Chủ nhật 22/12/2024 16:02

Hoãn, hủy đơn hàng nhập khẩu: Doanh nghiệp dệt may tìm giải pháp ứng phó

Cơn khát thiếu nguyên phụ liệu vừa có dấu hiệu hạ nhiệt, doanh nghiệp dệt may trong nước lại đối mặt ngay với tình trạng thiếu đầu ra do các nhà nhập khẩu lớn hoãn, hủy đơn hàng.    

Doanh nghiệp lo lắng

Theo phản ánh của các doanh nghiệp (DN) dệt may trong nước, chỉ trong ba ngày từ 16-18/3, một số nhà nhập khẩu lớn từ EU, Mỹ đã thông báo giãn thời gian giao hàng tới 3-4 tháng để chờ thị trường phục hồi trở lại. Một số mặt hàng mang tính mùa vụ kinh doanh trong tháng 3, tháng 4 rất khó khăn thì hủy đơn hàng, số lượng đơn hàng bị hủy tương tương ứng 3-3,5% sản lượng của cả năm 2020.

Doanh nghiệp dệt may hoang mang trước việc các nhà nhập khẩu lớn hoãn, hủy đơn hàng

Trước mắt, không phải khách hàng nào cũng có thông tin xấu cho DN dệt may Việt Nam, duy chỉ có thị trường Mỹ là có phản ứng sớm nhất. Tại cuộc họp trực tuyến với Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) mới đây, ông Nguyễn Đức Trị- Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dệt may Hòa Thọ cho biết: Đồng loạt các khách hàng tại thị trường Mỹ, đang giao dịch theo phương thức FOB, thông báo ngưng sản xuất, lùi giao hàng, hủy đơn hàng thành phẩm và ngưng việc đặt mua nguyên phụ liệu cho các đơn hàng đã xác nhận. Tổng số hàng bị hủy lên tới 350.000 sản phẩm, tổng số đơn hàng yêu cầu lùi thời gian sản xuất 100.000 sản phẩm, tổng số đơn hàng có nguy cơ bị dừng sản xuất hoặc hủy 150.000 sản phẩm. Đối tác Mỹ cũng đề nghị được lùi thời gian thanh toán tiền thành phẩm từ 30-60 ngày so với thời hạn đang được áp dụng.

Ông Thân Đức Việt- Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cũng lo lắng bày tỏ: Khách hủy toàn bộ các lô hàng đi bằng đường hàng không tới Mỹ, các lô hàng đường biển trong tháng 3 lùi sang tháng 4 và 5. Điều chỉnh giảm số lượng mua hàng các tháng kế tiếp. Hàng trăm ngàn sản phẩm khác sản xuất cho khách hàng Mỹ đang trên chuyền sản xuất thì cũng bị yêu cầu dừng. Khách hàng Hàn Quốc chưa chịu nhận 40.000 sản phẩm sơmi đã sản xuất xong và hoãn luôn đơn hàng 39.000 sản phẩm sản xuất trong tháng 4 theo kế hoạch.

Như vậy, chỉ trong vòng vài ngày diễn tiến nhanh của dịch bệnh trên thế giới và trước quyết định đóng cửa biên giới, cấm tụ tập đông người của EU, Mỹ đã khiến sức tiêu thụ giảm mạnh do nhiều trung tâm thương mại lớn tạm thời đóng cửa. Điều này cũng đã phần nào được dự báo trước khi bắt đầu từ tháng 2 nhu cầu tiêu dùng giảm, các nhà bán lẻ phải dùng nhiều biện pháp như hạ giá, kích cầu khuyến khích tiêu dùng. Tuy vậy, các dự báo đã không thể theo kịp diễn biến quá nhanh của dịch bệnh.

Kiến nghị cụ thể

Theo nhận định của ông Lê Tiến Trường- Tổng Giám đốc Vinatex, diễn biến của dịch Covid-19 sẽ còn rất phức tạp. Để giúp DN tập trung nguồn lực duy trì sản xuất, giữ giá thành hấp dẫn trong điều kiện tổng cầu thị trường xuống thấp, tập đoàn đề nghị Chính phủ: Miễn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và phí công đoàn trong năm 2020 để tạo dòng tiền giúp DN có thể thu xếp trả lương cho người lao động (NLĐ). Nghiên cứu để DN chưa phải nộp thuế thu nhập DN năm 2019 vào thời điểm này mà lùi tới cuối năm 2020; giãn thu thuế VAT tới cuối năm 2020; giãn nộp tiền sử dụng đất năm 2019 tới năm 2021, 2022.

Đề nghị các ngân hàng thương mại nên có chính sách hỗ trợ DN. Cụ thể, với DN đang có dư nợ tại ngân hàng, được hưởng ân hạn chưa phải trả phần tiền lãi và gốc đến hạn trả năm 2020 của các khoản đầu tư dài hạn, DN sẽ tiếp tục trả vào các năm sau. Kéo dài vòng quay của vốn lưu động, từ vốn quay vòng trong 4-6 tháng, nay cho vay 11 tháng, giúp DN không bị rơi vào tình trạng nợ ngắn hạn, quá hạn tại các ngân hàng, không bị hạ loại hoặc chuyển loại tín dụng. Chính phủ cho phép DN được tổ chức sản xuất, xuất khẩu mặt hàng phục vụ phòng dịch để trang trải một phần năng lực sản xuất trống trong thời đoạn khó khăn này.

Riêng Vinatex, ông Lê Tiến Trường khuyến cáo, trước mắt, trong tháng 3 và 4 các DN trong tập đoàn có nhiệm vụ sản xuất phục vụ thị trường trong nước, sản xuất mặt hàng phòng dịch nhằm duy trì việc làm và thu nhập cho người lao động; đàm phán với khách hàng để tránh tối đa thiệt hại, đàm phán với nhà cung cấp để lùi thời gian thanh toán tiền nguyên phụ liệu; tạm dừng các dự án đầu tư trong năm 2020. Với ưu tiên số 1 là giữ chân NLĐ, DN tạm thời không tăng giờ làm, cho NLĐ nghỉ hai ngày/tuần, trong trường hợp khó khăn hơn nữa thì giảm số ngày làm việc của NLĐ.

Việt Nga
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

XSTTH 22/12, xem kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay 22/12/2024, xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22/12

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển