Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Theo ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia.
Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024 Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Thương mại điện tử đã đạt mục tiêu đề ra

Trong khuôn khổ Diễn đàn chuyển đổi số ngành Công Thương 2024 diễn ra sáng nay (21/11), ông Nguyễn Văn Minh - Tổng Biên tập Báo Công Thương (Bộ Công Thương) đã điều phối phiên tọa đàm về thúc đẩy chuyển đổi số ngành Công Thương.

Cùng tham dự tọa đàm có ông Trần Minh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ Thông tin và Truyền thông); bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương); ông Nguyễn Ngọc Thành - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương); ông Nguyễn Thế Hiệp - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội; ông Võ Quang Lâm - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; bà Đặng Thùy Trang - Giám đốc Đối ngoại Grab Việt Nam; ông Nguyễn Tuấn Anh - Giám đốc tư vấn Chuyển đổi số và dịch vụ chuyển đổi số bền vững (FPT Digital).

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia
Ông Nguyễn Văn Minh, Tổng Biên tập Báo Công Thương đã điều phối phiên tọa đàm về thúc đẩy chuyển đổi số ngành Công Thương.

Trả lời câu hỏi về mục tiêu tổng thể của thương mại điện tử và kinh tế số, những hạn chế, vướng mắc, định hướng phát triển trong thời gian tới của ông Nguyễn Văn Minh, bà Lại Việt Anh khẳng định, thương mại điện tử chính là một trong những lĩnh vực dẫn dắt kinh tế số và chuyển đổi số phát triển, đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Kế hoạch tổng thể cho thương mại điện tử Việt Nam trong giai đoạn 2021 - 2025 đã đặt ra nhiều mục tiêu lớn, đến nay mặc dù chưa đến năm kết thúc nhưng có thể nói đã đạt được mục tiêu đề ra.

Trong đó, mục tiêu về tốc độ tăng trưởng đã đạt từ 20-30%/năm. Về độ phủ đối với người dân, người tiêu dùng, doanh nghiệp đều đã ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh là rất lớn. Về tốc độ tăng trưởng, đến quy mô của thị trường thương mại điện tử Việt Nam đứng hàng thứ ba Đông Nam Á.

Tuy nhiên, theo bà Lại Việt Anh, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hiện nay khá nóng nên có thể đi kèm những vấn đề như các vấn đề cạnh tranh, hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ, sự tham gia của các doanh nghiệp chưa đồng đều. Bên cạnh đó, giao dịch thương mại điện tử ở các địa phương hiện nay chưa đồng đều, chủ yếu tập trung tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Chính vì vậy, bà Lại Việt Anh đề nghị các Sở Công Thương địa phương cùng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương có những biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp tại địa phương. Đặc biệt là thúc đẩy hàng Việt trên môi trường trực tuyến, thúc đẩy năng lực cạnh tranh của hàng Việt, canh tranh mạnh mẽ hơn với các doanh nghiệp ngoài Việt Nam.

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia
Tại tọa đàm, các diễn giả nêu những định hướng phát triển thương mại điện tử và kinh tế số trong thời gian tới

Về định hướng thương mại điện tử trong tương lai, bà Lại Việt Anh cho biết một trong những định hướng của kế hoạch tổng thể đặt ra là phát triển thương mại điện tử bền vững. Trong đó, đòi hỏi sự cân bằng ở nhiều yếu tố như: Sự cân bằng giữa lợi ích người tiêu dùng và doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài,... để có thị trường mang tính cạnh tranh bình đẳng. Đặc biệt là sự cân bằng giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với mục tiêu xã hội và môi trường.

Định hướng tiếp theo đối với thương mại điện tử là phải phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu. Vì trong thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ số thay đổi “chóng mặt”, do đó yêu cầu nguồn nhân lực thương mại điện tử giai đoạn mới phải được quan tâm, phát triển.

Kinh tế số đóng góp quan trọng trong tăng trưởng GDP

Tại tọa đàm, chia sẻ về chuyển đổi số, theo ông Trần Minh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ Thông tin và Truyền thông) đây là năm thứ 5 Việt Nam triển khai Chiến lược quốc gia về Chuyển đổi số, và là năm thứ 3 Việt Nam triển khai Chiến lược quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số.

Tốc độ phát triển kinh tế số của Việt Nam liên tục năm 2022, 2023 cao nhất Đông Nam Á. Theo các tổ chức nước ngoài đánh giá Việt Nam là nước dẫn dắt trong khu vực trong phát triển kinh tế số với tốc độ tăng trưởng trung bình gấp 3 lần GDP. Kinh tế số đã đóng góp quan trọng trong tăng trưởng GDP.

