Thứ tư 20/11/2024 15:46

Không tiếp tay cho người xuất nhập cảnh trái phép

Trước tình hình dịch COVID- 19 đang diễn biến phức tạp, để góp phần ổn định an ninh khu vực biên giới, các cơ quan chức năng khuyến nghị người dân sinh sống ở khu vực biên giới Tây Nam không tham gia các hoạt động đưa người xuất nhập cảnh trái phép.

Những ngày gần đây, tại khu vực biên giới các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Long An, An Giang, Kiên Giang, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều người xuất nhập cảnh, vượt qua biên giới trái phép. Ngoài người xuất nhập cảnh trái phép, người dân khi tham gia tổ chức, dẫn đường, bao che cho người xuất nhập cảnh trái phép đều là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một bộ phận bà con chưa nhận thức đúng nên đã tham gia vào hoạt động đưa người qua biên giới bất hợp pháp.

Tại tỉnh Tây Ninh, gần đây, hàng trăm người đã bị bắt giữ do xuất nhập cảnh trái phép, trong đó có người nước ngoài và người sinh sống tại địa phương. Ngày 28/8/2020, lực lượng Đồn biên phòng cửa khẩu Chàng Riệc, huyện Tân Biên phát hiện Hồ Minh Quang (ngụ tại tỉnh Bình Dương) điều khiển ô tô cùng với Nguyễn Văn Pháo (ngụ tại tỉnh Tây Ninh), Huỳnh Công Đồng và Nguyễn Đức Minh cùng ngụ tại tỉnh Đồng Tháp vượt biên giới qua Campuchia trái phép. Trước đó, Đồn biên phòng cửa khẩu Chàng Riệc đã bắt giữ Bùi Anh Biết và Nguyễn Thành Tân (cùng ngụ tại huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh ) vì hành vi tổ chức cho Hồ Thị Cẩm Tiên (ngụ tại tỉnh Sóc Trăng) nhập cảnh trái phép từ Campuchia về Việt Nam. Nguyễn Thành Tân khai nhận, từ tháng 6 đến cuối tháng 7/2020 đã tổ chức 2 đợt và đưa 8 người nhập cảnh trái phép từ Campuchia qua lại tỉnh Tây Ninh và thu tiền công mỗi người 2,5 triệu đồng.

Bộ đội biên phòng tuần tra khu vực giáp biên

Đại tá Lê Hồng Vương - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh - cho biết, khi dịch Covid-19 trở lại, tình trạng đưa người xuất nhập cảnh trái phép từ Việt Nam sang Campuchia và ngược lại diễn biến rất phức tạp. Vì vậy, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã duy trì trực tại 114 trạm chốt trên tuyến biên giới với 100% quân số. Nhờ đó, cùng với tinh thần cảnh giác, tố giác của người dân vùng biên đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn một số người xuất nhập cảnh trái phép trên địa bàn.

Đại diện Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, tính từ giữa tháng 3 đến nay, lực lượng Bộ đội Biên phòng An Giang đã phát hiện 214 vụ vi phạm với 392 người xuất cảnh nhập cảnh trái phép qua biên giới Tây Nam. Đã xử phạt hành chính 124 người, cảnh cáo và giáo dục 268 người, đưa đi cách ly tập trung 315 người và 77 người yêu cầu quay trở lại nơi nhập cảnh.

Kiểm tra người qua lại biên giới ở An Giang

Số người xuất nhập cảnh trái phép bị phát hiện tại địa bàn tỉnh An Giang gần đây chủ yếu là người Việt Nam, người Campuchia, người Trung Quốc. Những vụ việc được phát hiện đều có sự tiếp tay của người dân sinh sống ở khu vực biên giới. Từ sự tiếp sức của người dân địa phương, người nhập cảnh trái phép dễ dàng đi theo đường mòn, lối mở trên đất liền và bằng ghe thuyền qua đường sông, đường biển nên lực lượng chức năng rất khó phát hiện.

Để phòng chống tội phạm, phòng chống dịch Covid-19 và xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới, UBND tỉnh An Giang yêu cầu các cơ quan chức năng tổ chức 136 chốt biên phòng dọc tuyến biên giới, tăng cường tuần tra, kiểm soát chặt cả ngày lẫn đêm tại các khu vực có đường mòn, lối mở để kịp thời phát hiện, xử lý người xuất nhập cảnh trái phép. Đối với người dân sinh sống tại khu vực giáp biên giới, địa phương khuyến nghị bà con không tiếp tay cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất nhập cảnh trái phép vì đây là hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời, khuyến khích bà con tăng cường hỗ trợ các cơ quan chức năng, kịp thời phát hiện và tố giác những người có hành vi xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới.

Thế Vĩnh
Bài viết cùng chủ đề: nhập cảnh trái phép

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững