Thứ hai 21/04/2025 22:28

Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Dự kiến cuối tháng 4/2024, các tuabin điện gió được sản xuất tại Việt Nam (made in Viet Nam) sẽ được xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Đại diện nhà máy CS Wind Việt Nam (khu công nghiệp Phú Mỹ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết, cuối tháng 4 này, 10 tháp tuabin điện gió với công suất 10MW do đơn vị sản xuất sẽ được xuất khẩu sang Hàn Quốc phục vụ cho dự án điện gió Jeonnam 1 (99MW) - dự án quy mô thương mại đầu tiên của Hàn Quốc- nằm ngoài khơi tỉnh Jeonnam phía Tây Nam nước này. Theo kế hoạch, dự án đi vào vận hành trong năm 2024, cung cấp năng lượng xanh cho khoảng 60.000 hộ gia đình tại Hàn Quốc.

Lô tháp tuabin chế tạo lần này nằm trong gói hợp đồng cung ứng của CS Wind cho Công ty Siemens Gamesa Renewable Energy (Siemens Gamesa), trong hợp đồng của Siemens Gamesa cung cấp tuabin gió cho Dự án điện gió ngoài khơi Jeonnam 1.

Jeonnam 1 là liên doanh giữa Tập đoàn SK E&S - một trong những tập đoàn lớn nhất của Hàn Quốc và Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) - nhà đầu tư lớn nhất thế giới tập trung đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, đồng thời là nhà phát triển dự án điện gió ngoài khơi hàng đầu thế giới.

Ông Radoslaw Rams, Giám đốc Quản lý dự án ngoài khơi khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Siemens Gamesa nhận định, nhà máy sản xuất tháp tuabin CS Wind Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng cho các dự án điện gió ngoài khơi của Siemens Gamesa, không chỉ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương mà còn trên toàn cầu.

"Việc lựa chọn CS Wind Việt Nam cho Jeonnam 1, dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên của chúng tôi tại Hàn Quốc, thể hiện sự tin tưởng của chúng tôi vào năng lực của CS Wind trong việc cung cấp các sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao, được cải tiến và tinh chế nhằm phù hợp với đặc thù của thị trường mới. Chúng tôi rất mong tiếp tục hợp tác với CS Wind trong dự án này cũng như các dự án khác trong tương lai", theo ông Radoslaw Rams.

Đại diện Tập đoàn CIP tại Việt Nam tới nhà máy sản xuất tháp tuabin gió của CS Wind tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ông Stuart Livesey, đại diện Tập đoàn CIP tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam có vị thế thuận lợi phát triển chuỗi cung ứng nội địa phục vụ cho các dự án điện gió ngoài khơi trong nước, và có tiềm năng trở thành trung tâm xuất khẩu các hạng mục như móng tuabin, tháp tuabin, trạm biến áp ngoài khơi và các linh kiện khác phục vụ các dự án điện gió ngoài khơi trong khu vực.

Cùng với những chính sách sắp tới của chính phủ nhằm khuyến khích và khởi tạo ngành điện gió ngoài khơi, Ông Stuart Livesey nhận định, Việt Nam có cơ hội có được lợi ích kinh tế - xã hội to lớn từ việc phát triển chuỗi cung ứng nội địa, tự chủ sản xuất năng lượng xanh nhằm đảm bảo an ninh năng lượng.

Nguyên Vũ
Bài viết cùng chủ đề: Điện gió

Tin cùng chuyên mục

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?

Ngành xi măng ‘lệch pha’ cung cầu đến bao giờ?