Hiện thực hóa “giấc mơ xanh” cho ngành dệt may

Trong hành trình “xanh hóa” ngành dệt may, nhiều doanh nghiệp trong nước đã đạt được những chứng nhận sản xuất xanh từ những thị trường khó tính.
Hiệp định EVFTA mở rộng cánh cửa cho ngành dệt may

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), sản xuất xanh là xu hướng chung của nhiều ngành công nghiệp Việt Nam để giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu và ngành dệt may trong nước không nằm ngoài xu thế đó. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển của ngành, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã đặt ra kế hoạch xanh hóa đến năm 2023, giảm 15% tiêu thụ năng lượng, 20% tiêu thụ nước; đến năm 2030, chuyển đổi “xanh hóa” ngành dệt may Việt Nam.

Để đạt được mục tiêu này, theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình chuyển đổi cần đầu tư để đạt được các đánh giá chuẩn mực của các nhãn hàng (yếu tố doanh nghiệp phải tuân thủ), đồng thời duy trì và tuân thủ được mục tiêu phát triển bền vững và những cam kết của Việt Nam với toàn cầu, đặc biệt là các điều khoản của COP 26. Nếu không đáp ứng các chuẩn mực, các doanh nghiệp sẽ phải đứng ngoài và bị đào thải khỏi “cuộc chơi” dệt may toàn cầu.

Hiện thực hóa “giấc mơ xanh” cho ngành dệt may
Trung Quy đạt được chứng nhận sản phẩm vải tái chế và sản phẩm vải hữu cơ toàn cầu

Điều đáng mừng là trong hành trình “xanh hóa” của ngành dệt may đã có nhiều doanh nghiệp bước đầu chuyển đổi thành công. Đơn cử như Trung Quy Group. Ông Trần Văn Quy - Chủ tịch HĐQT Trung Quy Group chia sẻ, doanh nghiệp này đã nhận thức rất sớm về sản xuất bền vững và sau nhiều năm nỗ lực, từ xây dựng nhà xưởng, trang bị máy móc hiện đại đạt chuẩn từ Châu Âu, đến chuyển đổi các hoạt động sản xuất phù hợp, thì nay Trung Quy đã chính thức đạt được chứng nhận sản phẩm vải tái chế và sản phẩm vải hữu cơ toàn cầu. Đây là thành quả của cả chuỗi sản xuất bền vững, từ tìm kiếm các nhà cung cấp phù hợp, cho đến đào tạo người lao động hiểu về các tiêu chuẩn này để làm cho đúng.

“Để đạt chứng nhận, quy trình sản xuất phải kiểm soát chặt chẽ các công đoạn từ nguyên phụ liệu, sản xuất và đến khâu hoàn thành xuất xưởng giao đến khác hàng. Tất cả đều đáp ứng và theo sát các tiêu chí của đơn vị chứng nhận. Hành trình đó rất gian nan nên kết quả đạt được rất đáng tự hào, giúp chúng tôi nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường, được khách hàng tin tưởng, khẳng định được chỗ đứng của công ty theo tiêu chuẩn xanh, sạch”- ông Trần Văn Quy phấn khởi cho biết.

Thực tế việc xanh hóa sản xuất đang là một xu hướng nổi bật của ngành dệt may trong nước, bởi đây không còn là đòi hỏi của 1 số thị trường lớn như Châu Âu, Mỹ, mà nó đã thành yêu cầu bắt buộc trên toàn thế giới. Để không bị bỏ lại phía sau, dệt may phải thay đổi và thích nghi, dù gặp không ít khó khăn, để nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường. Và trước Trung Quy, đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư mạnh để tiến tới sản xuất xanh như Công ty CP May Sông Hồng, TNG Thái Nguyên…

Theo đó, trong quá trình xây dựng nhà máy, các doanh nghiệp đã đặt yếu tố “xanh" lên hàng đầu: sử dụng, khai thác nguồn điện năng lượng mặt trời thân thiện với môi trường, giảm tải cho điện lưới quốc gia. Đồng thời xây dựng nhà máy mới không sử dụng nồi hơi đốt than mà chuyển sang sử dụng nồi đốt bằng điện, do đốt hơi bằng than sẽ xả thải rất nhiều lượng khí CO2, gây ô nhiễm môi trường…

