Thứ hai 23/12/2024 08:38

Huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) sẽ trở thành khu phát triển văn hóa, trải nghiệm

Theo Quy hoạch xây dựng vùng huyện Ba Chẽ đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt, huyện Ba Chẽ sẽ trở thành khu phát triển văn hóa, trải nghiệm hơn 60.000 ha.
Cụ thể, khu quy hoạch chung huyện Ba Chẽ gồm toàn bộ thị trấn Ba Chẽ và 7 xã thuộc địa bàn huyện. Diện tích của đồ án quy hoạch khoảng 60.648 ha, dự báo quy mô dân số đến năm 2040 là khoảng 45.000 - 55.000 người. Phạm vi lập quy hoạch là toàn bộ ranh giới hành chính huyện Ba Chẽ gồm thị trấn Ba Chẽ và 7 xã (Đạp Thanh, Đồn Đạc, Lương Mông, Minh Cầm, Nam Sơn, Thanh Lâm, Thanh Sơn).

Khu vực được quy hoạch có tính chất là nơi hội tụ, gắn kết, giao lưu văn hoá các dân tộc tại huyện Ba Chẽ và bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các dân tộc trong và ngoài tỉnh; là khu vực phát triển du lịch văn hoá, du lịch trải nghiệm gắn với thương mại nông nghiệp và phát triển du lịch cộng đồng trên cơ sở đảm bảo an toàn về quốc phòng – an ninh; là khu vực ưu tiên về kinh tế nông, lâm nghiệp và chế biến lâm sản làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế - xã hội cho huyện Ba Chẽ và góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh. Dự báo đến năm 2030 tỷ lệ đô thị hóa đạt 55%, đến năm 2040 đạt khoảng 60%.

Thi cấy tại Lễ hội Lồng Tồng của Huyện Ba Chẽ

Phân vùng phát triển không gian được chia làm 2 vùng: Vùng 1 (vùng trung tâm) gồm thị trấn Ba Chẽ hiện trạng và một phần các xã Nam Sơn, xã Đồn Đạc; Vùng 2 (vùng miền núi) gồm các xã Lương Mông, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn, Minh Cầm, phần còn lại của các xã Nam Sơn, Đồn Đạc.

Vùng 1 được xác định là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, lấy sông Ba Chẽ là trục cảnh quan chính của đô thị, lấy yếu tố cảnh quan thiên nhiên làm mục tiêu phát triển.

Vùng 2 được tập trung phát triển dược liệu và lâm nghiệp, kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó, về định hướng phát triển không gian, khu vực này tận dụng địa hình, cảnh quan dạng lòng chảo có độ dốc phù hợp để bố trí công trình phục vụ du lịch, khách sạn nghỉ dưỡng... phát triển các tour du lịch, tham quan, dã ngoại, khám phá thiên nhiên.

Thời gian hoàn thành quy hoạch tối đa 12 tháng kể từ ngày nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt.

Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản