Thứ sáu 08/11/2024 10:26

Hơn 100 gian hàng tham dự Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội 2022

Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội 2022 thu hút hơn 100 gian hàng tham dự tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn - quận Tây Hồ - Hà Nội.

Diễn ra từ ngày 18 đến hết ngày 22/5/2022, Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội 2022 tại quận Tây Hồ với các sản phẩm phong phú là hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm, kích cầu tiêu dùng, quảng bá sản phẩm, đưa hàng Việt đến với người dân và du khách trên địa bàn Thủ đô. Tuần hàng Việt lần này có sự tham dự của gần nhiều địa phương trên cả nước như: Hà Giang, Cao Bằng, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Phan Thiết,…

Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội 2022 thu hút nhiều gian hàng đặc sản địa phương

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, các địa phương đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa, kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với phòng chống dịch Covid-19 trong thời kỳ bình thường mới, Sở Công Thương Hà Nội tiếp tục triển khai tổ chức Tuần hàng Việt tại quận Tây Hồ,

Với trên 100 gian hàng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng Việt, Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội 2022 giới thiệu các nhóm ngành hàng tiêu dùng, gồm các sản phẩm nông sản thực phẩm: trái cây, rau, củ các loại; thực phẩm chế biến, thủy hải sản,; điện, điện tử, điện máy, máy tính; đồ gia dụng, nội thất gia đình; thực phẩm, đồ uống, các mặt hàng thiết yếu; thời trang, sản phẩm OCOP, hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích và nhiều đặc sản, sản phẩm có chất lượng cao của từng địa phương.

Thông qua chương trình Tuần hàng Việt, các doanh nghiệp có thêm cơ hội đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu thương hiệu sản phẩm, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm, kích cầu tiêu dùng, đưa hàng Việt đến với người dân và du khách trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Gian hàng làng nghề thêu truyền thống Quất Động

Anh Đỗ Văn Sơn - Chủ cơ sở thêu - Làng nghề thêu truyền thống Quất Động chia sẻ, gia đình anh có truyền thống làm nghề thêu tay lâu đời. Với sản phẩm thêu phong phú như tranh thêu, ga gối, khăn trải bàn, túi thêu…, sản phẩm do cơ sở anh sản xuất đã được nhiều điểm du lịch nổi tiếng trong nước đặt hàng để bán làm quà lưu niệm như Hạ Long, Hội An… Tham gia Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội đã giúp anh tiếp cận trực tiếp với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng để sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với xu thế thị trường. Qua Tuần hàng Việt, sản phẩm thêu của cơ sở anh cũng được người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm du lịch biết đến nhiều hơn, mở rộng được thị trường tiêu thụ.

Sản phẩm chè cổ thụ Shan Tuyết của Hà Giang được người tiêu dùng Thủ đô quan tâm và mua sắm

Thu hút nhiều khách đến thử và mua sản phẩm là gia hàng giới thiệu và bán sản phẩm trà Vạn Long – đặc sản trà cổ thụ Shan Tuyết của Hà Giang. Đại diện công hợp tác xã Minh Quang (huyện Quang Bình – tỉnh Hà Giang) – đơn vị sản xuất và phân phối chia sẻ: các sản phẩm trà cổ thụ Shan Tuyết của hợp tác xã được người dân thủ đô nhiệt tình ủng hộ qua các tuần hàng Việt. Sản phẩm trà của hợp tác xã được chế biến từ 100% là chè Shan Tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi, hoàn toàn không có hóa chất độc hại. Được thu hái và chế biến bởi chính bàn tay của những người dân trong bản.

Như thường lệ, các gian hàng đặc sản vùng miền luôn thu hút lượng khách lớn của thủ đô tham quan và mua sắm. Tại gian hàng của Hợp tác xã Nông sản Tân Việt Á (tỉnh Cao Bằng), khách mua hàng luôn ra vào tấp nập. Đại diện gian hàng chị Nguyễn Thị Dần chia sẻ, các sản phẩm chị mang đến Tuần hàng Việt được người tiêu dùng Thủ đô rất ưa chuộng. Ngay trong ngày khai mạc, Hợp tác xã đã tiêu thụ một lượng lớn đặc sản vùng miền như bánh chưng, thạch đen, miến dong Cao Bằng, mộc nhĩ, nấm hương, lạp sườn…

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan chia sẻ, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp kết nối cung cầu, đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị tiêu thụ, trong thời gian diễn ra Tuần hàng Việt TP Hà Nội 2022, Sở đã mời doanh bán lẻ, siêu thị, tới tham quan gian hàng, tạo cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất tiếp xúc trực tiếp với hệ thống phân phối, xây dựng mối liên kết trong đầu tư sản xuất, cung ứng và tiêu thụ sản phẩm. Qua đây, các doanh nghiệp cũng hiểu rõ hơn những quy định, yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, mẫu mã sản phẩm khi đưa vào hệ thống bán lẻ hiện đại.

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Tuần hàng Việt Nam tại Udon Thani, Thái Lan 2024

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Bộ Công Thương tổ chức Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Sơn La: Tạo thói quen ưu tiên trong mua sắm, sử dụng hàng Việt

Cao Bằng: Hàng Việt Nam chiếm tỷ lệ cao tại kênh phân phối

Sắp tổ chức 'Ngày hội hàng Việt về nông thôn - Sản phẩm OCOP Chợ Mới - An Giang'

Tinh hoa đường phèn xứ Quảng

Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Ninh Bình: Sức mua của người tiêu dùng với hàng Việt Nam ngày càng tăng cao

Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam: Chìa khoá cạnh tranh với hàng nhập ngoại

Quảng Ninh: 30 gian hàng tiêu chuẩn tại Tuần hàng Việt về huyện Ba Chẽ năm 2024

Phú Yên: Lan tỏa tinh thần dùng hàng Việt

Trà Vinh đưa hàng Việt đến người tiêu dùng nông thôn

Đồng Nai: Mở rộng kênh phân phối hàng Việt

Phú Thọ: Tích cực hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Đà Nẵng: Phiên chợ nông sản hướng ứng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Thanh Hóa: Đẩy mạnh Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Hà Nam: Tiếp tục vận động nhân dân xây dựng văn hóa, thói quen tiêu dùng hàng Việt

‘Tick xanh’ cho hàng Việt và câu chuyện niềm tin người tiêu dùng

Xây dựng trung tâm thương mại Việt Nam tại Thuỵ Điển làm 'cầu nối' cho hàng Việt Nam