góp phần tăng nguồn thu từ dịch vụ, tạo việc làm cho người dân địa phương.
Chiều ngày 11/4, tại cuộc họp báo quý I/2025, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trương Cảnh Tuyên thông tin chính thức: TP. Cần Thơ được Bộ Chính trị giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh với hai địa phương liền kề là tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang. Đây là bước triển khai cụ thể từ Kết luận 127 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp đơn vị hành chính phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của các vùng lãnh thổ trên cả nước.
![]() |
Ông Trương Cảnh Tuyên, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ thông tin về việc sáp nhập. Ảnh: Tạ Quang |
Dự kiến từ ngày 15-17/4, TP Cần Thơ sẽ triển khai lấy ý kiến đại diện hộ dân tại các địa phương về hai đề án lớn: đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Sau đó, vào ngày 25/4, HĐND các cấp tại ba địa phương sẽ họp và thông qua đề án, trước khi trình lên Trung ương phê duyệt.
Nếu được triển khai đúng hướng, sáp nhập TP Cần Thơ sẽ tạo nên động lực phát triển mới cho khu vực Tây Nam Bộ. Đó không chỉ là sự mở rộng về mặt địa lý hay hành chính, mà còn là sự tích hợp về kinh tế, văn hóa, con người, mở ra một không gian phát triển rộng lớn hơn, đồng thời nâng cao vai trò của trung tâm Cần Thơ trong hệ thống đô thị quốc gia. |