Khai thác tiềm năng xuất nhập khẩu với thị trường Nam Á

Nam Á là thị trường nhập khẩu hàng hoá màu mỡ. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa khai thác hết tiềm năng từ thị trường này. Nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường, mở rộng quan hệ với các đối tác nhập khẩu tại Nam Á, chiều 23/11, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) đã tổ chức hội thảo "Cơ hội xuất nhập khẩu với khu vực Nam Á kết hợp kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Nam Á".

Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), châu Á là thị trường gần gũi đối với Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường các nước Nam Á ít được nhắc đến và khai thác tối đa lợi nhuận. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa hình dung hết Nam Á gồm các quốc gia nào. Hầu hết các doanh nghiệp đều thấy thiếu thông tin về thị trường này và gặp khó khăn trong di chuyển đi lại.

Thị trường còn nhiều dư địa

Mặc dù vậy, Nam Á là một thị trường xuất khẩu tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Trên thực tế, Nam Á là thị trường có quy mô lớn khi nhiều nước có số dân nằm trong nhóm 10 nước đông dân nhất trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của toàn khu vực trong thập kỷ qua là 4,8%, trong đó Bangladesh và Ấn Độ có tốc độ tăng trưởng cao nhất.

Theo số liệu của Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Ấn Độ hiện là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Nam Á. Trong khi đó, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 17 trên thế giới của Ấn Độ. Trong những năm qua, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ liên tục tăng trưởng. Trong 10 tháng đầu năm 2021, kim ngạch thương mại Việt Nam - Ấn Độ đạt 11 tỷ USD, tăng 37,7% so với cùng kỳ năm 2020. Nông sản, thủy sản là lĩnh vực Việt Nam và Ấn Độ còn nhiều tiềm năng, dư địa hợp tác và có thể bổ sung cho nhau. Các sản phẩm nông, thủy sản mà Việt Nam muốn đẩy mạnh xuất khẩu có thể kể đến như hoa quả chế biến, trái cây tươi (mà cụ thể là quả thanh long), chè, cà phê, gia vị, ngũ cốc và các loại hạt, sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, cá tra/basa… Đây cũng là các sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng Ấn Độ cũng như phục vụ cho các doanh nghiệp Ấn Độ chế biến xuất khẩu.

Khai thác tiềm năng xuất nhập khẩu với thị trường Nam Á

Tại hội thảo, chia sẻ thông tin về thị trường Ấn Độ, ông Bùi Trung Thướng - Tham tán thương mại Việt Nam tại Ấn Độ, cho biết: với quy mô dân số lớn với sức mua gần 1,4 tỷ người, gấp hơn 2 lần ASEAN, xã hội Ấn Độ rất đa dạng, phân hóa giàu nghèo và giai tầng trong xã hội còn rất lớn, theo một báo cáo gần đây, chỉ 5% số lượng người giàu nhất Ấn Độ đã chiếm gần 70% tổng tài sản quốc gia.

Tổng tài sản của 1% người giàu nhất Ấn Độ gấp hơn 4 lần tài sản của 70% dân số nghèo Ấn Độ. Theo báo cáo của IMF, thu nhập bình quân đầu người của Ấn Độ đạt khoảng 2.200 USD trong năm 2021, do đó, Ấn Độ là một thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam với dải sản phẩm trải rộng từ những sản phẩm yêu cầu chất lượng thấp, trung bình đến cao cấp. Các doanh nghiệp xuất khẩu nên xác định rõ phân khúc khách hàng muốn hướng tới, từ đó có chiến lược kinh doanh phù hợp.

Một thị trường tiềm năng khác đối với doanh nghiệp Việt Nam là Bangladesh. Với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 6,4% trong 10 năm qua, Bangladesh là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Nam Á. Mặc dù năm 2020, nhiều nền kinh tế ghi nhận mức tăng trưởng âm thì Bangladesh là một trong số ít các quốc gia tăng trưởng dương và đạt mức tăng trưởng 2,4%. Kinh tế Bangladesh phụ thuộc phần lớn vào ngành dệt may. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này ngày càng tăng và chiếm tới 80% kim ngạch xuất khẩu của quốc gia này trong 20 năm qua. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Bangladesh bao gồm: điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt, may, xơ, sợi dệt các loại, clinker và xi măng, nguyên phụ liệu dệt may, da, giày, chất dẻo nguyên liệu, sản phẩm hóa chất, sản phẩm từ sắt thép.

Doanh nghiệp cần thận trọng khi khai thác thị trường

Ấn Độ có hệ thống luật pháp theo hệ quy chuẩn của nước Anh, tương đối đồng bộ, chi tiết và cụ thể; tuy nhiên cũng khá phức tạp và khó hiểu. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần hết sức lưu ý trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng, cần áp dụng các điều khoản giao hàng, thanh toán sao cho đảm bảo lợi ích và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp Việt Nam.

Theo đó, hợp đồng phải được ký kết bằng văn bản với các điều khoản rõ ràng, sử dụng phương pháp thanh toán L/C trả ngay, không hủy ngang, mua bảo hiểm hàng hóa, không chấp nhận các điều kiện thanh toán có nhiều rủi ro như D/A hoặc D/P. Khi ký kết hợp đồng hoặc trao đổi cần tìm hiểu rõ thông tin cá nhân và pháp nhân của đối tác như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận xuất nhập khẩu, họ tên, số điện thoại, địa chỉ email, số tài khoản ngân hàng, số chứng minh người liên hệ, người ký hợp đồng….

Tương tự, đối với thị trường Bangladesh, theo doanh nhân Đỗ Trọng - Trưởng ban liên lạc người Việt tại Bangladesh, doanh nghiệp cần thận trọng khi tiếp cận thông tin, cần xác minh đánh giá doanh nghiệp, trạng thái doanh nghiệp. Đồng thời, ông Trọng cho biết, Bangladesh là quốc gia có nhiều thủ tục giấy tờ, trong đó có nhiều giấy phép con. Vì vậy, khi tiếp cận thị trường, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thật kỹ các thủ tục cần thiết. Doanh nghiệp cũng cần thận trọng với pháp luật của nước bạn, không nên vội vàng chuyển tiền cho phía đối tác, đồng thời cần nhất quán trong từng câu chữ trong hợp đồng. Mặt khác, các doanh nghiệp cần phải thận trọng với các cơ quan không chính thức, nên tận dụng sự giúp đỡ của các cơ quan tại Việt Nam. Khi bắt đầu xâm nhập thị trường Bangladesh, doanh nghiệp nên cử đại diện tới đây.

Thu Thủy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Tin mới nhất

Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam(Online Friday) đã được 10 năm, góp phần thúc đẩy sự bứt phá thương mại điện tử Việt Nam.
Ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024

Ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024

Thúc đẩy thông điệp tự hào hàng Việt trên môi trường số, ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng Bộ Công Thương, doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024.
Kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp

Kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp

Theo Cục phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương sản phẩm kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra áp dụng chống bán phá giá và chống trợ cấp.
Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Đề xuất tăng thuế nhập khẩu của ông Trump khiến doanh nghiệp Mỹ đẩy nhanh nhập hàng để tích trữ, đây là cơ hội cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.
Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Ý định thư về hợp tác Halal giúp giải quyết một trong những khó khăn lớn của doanh nghiệp trong nước khi xuất khẩu sang thị trường Malaysia về chứng chỉ Halal.

Tin cùng chuyên mục

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024) diễn ra từ ngày 25/11 và kéo dài đến 1/12/2024.
Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Theo chuyên gia, để giữ được miếng bánh thị phần, doanh nghiệp ngành cơ khí cần nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động thích ứng chuỗi cung ứng.
Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Từ ngày 22-26/11, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp tổ chức “Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”.
Ngành dịch vụ logistics thích hợp với

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Trong ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp ngành dịch vụ logistics Việt đang có sự chuyển mình mạnh mẽ và bổ trợ lẫn nhau cùng phát triển.
Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp đậu tương nhiều nhất cho Việt Nam trong 10 tháng đạt 1,07 triệu tấn, tăng 20% về lượng và tăng 0,9% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Tối 22/11, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024.
Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Tại tọa đàm “Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số”, diễn giả đã nêu thách thức, giải pháp để hàng Việt “cất cánh” trên môi trường số.
Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Chính sách xanh trên toàn cầu đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến dòng chảy thương mại và xu hướng thu hút đầu tư của Việt Nam.
Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản chiếm chưa tới 2% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Nhật Bản.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng cục Hải quan vừa thông tin tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu tháng 11/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 681 tỷ USD.
Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Chiều 21/11, Cục Xúc tiến thương mại và Cơ quan Xúc tiến thương mại Malaysia chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ trong hoạt động xúc tiến thương mại.
Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Sáng nay 22/11, Báo Công Thương tổ chức tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’.
Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Tối 21/11, tại quảng trường Trung tâm Thương mại Royal City, Thanh Xuân, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024.
Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Năm 2024, dự kiến, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước có thể đạt con số 800 tỷ USD, là con số kỷ lục từ trước đến nay.
Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Theo ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia.
Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao khai mạc sáng 21/11 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.
Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

Công nghệ số phát triển đã tác động đến ngành bán buôn, bán lẻ tại Việt Nam. Trong bối cảnh này, hỗ trợ chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, không thể chậm trễ.
10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Tại kỳ hội chợ Global Sourcing Expo Austrlia 2024, Việt Nam có 10 doanh nghiệp dệt may tham gia với 10 gian hàng.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài, thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam tiếp tục là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội.
Tổng cục Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Tổng cục Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Tổng cục Hải quan cảnh báo nhiều chiêu trò trốn thuế và yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát nhập khẩu mặt hàng thép.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động