Thứ tư 07/05/2025 06:12

Khởi công dự án VSIP Lạng Sơn: Động lực thúc đẩy công nghiệp địa phương phát triển

Ngày 14/6, đã diễn ra lễ khởi công dự án VSIP Lạng Sơn trên diện tích 600 ha tại xã Hồ Sơn và Hòa Thắng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

Lễ khởi công do Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP JSC) tổ chức. Buổi lễ có sự chứng kiến của lãnh đạo Trung ương và lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn, thể hiện sự hỗ trợ không ngừng của Chính phủ Việt Nam đối với VSIP và các dự án do VSIP Group triển khai, như là một động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp tại Việt Nam.

Lễ khởi công Khu Công nghiệp VSIP Lạng Sơn

Tỉnh Lạng Sơn nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội mới của tỉnh Lạng Sơn, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu quy hoạch đặt ra là xây dựng tỉnh Lạng Sơn trở thành một động lực tăng trưởng, một trung tâm kinh tế của vùng trung du và miền núi phía Bắc trước năm 2030, và là một cầu nối ngày càng quan trọng trong các hoạt động thương mại xuyên biên giới.

Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng chiều dài 60 km - đoạn cuối cùng của tuyến cao tốc Bắc - Nam, đã được phát lệnh khởi công vào tháng 4/2024, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2026. Sau khi hoàn thành, tuyến cao tốc này sẽ là cầu nối quan trọng trong tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Quảng Tây) - Lạng Sơn - Hải Phòng - Quảng Ninh, tạo lợi thế hơn nữa để Việt Nam trở thành một cửa ngõ giao lưu thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Tuyến cao tốc Bắc - Nam cũng sẽ khuyến khích phát triển công nghiệp từ thành phố Hà Nội - đô thị loại 1 đến tỉnh Lạng Sơn - đô thị loại 3. VSIP Lạng Sơn sẽ ở vị trí chiến lược để khai thác sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế miền Bắc Việt Nam và miền Nam Trung Quốc, nhằm phục vụ hệ sinh thái chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm điện tử tiêu dùng cao cấp, ô tô, thực phẩm và ngành công nghiệp đồ uống.

Với tầm quan trọng ngày càng tăng của việc kết hợp các hoạt động bền vững vào hoạt động kinh doanh, các nhà sản xuất đang dần chuyển đổi sang các nhà máy xanh và áp dụng các giải pháp khử cacbon và tiết kiệm năng lượng. Để đáp ứng nhu cầu này, VSIP Lạng Sơn sẽ kết hợp các giải pháp bền vững phù hợp với địa điểm hoạt động kinh doanh của dự án.

Danh mục đầu tư của VSIP hiện bao gồm 18 khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ trên khắp Việt Nam, với tổng diện tích đất được cấp phép là 11.588 ha. Các dự án đang hoạt động thu hút 930 khách hàng đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư 21 tỷ USD và tạo việc làm cho hơn 300.000 lao động.

Phát biểu tại lễ khởi công, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu khẳng định, việc triển khai, hoàn thành đầu tư hạ tầng đưa khu công nghiệp này vào hoạt động sẽ đem lại lợi ích lớn cho nhà đầu tư, đóng góp tích cực vào việc nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất khẩu hàng hóa của tỉnh, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho lao động địa phương, tăng thu cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Đồng thời, khẳng định chủ trương nhất quán của tỉnh Lạng Sơn trong nỗ lực cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Để dự án Khu Công nghiệp VSIP Lạng Sơn được thực hiện thành công, triển khai đúng tiến độ, hoàn thành mục tiêu đã đề ra, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị, các sở, ban, ngành quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kịp thời hỗ trợ nhà đầu tư giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai dự án.

UBND huyện Hữu Lũng tập trung quyết liệt giải phóng mặt bằng, bảo đảm các chế độ, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho các hộ dân phù hợp với thực tế và đúng quy định pháp luật; chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân để tạo sự đồng thuận, góp phần đẩy nhanh tiến độ dự án.

Nhân dân hai xã Hồ Sơn và Hòa Thắng, huyện Hữu Lũng tiếp tục ủng hộ chủ trương thực hiện dự án, phối hợp tốt với chính quyền địa phương trong giải phóng mặt bằng đáp ứng tiến độ bàn giao đất cho dự án; tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư triển khai dự án theo kế hoạch.

Nhà đầu tư, các đơn vị tư vấn, các nhà thầu tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng; đảm bảo chất lượng, an toàn công trình, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, bảo vệ kết cấu hạ tầng khu vực dự án...

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Lạng Sơn

Tin cùng chuyên mục

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng