Thứ ba 05/11/2024 17:23

Italy sẽ đầu tư hơn 1,3 tỷ đô vào Việt Nam thông qua hợp tác thương mại

Tập đoàn Bảo hiểm và Tài chính tín dụng SACE, Italy tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư vào Việt Nam qua các dự án mới công bố có giá trị tổng 1,3 tỷ USD.

Tập đoàn Bảo hiểm và Tài chính tín dụng SACE, (thuộc Bộ Kinh tế và Tài chính Italy) vừa chính thức công bố thông tin này tại TP. Hồ Chí Minh. Nguồn vốn này sẽ được triển khai tại Việt Nam trong giai đoạn 2024-2025, tập trung vào các lĩnh vực: Thiết bị điện, ô tô và năng lượng tái tạo trong nông nghiệp, logistics,...

Bà Michal Ron, Giám đốc Kinh doanh Quốc tế Tập đoàn Bảo hiểm và Tài chính tín dụng SACE cho biết, kế hoạch đầu tư này đánh dấu điểm đến đầu tiên trong hành trình mở rộng hoạt động sang thị trường Đông Nam Á.

"Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho các công ty của Italy đang tìm cơ hội đầu tư. Với việc công bố kế hoạch hỗ trợ vốn lên đến 1,3 tỷ USD, các doanh nghiệp Italy cũng như Việt Nam sẽ dễ dàng tiếp cận công nghệ và nguồn cung ứng từ Italy để thúc đẩy đầu tư và phát triển", bà Michal Ron khẳng định.

Bà Michal Ron, Giám đốc Kinh doanh Quốc tế Tập đoàn Bảo hiểm và Tài chính tín dụng SACE chia sẻ thông tin đầu tư vào Việt Nam. (Ảnh SACE)

Giám đốc Kinh doanh Quốc tế của SACE tiết lộ, hiện tại có hơn 500-600 triệu USD đang được trao đổi với các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam. Hãng kỳ vọng đến cuối năm nay sẽ đạt được các thỏa thuận tài chính trị giá khoảng 370-380 triệu USD.

Trong giai đoạn 2018-2022, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất khu vực, trung bình gần 5% GDP hằng năm. Với cam kết "cởi mở" thông qua các hiệp định thương mại song phương và đa phương đã giúp Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư lý tưởng, ngày càng thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp Italy, điển hình là kim ngạch thương mại song phương đã đạt hơn 6 tỷ euro vào năm ngoái.

Tại buổi họp báo, ông Marco Della Seta, Đại sứ Italy tại Việt Nam, chia sẻ: "Năm 2023, Italy xuất khẩu sang Việt Nam 1,7 tỷ Euro trong khi Việt Nam xuất khẩu sang Italy đến 4,4 tỷ Euro. Cán cân thương mại Việt Nam - Italy khá chênh lệch tuy nhiên chúng tôi không lo lắng nhiều. Italy đang đặt mục tiêu trở thành đối tác thương mại và công nghiệp chiến lược của Việt Nam. Trong thời gian tới, thương mại hai nước sẽ còn tăng lên, và với chiến lược đầu tư vào Việt Nam, khi xuất khẩu của Việt Nam tăng thì chúng tôi cũng có lợi".

Sở hữu danh mục giao dịch trị giá 260 tỷ USD, SACE hoạt động như một “chất xúc tác” thương mại, cung cấp cho các Tập đoàn và Chính phủ các nước trên thế giới giải pháp bảo hiểm và tài chính toàn diện. Nhờ vậy, các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận công nghệ và sản phẩm tiên tiến từ Italy để thúc đẩy hoạt động đầu tư và phát triển. Tại Việt Nam, bắt đầu từ năm 2021, một số Tập đoàn lớn như Nutifood (31 triệu USD), PVPower (200 triệu USD)… cũng đã hợp tác với SACE trong việc thực hiện các dự án đầu tư quan trọng.

Bà Michal Ron cho biết thêm: “Sự phát triển kinh tế nhanh chóng và vai trò quan trọng trong chuỗi công nghiệp toàn cầu đã giúp Việt Nam trở thành một đối tác nhiều tiềm năng của Italy. Thông qua việc xây dựng đội ngũ tại TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi đang đánh giá cho việc đầu tư hơn 1,3 tỷ USD vào các dự án mới mang tính thách thức và sẵn sàng hỗ trợ các công ty Italy. Ngoài ra, trong tương lai, SACE sẽ ưu tiên các lĩnh vực thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như thực phẩm - đồ uống đặc biệt là cà phê và các mặt nông nghiệp khác; hàng hóa; điện; hậu cần; y tế - chăm sóc sức khỏe… cũng đang được cân nhắc đầu tư”.

Được biết, trong khuôn khổ chương trình Chiến lược Thúc đẩy (Push Strategy), SACE cung cấp cho các tập đoàn quốc tế khả năng tiếp cận nguồn tài chính trung và dài hạn nhằm hỗ trợ các kế hoạch đầu tư và tăng trưởng của doanh nghiệp.

Một phần cơ bản và không thể thiếu của thỏa thuận với các khách hàng quốc tế là cam kết xem xét nguồn cung "Made in Italy" (sản xuất tại Italy) phù hợp các kế hoạch đầu tư của họ. Cam kết này được thúc đẩy thông qua một loạt các cuộc gặp gỡ kết nối doanh nghiệp (business matching event) do SACE phối hợp cùng các hiệp hội và tổ chức kinh doanh quốc tế thực hiện.

Sau Việt Nam, điểm đến tiếp theo của SACE sẽ là Singapore, với mục tiêu hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của Italy sang các nước ASEAN. Tận dụng vị trí chiến lược của Việt Nam và Singapore trong toàn khu vực, SACE mong muốn góp phần thúc đẩy thương mại và đầu tư, tăng cường kết nối kinh tế tại đây.

Linh Chi
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Tin cùng chuyên mục

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump bất ngờ ám chỉ khả năng thua cuộc

Nga thu phục ‘mắt thần’ của Mỹ, bí mật công nghệ quan trọng bị lộ diện

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 5/11: Nga bắt giữ lính Ukraine ở Kursk; Ukraine bắn hạ 50 UAV của Nga

Bầu cử Mỹ 2024: Thông điệp khép lại chiến dịch tranh cử của ông Trump, bà Harris

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc thăm dò gây chấn động trước giờ G

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris, ông Trump 'so găng' quyết liệt trong 48 giờ tranh cử cuối cùng

WTO kêu gọi tái thiết hệ thống thương mại toàn cầu trong bối cảnh thách thức ngày càng gia tăng

Chiến sự Trung Đông: Israel tấn công bệnh viện ở Lebanon khiến căng thẳng 'leo thang'

‘Mũi kim thép’ của Nga vươn xa 30km, tái định nghĩa pháo binh hiện đại

Israel tấn công nhiều bệnh viện ở Gaza, bằng chứng về Hamas liệu có thuyết phục?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 4/11/2024: Công dân Mỹ giúp tình báo Nga hoạt động ở Ukraine như thế nào?

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cảnh báo rủi ro đối với nền kinh tế châu Á sẽ gia tăng

Kinh tế Hoa Kỳ được dự báo tỏa sáng trước thềm bầu cử Mỹ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 4/11: Ukraine tung 'cú đấm thép' ở Kursk; Nga không kích xuyên đêm vào Kiev

Chiến sự Trung Đông: Rốc-két từ Lebanon tấn công dữ dội vào Israel

Iran tuyên bố đáp trả mạnh mẽ hành động quân sự của Israel

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/11/2024: Tổng tư lệnh Ukraine thừa nhận tình thế như 'cá nằm trên thớt'

Khốc liệt cuộc chiến giữa tác chiến điện tử Nga và UAV Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/11: Nga ‘hạ’ lính đánh thuê Ukraine ở Kursk; Ukraine phá hủy 2 xe tăng Nga

Nga ra mắt tên lửa phóng loạt mới, đối thủ đáng gờm của HIMARS Mỹ?