Cũng theo ông Tuấn, hiện nay, không gian của kinh tế số các ngành, lĩnh vực rất lớn, vai trò thúc đẩy của các bộ, ngành cũng không nhỏ. Ngành Công Thương có 3 lĩnh vực rất quan trọng cần phải thúc đẩy kinh tế số giai đoạn năm 2025.

Thứ nhất là lĩnh vực thương mại điện tử thúc đẩy thông qua chuyển đổi số bán buôn, bán lẻ. Thứ hai là thúc đẩy chuyển đổi số lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là công nghệp chế biến chế tạo. Và thứ ba là chuyển đổi số lĩnh vực logistics.

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia. Đặc biệt là kinh tế số ngành, lĩnh vực Công Thương,” ông Tuấn nói.

Theo báo cáo “Kinh tế số Đông Năm Á năm 2024" do Google - Temasek công bố ngày 05/11 vừa qua, ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD trong năm nay, tăng 16% so với năm ngoái. Thương mại điện tử bán lẻ vẫn tiếp tục là trụ cột khi đóng góp 22 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.
Minh Quang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

Công nghệ số phát triển đã tác động đến ngành bán buôn, bán lẻ tại Việt Nam. Trong bối cảnh này, hỗ trợ chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, không thể chậm trễ.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài, thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam tiếp tục là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội.
Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Theo chương trình, sự kiện quốc gia về thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024 sẽ bao gồm nhiều nội dung quan trọng, hấp dẫn.
Tăng trách nhiệm của sàn thương mại điện tử trong ngăn chặn hàng giả, hàng lậu

Tăng trách nhiệm của sàn thương mại điện tử trong ngăn chặn hàng giả, hàng lậu

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đề xuất, cần tăng cường trách nhiệm của các sàn thương mại điện tử trong trong ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu,...
Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

Online Friday 2024 không chỉ là sự kiện mua sắm trực tuyến lớn nhất năm mà minh chứng cho bước tiến mạnh mẽ của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử.
3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024 sẽ diễn ra vào ngày 21/11, tại Khách sạn Đối ngoại (Hà Nội) với khoảng 1.000 đại biểu tham dự.
Mô hình

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Mô hình canh tác lúa-tôm vốn không xa lạ với người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng sản phẩm gạo lúa tôm vẫn còn khá mới mẻ đối với người tiêu dùng Việt.
Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Vừa qua, Công ty Coca-Cola Việt Nam đã khởi động dự án “Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử sản phẩm sơn mài truyền thống cho phụ nữ Duyên Thái".
Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Nền kinh tế số Việt Nam giữ vững mức tăng trưởng hai con số, chạm mốc 36 tỷ USD, được thúc đẩy chủ yếu bởi lĩnh vực thương mại điện tử và du lịch trực tuyến.
Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 thúc đẩy thông điệp tự hào hàng Việt trên môi trường số.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo tăng cường quản lý đối với hàng hoá nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.
Bộ Công Thương ra

Bộ Công Thương ra 'tối hậu thư' với sàn thương mại điện tử Temu, Shein

Bộ Công Thương đã làm việc với đại diện của sàn thương mại điện tử Temu, Shein và yêu cầu phải hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh trong tháng 11/2024.
Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Từ 0 giờ ngày 29/11, Online Friday 2024 sẽ chính thức mở ra chuỗi "60 giờ săn khuyến mãi toàn quốc" với hàng ngàn sản phẩm được giảm giá, đảm bảo chất lượng.
Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử

Xu hướng tiêu dùng xanh đã và đang “gõ cửa” ngày càng nhiều người tiêu dùng Việt Nam, doanh nghiệp Việt đã thúc đẩy sản phẩm của mình lên sàn thương mại điện tử
Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%

Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%

So với năm 2023, ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%, tốc độ nhanh thứ 3 khu vực sau Philippines (23%) và Thái Lan (19%).
Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế số, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Hà Nội tìm kiếm cơ hội kinh doanh hiệu quả trong thời đại công nghệ số.
Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, số thuế các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã nộp khoảng 94,6 nghìn tỷ đồng.
Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Sàn thương mại điện tử Amazon cho biết, đã nhận được một số báo cáo về tình trạng mạo danh Amazon và nhân viên Amazon để thực hiện các hành vi lừa đảo.
Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số: Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã tới vùng sâu, vùng xa.
Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Nền tảng HKDO được thiết kế để kết hợp các lợi ích của thương mại truyền thống với sức mạnh của thương mại điện tử.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động