Hiệp định VPA/FLEGT: Để gỗ Việt Nam vươn xa

Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) thuộc Chương trình Thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) (gọi tắt là VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và EU dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm 2015. Việc VPA được ký kết không chỉ mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam vào thị trường EU mà kèm theo đó là những thách thức cũng như rất nhiều công việc mà cả phía Chính phủ, các cơ quan quản lý và doanh nghiệp phải làm.
Hiệp định VPA/FLEGT: Để gỗ Việt Nam vươn xa

Công cụ cho ngành gỗ Việt Nam phát triển bền vững

VPA/FLEGT là hiệp định thương mại song phương được ký kết giữa EU với quốc gia đối tác xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Theo đó, quốc gia đối tác cam kết xây dựng hệ thống kiểm soát gỗ hợp pháp và cấp phép FLEGT, đồng thời bảo đảm rằng chỉ có gỗ và sản phẩm gỗ có nguồn gốc hợp pháp mới được xuất khẩu vào thị trường EU.

Theo bà Nguyễn Tường Vân - Chánh văn phòng Ban chỉ đạo VPA/FLEGT, Tổng cục Lâm nghiệp: Mục đích của việc đàm phán Hiệp định VPA/FLEGT giữa Việt Nam và EU là nhằm đạt được một thỏa thuận tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam mở rộng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường EU và tăng khả năng thích ứng của họ với quy định về trách nhiệm giải trình tại Quy chế gỗ hợp pháp của EU (EUTR) có hiệu lực từ tháng 3/2013. Nội dung chính của hiệp định là Việt Nam phải xây dựng hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (gọi tắt là TLAS). Một hệ như vậy sẽ bao gồm 5 thành phần chính, gồm: Định nghĩa gỗ hợp pháp; kiểm soát chuỗi cung ứng; xác minh tính tuân thủ về định nghĩa gỗ hợp pháp của các tổ chức và hộ gia đình; hệ thống cấp phép FLEGT và đánh giá độc lập.

Bà Vân nhấn mạnh: Thách thức lớn nhất trong quá trình đàm phán là hệ thống TLAS của ta vừa phải đáp ứng được yêu cầu theo quy định quốc tế về truy suất nguồn gốc gỗ lại vừa không phát sinh thêm thủ tục hành chính, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Muốn làm được điều đó, cần có sự vào cuộc của các doanh nghiệp, hiệp hội ngay trong tiến trình đàm phán để góp ý, nâng cao hiểu biết về nội dung cam kết và dễ dàng tuân thủ hiệp định sau khi ký kết.

Hiệp định VPA/FLEGT: Để gỗ Việt Nam vươn xa

Thách thức và cơ hội cho các doanh nghiệp

Hiện Việt Nam có hơn 3.500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gỗ với trên 300.000 lao động (theo báo cáo “Tiến trình đàm phán Hiệp định VPA/FLEGT giữa Việt Nam và EU” của Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tháng 7/2014), trong đó, lượng gỗ, sản lượng gỗ xuất khẩu sang EU chiếm 20% trên tổng sản lượng gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Một điều chắc chắn rằng, sau khi Việt Nam ký VPA/FLEGT, xuất khẩu gỗ vào thị trường 28 nước EU sẽ thuận lợi hơn, kỳ vọng sản lượng gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ tăng lên đáng kể.

Vấn đề đặt ra là hiện nay gỗ trong nước mới đáp ứng được khoảng 40-50% nhu cầu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, phần còn lại các doanh nghiệp phải nhập khẩu từ nhiều quốc gia trên thế giới. Việc xác định xem thị trường gỗ nhập khẩu nào đáng tin cậy, có nguồn gốc gỗ hợp pháp để các doanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu đang là vấn đề khó khăn đối với các doanh nghiệp của Việt Nam.

VPA là từ viết tắt của Voluntary Partnership Agreement, nghĩa là Hiệp định Đối tác tự nguyện nhằm thực thi Chương trình Thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) của châu Âu. VPA là hiệp định thương mại song phương cấp Chính phủ giữa EU và Việt Nam, theo đó hai bên thỏa thuận Việt Nam sẽ thiết lập hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (TLAS) để xác minh và cấp phép FLEGT cho các chuyến hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu vào EU, nhằm tránh phải thực hiện trách nhiệm giải trình theo quy chế gỗ của EU. Tìm hiểu thêm thông tin tại: http://flegtvpa.com/

Ông Huỳnh Văn Hạnh - Phó Chủ tịch thường trực Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.Hồ Chí Minh (HAWA) - cho rằng: Đối với gỗ nhập khẩu, doanh nghiệp phải tìm hiểu rõ đâu là thị trường có nhiều rủi ro, đâu là thị trường gỗ đã được cấp chứng chỉ FSC (chứng chỉ quản lý rừng bền vững). Đồng thời, doanh nghiệp gỗ cũng cần thiết lập một hệ thống quản lý để điều tra hành trình sản phẩm và cung cấp cam kết bảo đảm trên văn bản rằng không sử dụng, mua bán gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp. Thêm vào đó, khi lập hợp đồng, doanh nghiệp nhập khẩu gỗ có thể yêu cầu bên cung cấp cho thêm một điều khoản xử phạt vào hợp đồng liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại đối với bất kỳ sự thiệt hại về tài chính phát sinh từ các hoạt động kiểm tra của nước mà doanh nghiệp xuất khẩu sang.

