Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta nối tiếp đà tăng sang tuần thứ 9 liên tiếp, thiết lập mức giá cao nhất trong lịch sử do lo ngại thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam.
Giá cà phê Robusta tiếp tục gây sốc, giá cà phê trong nước có thể đạt 150.000 đồng/kg Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử Sau chuỗi ngày tăng kỷ lục của Robusta, giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần trước, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2024 giảm 153 USD/tấn, ở mức 4.151 USD/tấn, giao tháng 9/2024 giảm 150 USD/tấn, ở mức 4.065 USD/tấn.

Giá cà phê Arabica giao tháng 7/2024 giảm 4,1 cent/lb, ở mức 224 cent/lb, giao tháng 9/2024 giảm 3,9 cent/lb, ở mức 222,4 cent/lb.

Tổng kết tuần trước, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 7 tăng tất cả 71 USD. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 7 giảm 7,85 cent. Giá cà phê nội địa tiếp tục tăng trung bình 8.000 đồng/kg, liên tiếp xô đổ các mức giá.

Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh do nguồn cung eo hẹp. Ở Tây Nguyên, một số diện tích cà phê chết khô vì thiếu nước tưới do khô hạn kéo dài. Nguồn cung cà phê đang khủng hoảng nghiêm trọng và sẽ còn khan hiếm trong thời gian dài.

Giá cà phê nhân cao nhất trong lịch sử đang khiến cây cà phê giống cháy hàng chưa từng có tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Ngay giữa mùa khô bỏng rát, suối hồ khô cạn, lái buôn cây cà phê vẫn len lỏi, vét sạch cây giống ở các vườn ươm, đợi bán ra kiếm lời khi làn sóng đua trồng cà phê bùng phát mạnh ngay đầu mùa mưa tới. Cà phê Việt Nam có tái khủng hoảng thừa diện tích và sản lượng hay không vẫn là vấn đề của vài năm nữa, nhưng nỗi lo chất lượng cây giống đã xuất hiện ngay từ bây giờ.

Theo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, giá cà phê hiện nay đã lên mức cao nhất mọi thời đại, với giá giá giao tháng 5/2024 là 4.224 USD/tấn,vượt xa mức 3.150 USD/tấn đạt được vào tháng 6/1994, nên tình trạng đổ xô trồng cà phê gần như là hệ quả tất yếu.

Thống kê từ Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho thấy, diện tích trồng cà phê, ca cao đang dần bị thu hẹp do nhiều năm cà phê rớt giá. Số liệu thu thập đến hết năm 2022, Việt Nam có 656.000ha cà phê, trong đó diện tích già cỗi tăng cao. So với năm 2019, diện tích cà phê năm 2022 giảm 5%.

Giá cà phê tiếp tục leo thang khiến các nhà sản xuất và xuất khẩu lo lắng khi có những đơn hàng xuất khẩu đã ký kết dài hạn. Theo ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phúc Sinh, với các công ty xuất khẩu và công ty nước ngoài, do hợp đồng xuất khẩu đã ký nên vẫn phải mua cà phê với giá cao để giao hàng.

Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt
Giá cà phê Robusta nối tiếp đà tăng sang tuần thứ 9 liên tiếp, thiết lập mức giá cao nhất trong lịch sử do lo ngại thiếu hụt nguồn cung

Giá cà phê tăng cao kỷ lục nên nông dân sau thu hoạch cũng ít gửi đại lý, vì họ không muốn bán hết một lần hay 50% như mọi năm mà giữ lại chờ bán từ từ. Vì vậy, lượng cung nhỏ giọt và giá cao khiến thị trường cà phê căng thẳng... Đó là những phác thảo cơ bản phía sau bức tranh có vẻ rực rỡ của thị trường cà phê hiện nay.

Giá cà phê Robusta nối tiếp đà tăng sang tuần thứ 9 liên tiếp, thiết lập mức giá cao nhất trong lịch sử do lo ngại thiếu hụt nguồn cung. Khô nóng tiếp diễn tại Việt Nam, kéo theo lo ngại về nguồn cung cà phê vụ 2024/2025 sụt giảm. Điều này đã tiếp tục đẩy giá lên cao.

Trong khi đó, quốc gia xuất khẩu lớn Brazil đã bắt đầu thu hoạch nhưng thị trường lại kỳ vọng nguồn cung sẽ giảm. Nguyên nhân là do nắng nóng đỉnh điểm vào cuối năm 2023 kéo theo rủi ro sản lượng cà phê Robusta đang thu hoạch sẽ giảm 5-10%. Sức ép nguồn cung càng gia tăng khi Indonesia hoãn giai đoạn thu hoạch sang tháng 6 do cà phê chín muộn.

Ngược chiều với diễn biến Robusta, giá cà phê Arabica giảm từ mức cao nhất trong 1 năm rưỡi do nguồn cung được cải thiện.

