Thứ năm 21/11/2024 17:24

Hỗ trợ việc làm cho người lao động ngoài nước trở về

Nhiều lao động từ nước ngoài trở về là nguồn nhân lực được nhiều công ty săn đón, song cũng không ít người khó tìm được việc làm như mong muốn.

Nâng cao kỹ năng lao động

Anh Hoàng Thế Diễn (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) sau 5 năm làm việc tại Hàn Quốc trở về, không chỉ có số vốn khá do tích góp được mà còn có công việc ưng ý tại Khu công nghiệp Bắc Ninh. Anh Diễn cho biết: “Trong đợt lao động trở về cùng mình, có 5 người tham gia thi tuyển tại khu công nghiệp Bắc Ninh đều được nhận vào làm việc, với mức lương 8 – 15 triệu đồng/tháng (tùy từng người), chưa kể thời gian làm thêm. Biết ngoại ngữ, có kỹ năng nghề là điều kiện cơ bản nhất để tìm kiếm công việc dễ dàng hơn, với mức thu nhập khá”.

Hỗ trợ việc làm cho người lao động ngoài nước trở về. Ảnh: Molisa

Câu chuyện của anh Diễn ở Bắc Ninh chỉ là một ví dụ điển hình. Số liệu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho thấy, 20 năm qua, có gần 150.000 lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài, trong đó số lao động tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)… chiếm nhiều nhất.

Người lao động Việt Nam chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, như cơ khí, may mặc, giày da, lắp ráp điện tử (chiếm 80%); còn lại trong lĩnh vực xây dựng, nông nghiệp, thủy sản, dịch vụ (giúp việc gia đình, chăm sóc người già, người bệnh…).

Mức thu nhập tại nhiều thị trường lao độngnước ngoài hiện nay khá cao, ổn định, như: Thị trường Hàn Quốc từ 1.600 – 2.000 USD/người/tháng. Từ ngày 1/1/2024, Hàn Quốc đã chính thức áp dụng mức lương tối thiểu tính theo giờ lên 9.860 won (tăng 240 Won), đồng thời mức lương tối thiểu tính theo tháng cũng tăng lên 2.060.740 Won, áp dụng cho người lao động làm việc trong tất cả doanh nghiệp, có cả người Việt Nam; Nhật Bản từ 1.200 – 1.500 USD/người/tháng; Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 800 – 1.200 USD/người/tháng; một số quốc gia châu Âu có thu nhập tương tự.

Không chỉ có thêm thu nhập, sau khi trở về nước, hầu hết nguồn lao động này có trình độ tay nghề được nâng lên, do được học hỏi, làm việc ở môi trường có kỹ năng mới. Đây là nền tảng vững chắc giúp họ xây dựng sự nghiệp và ổn định cuộc sống khi trở về quê hương.

Tại một sự kiện về tuyển dụng lao mới đây, ông Baek Seok Hyun - Tùy viên lao động Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam - thông tin, Việt Nam hiện đang dẫn đầu trong số các quốc gia phái cử lao động sang Hàn Quốc làm việc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (Chương trình EPS). Hầu hết chủ sử dụng lao động Hàn Quốc nhận xét lao động Việt Nam làm việc chăm chỉ, cần mẫn, tiếp thu kỹ năng tốt hơn nhiều lao động từ các quốc gia khác.

Minh chứng tại cuộc thi dành cho người lao động tham gia chương trình EPS hồi hương thành công, bao gồm những người lao động đã hồi hương, lập nghiệp thành công ở trong nước và những người lao động tiếp tục quay trở lại Hàn Quốc làm việc, thành công, diễn ra giữa tháng 8/2024, Việt Nam tiếp tục có người lao động đạt giải nhất trong số 16 quốc gia phái cử tham gia cuộc thi, đó là chị Ngô Thị Út Luân đến từ tỉnh Thanh Hóa. Ở hạng mục người lao động EPS tiếp tục trở lại Hàn Quốc làm việc và thành công, Việt Nam có trường hợp của anh Phạm Tiến Hiền đạt giải nhì.

Hỗ trợ việc làm cho người kết thúc hợp đồng

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan một lần nữa nhấn mạnh, việc hỗ trợ, giới thiệu việc làm cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài về nước là một trong những giải pháp quan trọng, có tính nhân văn được nêu rõ tại Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội luôn quan tâm, tạo cơ hội cho người lao động tìm được việc làm, có thu nhập để ổn định cuộc sống sau khi về nước tham gia có hiệu quả vào thị trường lao động trong nước và cũng giúp cho doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam tuyển được những lao động phù hợp với yêu cầu công việc; đồng thời động viên, khuyến khích người lao động yên tâm về nước đúng quy định khi hết hạn hợp đồng lao động, góp phần giảm tỷ lệ lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại nước sở tại.

Cụ thể, hơn 12 năm qua, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo Trung tâm Lao động ngoài nước phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tổ chức gần 90 hội chợ việc làm, phiên giao dịch việc làm, thu hút sự tham gia tuyển dụng của gần 2.000 doanh nghiệp, với nhiều vị trí tuyển dụng phù hợp với trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tác phong làm việc chuyên nghiệp mà người lao động đã trau dồi, tích lũy được trong thời gian làm việc ở nước ngoài; kết nối, tư vấn cho trên 17.000 lượt người lao động.

Tuy nhiên bên cạnh đó còn không ít người lao động trở về chưa tìm được công việc như mong muốn. Chia sẻ của nhiều lao động cho thấy, một trong những nguyên nhân là do họ từng làm việc trong môi trường máy móc, công nghệ hiện đại, khi trở về lại tiếp xúc với doanh nghiệp chưa được đầu tư công nghệ hiện đại, lương thấp nên dễ thất vọng...

Nhằm tạo cơ hội kết nối việc làm cho người lao động và doanh nghiệp, góp phần vào sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan đề nghị Trung tâm Lao động ngoài nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thường xuyên hơn nữa với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các địa phương, Đại sứ quán Hàn Quốc, Nhật Bản, các tổ chức liên quan, doanh nghiệp tổ chức các hoạt động hỗ trợ giới thiệu việc làm để kết nối, tạo việc làm cho những người lao động đã kết thúc hợp đồng làm việc ở nước ngoài về nước, giúp họ ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế của bản thân và gia đình.

Hiện nay, Hàn Quốc và Nhật Bản là những quốc gia có đông người lao động Việt Nam sang làm việc. Hai quốc gia này cũng mong muốn có thêm lao động Việt Nam sang đây làm việc. Tại cuộc gặp gỡ bên lề Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN (ALMM) lần thứ 28 và Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN+3 (ALMM+3) vừa diễn ra tại Singapore, ông Seiji Tanaka - Thứ trưởng phụ trách chính sách của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản - nhấn mạnh, Nhật Bản mong muốn tạo điều kiện cho người Việt Nam học tập và làm việc lâu dài tại Nhật.

Thứ trưởng Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc Kim Ni Suk cũng cho biết, lao động Việt Nam được nhà tuyển dụng Hàn Quốc đánh giá cao. Nếu tình trạng lao động bất hợp pháp được cải thiện, Hàn Quốc sẵn sàng mở rộng chuyển đổi visa E9 (visa dạng phổ thông) sang visa E7 (kỹ sư chuyên ngành) cho lao động Việt Nam, để họ có cơ hội làm việc lâu dài hơn.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường lao động

Tin cùng chuyên mục

Quân khu 9 thực hành diễn tập bắn đạn thật

Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống

Khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Nạn đánh bắt chim trời diễn ra tràn lan ở Hà Tĩnh

Hà Nội: Khẩn cấp chống sạt lở mái đê hữu Đáy ở Quốc Oai

Bắc Giang: Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu về đảm bảo an toàn thực phẩm

Thừa Thiên Huế: Xe chở rác tông lan can cầu treo, hai người mất tích

Truyền thông góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thuốc lá: Kẻ thù không đội trời chung của làn da

Nhân sự 20/11: Bộ Chính trị bổ nhiệm nhân sự; Bộ Công an bổ nhiệm hai lãnh đạo tại tỉnh Bình Dương

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Có mưa rào và dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 21/11/2024: Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi cục bộ có mưa to

Aspire Hub hướng tới hỗ trợ học sinh trường quốc tế và trường song ngữ tại Việt Nam

Thanh Trì (Hà Nội): Rác thải bủa vây vỉa hè đường Phạm Tu gây ô nhiễm môi trường

Cần triển khai nhiều hơn mô hình phòng, chống đuối nước đối với trẻ em

Nhiều khách 'sập bẫy' khi đăng ký dịch vụ lưu trú, mua sắm trước thềm Festival hoa Đà Lạt

Chiêm ngưỡng những thiết kế thời trang tái chế độc đáo của học sinh dân tộc thiểu số ở Gia Lai

Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh: Xây dựng môi trường học tập hiện đại, phù hợp thực tế

Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp: Nhiều giải pháp đổi mới trong đào tạo

Cảnh giác với “thủ đoạn mới” giả mạo ứng dụng CSKH EVNSPC để lừa đảo khách hàng sử dụng điện