Khởi nghiệp trên quê hương

Mới đây, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Tam Đảo đã khánh thành xưởng may túi vải không dệt tại thôn Lõng Sâu, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngay khi xưởng may đi vào hoạt động, nhiều lao động người Sán Dìu ở Lõng Sâu đã trở thành công nhân, được làm việc ngay trong chính thôn, xóm của mình.
khoi nghiep tren que huong
Xưởng may đang mở ra cơ hội việc làm cho nhiều thanh niên người Sán Dìu ở thôn Lõng Sâu

Đến thôn Lõng Sâu, không khó để hỏi thăm tới xưởng may vừa khánh thành của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Tam Đảo, bởi lẽ đây là xưởng sản xuất đầu tiên có quy mô lớn được xây dựng ngay trong thôn.

Lứa công nhân đầu tiên của công ty đa số là các bạn thanh niên, người nào người nấy đều rất háo hức để được bắt tay vào công việc mới. Chị Lâm Thị Thủy Hà, người dân tộc Sán Dìu, sinh năm 1996 chia sẻ: “Trước đây, tôi đi làm công nhân khu công nghiệp, nhưng ở mãi tận Vĩnh Phúc, nên phải xa gia đình, thuê nhà ở trọ khá vất vả. Nay làm việc tại đây, sau giờ hành chính, tôi có thể chạy về nhà lo cho con, chăm con lợn, con gà…”.

Giống như chị Hà, chị Viên Thị Phương mặc dù chưa có con nhỏ, nhưng cũng rất phấn khởi khi được tuyển vào công ty. Vừa nắn nót với những đường kim, mũi chỉ đầu tiên, chị Viên vừa tâm sự: “Tôi chỉ mong sẽ có lương đều và ổn định để gắn bó lâu dài với công ty. Được làm việc ngay tại quê là mong mỏi không chỉ riêng tôi mà của đa số thanh niên trong thôn”.

Chia sẻ của chị Hà, chị Viên cũng chính là tâm tư, trăn trở của anh Ôn Tiến Dũng Sinh – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Tam Đảo. Anh Sinh cho hay, là con em của đồng bào dân tộc Sán Dìu, anh đã rất cố gắng và nếm trải nhiều thất bại để trở thành chủ 2 doanh nghiệp là: Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ và Giáo dục Quốc gia và Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ Bếp Việt. Tuy nhiên, không bằng lòng với những gì đã làm được cho cá nhân, cho gia đình; càng ra ngoài xã hội, tiếp cận với nhiều cái mới mẻ, anh Sinh càng nghĩ nhiều đến những đồng bào Sán Dìu ở quê hương: “Từ lâu, tôi đã muốn làm một việc gì đó có ích cho quê hương, cho những bạn trẻ đang mong muốn lập nghiệp như tôi ngày trước. Chính vì vậy, khi có dịp làm việc với những người bạn chuyên may và xuất khẩu túi PP, PE sang thị trường châu Âu, tôi nghĩ ngay tới chuyện “kiếm việc” cho người dân trong thôn làm”.

Nghĩ là làm, tháng 5/2018, anh Ôn Tiến Dũng Sinh bắt đầu triển khai xây dựng xưởng may, văn phòng, bếp ăn ngay trên diện tích gần 1 héc-ta đất của gia đình. Đồng thời với việc xây nhà xưởng, anh đầu tư mua hơn 50 máy may điện tử để phục vụ việc may túi PP, PE. Để hoạt động của xưởng may được triển khai thuận lợi, trước đó anh Sinh đã đặt 10 máy may tại Hải Dương để kiểm tra công suất, chất lượng cũng như thực hiện đào tạo để có được những công nhân lành nghề đầu tiên. Sau khi thấy mọi việc tiến triển tốt, anh mới quyết định triển khai quy mô tại quê hương mình.

Theo anh Sinh, nhu cầu được tham gia làm việc tại xưởng may của công ty khá lớn, tuy nhiên, bước đầu anh mới đưa vào hoạt động hơn 50 máy may, nên mới tuyển gần 70 công nhân.

Dẫn chúng tôi đi thăm cơ ngơi mới của công ty, anh Sinh chỉ về phía con đường xe vào, xe ra vừa được công ty mở rộng và cho biết: Hiện đơn vị xuất khẩu các sản phẩm túi PP, PE mà Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Tam Đảo phối hợp đã có đơn hàng xuất khẩu trong vài năm tới, nên đầu ra cho sản phẩm là hoàn toàn yên tâm. Nếu mọi việc thuận lợi, công ty sẽ mở rộng quy mô lớn hơn vài ba lần so với hiện tại.

Được biết, hiện tại với các công nhân học nghề, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Tam Đảo có hỗ trợ 3 tháng với các sản phẩm học việc đầu tay, từ tháng thứ tư, công nhân sẽ được trả lương theo sản phẩm hoàn thiện, với mục tiêu đạt mức lương trung bình 4 – 5 triệu đồng/người/tháng.

Tất cả mới chỉ là khởi đầu, mọi việc vẫn đang còn ở phía trước, nhưng với anh Ôn Tiến Dũng Sinh, sự ra đời của xưởng may là một niềm vui lớn – thậm chí lớn hơn cả những thành công trong kinh doanh mà anh đã đạt được. Bởi đây chính là cơ hội để anh đóng góp công sức nhỏ bé của mình cho quê hương. Tin rằng, có một người đứng đầu trách nhiệm và nặng lòng với quê hương như anh Ôn Tiến Dũng Sinh, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Tam Đảo sẽ có những bước đi hiệu quả.

Hoàng Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Khởi nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Xem thêm