Cụ thể, tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE US kết thúc tuần ở mức 656.657 bao loại 60kg, tăng 13.567 bao, tương đương 2,1% so với tuần trước.

Ngoài ra, trong 10 ngày làm việc đầu tiên của tháng 4/2024, Brazil xuất khẩu trung bình 13.900 tấn cà phê chưa rang mỗi ngày, tăng 81,4% so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu cà phê rang, chiết xuất, tinh chất cà phê và chất cô đặc trung bình 449 tấn mỗi ngày trong 10 ngày làm việc đầu tiên của tháng 4/2024, tăng 6,4% so với tháng 4 năm 2023, từ đó tạo sức ép cho giá.

Ngọc Ngân
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu cà phê

Tin mới nhất

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Đan Mạch tăng trưởng trên 20%

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Đan Mạch tăng trưởng trên 20%

Trong 11 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Đan Mạch đã tăng trưởng mạnh, đạt mức 20,3%.
Thị trường dệt may năm 2025 có gì mới?

Thị trường dệt may năm 2025 có gì mới?

Thị trường dệt may năm 2025 được nhận định nhiều rủi ro, khó đoán định bởi những yếu tố mới về chính trị từ những nhà nhập khẩu lớn và tăng nhiệt cạnh tranh.
Xuất nhập khẩu đầu năm 2025, khí thế mới, thắng lợi mới

Xuất nhập khẩu đầu năm 2025, khí thế mới, thắng lợi mới

Ngay những ngày đầu năm 2025, hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu và các nhà máy sôi động, báo hiệu một năm khởi sắc cho thương mại Việt Nam.
Trung tâm hành chính Cửa khẩu Ma Lù Thàng chính thức hoạt động

Trung tâm hành chính Cửa khẩu Ma Lù Thàng chính thức hoạt động

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lai Châu tổ chức đưa vào hoạt động Trung tâm tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính Cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng.
Xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2024 ước đạt 786 tỷ USD

Xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2024 ước đạt 786 tỷ USD

Tổng cục Hải quan ước tính tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2024 đạt 786,07 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

10 dấu ấn nổi bật năm 2024 - nhiều nội dung đậm nét ngành Công Thương

10 dấu ấn nổi bật năm 2024 - nhiều nội dung đậm nét ngành Công Thương

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ bình chọn 10 dấu ấn nổi bật của Việt Nam năm 2024, trong đó, có nhiều nội dung đậm nét về ngành Công Thương.
Loạt chỉ tiêu tăng trưởng 2 con số của ngành Công Thương

Loạt chỉ tiêu tăng trưởng 2 con số của ngành Công Thương

Năm 2024, hàng loạt các chỉ tiêu quan trọng về công nghiệp, thương mại đều đạt mức tăng trưởng 2 con số, đóng góp lớn vào thành tích chung của cả nước.
Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển tăng trưởng 11,8%

Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển tăng trưởng 11,8%

11 tháng năm 2024, Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển ghi nhận mức tăng trưởng 11,8%, phản ánh sự phục hồi tích cực trong quan hệ thương mại giữa hai nước.
Lạng Sơn: Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Lạng Sơn: Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tất cả các loại hình qua cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2024 ước đạt 66,4 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước.
Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024.
Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Theo Cục Xuất nhập khẩu, số lượng C/O ưu đãi được cấp giai đoạn từ 2020 đến nay tăng trung bình khoảng 20% mỗi năm. Dự kiến, năm 2024 tăng 18% so với năm ngoái.
Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo các loại vaccine thú y, trong đó phải kể đến vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng chỉ đạo, công tác phát triển thị trường châu Á-châu Phi cần tập trung vào những thị trường trọng tâm, trọng điểm, còn nhiều tiềm năng.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Chiều 27/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Sáng 27/12, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu cần đưa ra cả mục tiêu và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu khác với nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.
Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt kỷ lục cả ở xuất khẩu nông sản và xuất siêu. Song những cảnh báo mới đây từ thị trường nhập khẩu là tin kém vui cho ngành này.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

11 tháng 2024, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt trên 1,25 triệu tấn, trị giá 2,07 tỷ USD, giảm 15,5% về lượng, nhưng tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ.
Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Nếu xuất khẩu hàng hoá năm 2025 đạt mức tăng trưởng 12%/năm, mỗi tháng, kim ngạch xuất khẩu phải tăng tương ứng 4 tỷ USD. Đây là con số không hề nhỏ.
Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may.
Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Sau năm 2024 với nhiều điểm sáng, năm 2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024.
Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Năm 2024, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị. Giá gạo xuất khẩu gạo bình quân cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 600 USD/tấn.
Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ vượt mốc 15 tỷ USD, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.
EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tạm thời tăng tần suất kiểm tra sầu riêng của Việt Nam tại biên giới từ 10% lên 20%.
Mobile VerionPhiên bản di động