Hoa cắt cành xuất khẩu sang Australia cần xử lý kiểm dịch thực vật mới
Xuất nhập khẩu Thứ hai, 24/01/2022 - 15:23 Theo dõi Congthuong.vn trên
Vì sao hoa Đà Lạt không xuất khẩu được sang Australia? |
Australia là một trong những thị trường truyền thống quan trọng đối với sản phẩm hoa xuất khẩu của Việt Nam suốt 23 năm qua, đặc biệt trong một số năm gần đây. Sản lượng xuất khẩu mỗi năm đạt gần 30 triệu cành hoa/lá trang trí, mang lại doanh thu 5,2 triệu USD/năm (theo Hiệp hội Hoa Đà Lạt, 2021). Một trong những điều kiện kiểm dịch thực vật của Australia là hoa trước khi nhập khẩu phải được xử lý triệt mầm bằng thuốc có hoạt chất Glyphosate.
![]() |
Ngày 24/01/2021, Cục BVTV phối hợp với Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức “Lễ công bố biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật mới đối với hoa cắt cành xuất khẩu sang Australia” |
Theo quy định tại khoản 2, Điều 2 Thông tư số 10/2020/TT-BNNPTNT ngày 9/9/2020 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về ban hành Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam, kể từ ngày 30/6/2021, các thuốc BVTV chứa hoạt chất Glyphosate bị loại khỏi danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe người dân và môi trường. Theo đó, Glyphosate không được sử dụng để triệt mầm hoa xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, Australia chỉ cho phép sử dụng duy nhất hoạt chất Glyphosate đối với hoa cắt cành nhập khẩu.
Để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục xuất khẩu hoa cắt cành sang thị trường Australia, trong thời gian qua Cục BVTV đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và nguồn nước Australia cũng như các đơn vị sản xuất hoa cắt cành trong nước thực hiện nhiều thí nghiệm tìm kiếm các hoạt chất thay thế Glyphosate. Hồ sơ kỹ thuật đã được Cục BVTV nhanh chóng hoàn thiện và gửi tới cơ quan chuyên môn của Australia để xem xét. Đồng thời, Cục cũng tổ chức nhiều cuộc họp song phương với phía Australia theo hình thức trực tuyến để đàm phán về vấn đề này. Với tinh thần hợp tác chặt chẽ và tạo điều kiện cho thương mại, Bộ Nông nghiệp và nguồn nước của Australia đã nhanh chóng thẩm định kết quả khảo nghiệm hoạt chất Metsufuron Methyl.
Sau nhiều tháng đàm phán tích cực, đến nay, Bộ Nông nghiệp và nguồn nước của Australia đã cho phép Việt Nam là nước đầu tiên được phép sử dụng hoạt chất Metsufuron thay thế cho Glyphosate để xử lý cho hoa cắt cành xuất khẩu vào Australia.
Ngày 24/1/2021, Cục BVTV phối hợp với Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức “Lễ công bố biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật mới đối với hoa cắt cành xuất khẩu sang Australia”.
Cục BVTV đề nghị Hiệp hội chủ động phối hợp với các địa phương chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật theo đúng yêu cầu của phía Australia cũng như hoàn thiện các thủ tục theo đúng quy định của Việt Nam để có thể nhanh chóng xuất khẩu hoa cắt cành sang thị trường này. Về phía Cục BVTV sẽ sẵn sàng tập huấn cho các đơn vị có nhu cầu, đồng thời cam kết sẽ đồng hành cùng địa phương và doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu hoa cắt cành.
Trong thời gian tới, Cục BVTV cũng sẽ tiếp tục làm việc với Australia để thử nghiệm hoạt chất khác thay thế cho Glyphosate trên các loại hoa khác xuất khẩu sang Australia. Đồng thời, Cục cũng sẽ hợp tác với các đối tác khác để thúc đẩy việc xuất khẩu hoa cắt cành và lá trang trí của Việt Nam sang các thị trường khác, góp phần phát triển bền vững ngành hoa của Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

EU sửa đổi loạt quy định về thực phẩm nhập khẩu

Kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Latvia

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giảm tốc trong nửa đầu tháng 5

21 khuyến nghị giúp giảm ùn tắc tại cảng Cát Lái

FSIS công nhận 19 nhà máy chế biến cá tra được xuất khẩu vào Mỹ
Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu thanh long vào Australia và New Zealand: Khai thác cơ hội mới

Hiệp định RCEP tạo “đường bay thẳng” cho xuất khẩu điều

Xuất khẩu vải thiều kỳ vọng tăng trưởng ở những thị trường khó tính

Xuất nhập khẩu duy trì đà tăng hai con số

Hơn 11.200 tấn hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Bắc Luân II từ khi thông quan quan trở lại

Thêm 2 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu cá tra vào Liên minh kinh tế Á - Âu

Xuất khẩu tôm sú sang thị trường Bắc Âu: Tiềm năng lớn

Cách nào gia tăng kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản tại thị trường Hoa Kỳ?

Xuất nhập khẩu hàng hóa diễn biến như thế nào những tháng cuối năm?

Nhiều dư địa cho xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tại thị trường Hoa Kỳ

Thị trường Nhật Bản tăng nhập khẩu trái chuối từ Việt Nam

Ngành Công Thương: Hướng tới mục tiêu xuất nhập khẩu bền vững

Xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ: Cách nào để gia tăng thị phần?

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Xuất khẩu hàng hóa vượt 120 tỷ USD, xuất siêu cao

Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt mốc 1 tỷ USD, giá bán áp đảo gạo Thái

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%

Bức tranh xuất khẩu hàng hóa: Nhìn từ các địa phương lọt Top xuất khẩu