Đối với gỗ có nguồn gốc nội địa, hiện nay đã có một số văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về vấn đề trồng rừng, khai thác, lập hồ sơ lâm sản, như: Luật Đất đai 2013; Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT, ngày 20/5/2011, hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ; Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT, ngày 4/1/2012, quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản; Thông tư 42/2012/TT-BNNPTNT, ngày 21/8/2012, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT,…

Theo ông Hạnh, với vai trò là hiệp hội, thời gian tới, hội sẽ nắm bắt thông tin về các thị trường như châu Âu, Mỹ, Úc, Nhật… để truyền tải đến các doanh nghiệp cũng như diễn biến tình hình đàm phán VPA. Đồng thời đưa ra các thông tin để cảnh báo thị trường gỗ nhập khẩu có nhiều rủi ro và thông tin lại cho các cơ quan quản lý nhà nước những vấn đề nào doanh nghiệp đã sẵn sàng thực thi theo VPA, vấn đề nào cần phải có lộ trình để doanh nghiệp chuẩn bị. Rõ ràng đây là cơ hội để chúng ta loại bỏ hoàn toàn gỗ lậu tại Việt Nam.

Hiệp định VPA/FLEGT: Để gỗ Việt Nam vươn xa
Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định VPA/FLEGT

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp ngành sợi đã giảm dần thua lỗ

Doanh nghiệp ngành sợi đã giảm dần thua lỗ

Thị trường khởi sắc cùng sự linh hoạt trong thời điểm quyết định mua bán nguyên liệu bông giúp doanh nghiệp ngành sợi giảm lỗ.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Vì sao giá cà phê tiếp tục lao dốc?

Vì sao giá cà phê tiếp tục lao dốc?

Giá cà phê xuất khẩu kéo dài đà giảm mạnh trong tuần này và đạt mức thấp nhất trong 1 tháng. Giá cà phê trong nước rơi tự do trong nhiều phiên liên tiếp.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Cùng với hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả cao, sản xuất công nghiệp tại Lạng Sơn duy trì đà tăng trưởng do công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng mạnh.
Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Tình trạng nắng nóng, ngập mặn tại nhiều địa phương khiến nguồn cung trái cây suy giảm. Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu rau quả không dám nhận đơn hàng mới.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) bị yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan.
Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Doanh nghiệp dệt may đang tăng tốc sản xuất nhằm đáp ứng tiến độ giao hàng và tận dụng cơ hội từ thị trường đang “ấm dần”.
4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê của cả nước đạt gần 670.000 tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch đạt hơn 2,23 tỷ USD, tăng 56,4%.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ về công tác cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc số hóa…
Quảng Bình: Triển khai đồng bộ các giải pháp đưa xuất khẩu đạt 220 triệu USD

Quảng Bình: Triển khai đồng bộ các giải pháp đưa xuất khẩu đạt 220 triệu USD

Nâng cao vai trò của các doanh nghiệp, thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị xuất khẩu quy mô lớn, Quảng Bình đang đặt mục tiêu cho xuất khẩu đạt 220 triệu USD.
Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Năm 2023, Singapore nhập khẩu cà phê từ 84 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 142,4 triệu SGD, giảm 5,57% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

4 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 3,23 triệu tấn gạo, thu về 2,08 tỷ USD, tăng 11,7% về lượng và tăng mạnh 36,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD, tăng 6,6% so với 4 tháng năm 2023.
Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

6 tháng đầu niên vụ cà phê 2023 - 2024 (từ tháng 10/2023 - tháng 3/2024), Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD.
Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Nhiều quy định mới liên quan đến thiết kế sinh thái, truy xuất chuỗi cung ứng của các thị trường lớn sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu da giày.
Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Trung Quốc chiếm 18,9%, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với Robusta giảm mạnh hơn 3%, do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm dịu phần nào tình trạng khô hạn kéo dài.
4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với giá cà phê Robusta giảm mạnh hơn 3% do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm giảm tình trạng khô hạn kéo dài
4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

Dù đem về kim ngạch xuất khẩu hơn 1,8 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024 nhưng rau quả vẫn đối mặt với bài toán rủi ro về chất lượng.
Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Tổng cục Thống kê ước tính, Việt Nam xuất đi 170.000 tấn cà phê trong tháng 4, giảm hơn 2 lần so với ước tính 400.000 tấn của tháng trước.
4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024, xuất khẩu hàng hóa đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ, xuất siêu sang một số thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, EU tăng 2 con số.
Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta nối tiếp đà tăng sang tuần thứ 9 liên tiếp, thiết lập mức giá cao nhất trong lịch sử do lo ngại thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam.
Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng đà tăng trưởng...là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần 22-28/4.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động