Hiệp hội Dệt may Việt Nam đánh giá rằng, chính nhờ sự chuyển đổi nhanh, thích ứng nhanh của doanh nghiệp trong ngành mà ngành dệt may dù ở trong hoàn cảnh khó khăn nào cũng đều nhanh chóng khắc phục. Cụ thể, năm 2022, vượt qua mọi khó khăn thách thức, xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt khoảng 44 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, không chỉ tăng trưởng mạnh, mà ngành dệt may cũng đang hướng vào phát triển chuỗi cung ứng bền vững. Theo đó, ngành dệt may đã đưa ra nhiều giải đẩy nhanh quá trình xanh hóa ngành dệt may trong nước, đạt mục tiêu 47 tỷ USD xuất khẩu của năm 2023, đồng thời tiếp tục hoàn thiện chuỗi giá trị từ sản xuất sợi đến vải và may mặc, đưa Việt Nam thành trung tâm dệt may của thế giới.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam:

Các doanh nghiệp dệt may muốn tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thì không có sự lựa chọn nào khác mà buộc phải đi theo con đường sản xuất xanh bởi không làm theo con đường đó khách hàng sẽ không đến với chúng ta.

Ngọc Thùy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dệt may Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sắp diễn ra Hội nghị khuyến công khu vực phía Bắc lần thứ XVIII năm 2024

Sắp diễn ra Hội nghị khuyến công khu vực phía Bắc lần thứ XVIII năm 2024

Ngày 16/5, Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII-năm 2024 sẽ diễn ra tại Hà Nội.
Ngành dệt may “dốc sức” giữ “tài sản quý giá nhất”

Ngành dệt may “dốc sức” giữ “tài sản quý giá nhất”

Được coi là “tài sản quý giá nhất”, trong bất kỳ bối cảnh nào người lao động luôn được doanh nghiệp ngành dệt may cố gắng giữ việc làm, ổn định thu nhập.
Ngành công nghiệp giấy Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á

Ngành công nghiệp giấy Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á

Những năm gần đây, ngành công nghiệp giấy Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó giấy bao bì sản xuất chiếm 86% tổng sản lượng, đứng đầu Đông Nam Á.
Tập đoàn công nghệ lớn gia tăng hiện diện tại Việt Nam: Cơ hội nào cho ngành điện tử?

Tập đoàn công nghệ lớn gia tăng hiện diện tại Việt Nam: Cơ hội nào cho ngành điện tử?

Việt Nam có lợi thế trong việc thu hút các nhà đầu tư vào ngành điện tử, từ đó giúp các DN trong nước tham gia vào quá trình hoàn thiện chuỗi cung ứng.
Ưu đãi mới, mở dư địa cho phát triển cụm công nghiệp

Ưu đãi mới, mở dư địa cho phát triển cụm công nghiệp

Những ưu đãi hấp dẫn mới có hiệu lực giúp các địa phương thuận lợi trong thu hút đầu tư hạ tầng và đầu tư thứ cấp vào cụm công nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Tăng trưởng chưa bền vững, Vĩnh Phúc đẩy mạnh các giải pháp phát triển công nghiệp

Tăng trưởng chưa bền vững, Vĩnh Phúc đẩy mạnh các giải pháp phát triển công nghiệp

Tăng trưởng ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa ổn định và thiếu bền vững, do doanh nghiệp khó tiếp cận được đơn hàng lớn và dài hạn.
Quảng Ngãi đề xuất gỡ khó cho phát triển cụm công nghiệp

Quảng Ngãi đề xuất gỡ khó cho phát triển cụm công nghiệp

Vướng mắc trong thực hiện trình tự thủ tục đầu tư hạ tầng khiến Quảng Ngãi gặp khó trong quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Phát triển công nghiệp quốc phòng gắn với mua sắm vũ khí hiện đại, chuyển giao công nghệ mới

Phát triển công nghiệp quốc phòng gắn với mua sắm vũ khí hiện đại, chuyển giao công nghệ mới

Thúc đẩy hợp tác trong phát triển công nghiệp quốc phòng, kỹ thuật quân sự, kết hợp với mua sắm vũ khí, khí tài mới, hiện đại, chuyển giao công nghệ mới...
Lấy ý kiến dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Lấy ý kiến dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Đến thời điểm tháng 4/2024, sản lượng quặng nguyên khai tại Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông) giảm mạnh, chỉ bằng 1/6 so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) phấn đấu sản xuất 3,3 triệu tấn than nguyên khai, than tiêu thụ 5,25 triệu tấn trong tháng 5/2024.
Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.
Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Báo cáo PMI ngành sản xuất Việt Nam tăng trở lại trên ngưỡng 50 điểm trong tháng 4 với số lượng đơn đặt hàng mới tăng, nhưng nhiều DN sản xuất vẫn lo âu.
Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Hóa chất là ngành công nghiệp quan trọng, tuy nhiên với độ “nguy hiểm” cao việc đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực ứng phó sự cố hóa chất cần thiết.
Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Từ ngày 6 - 9/5, Viettel đại diện cho Việt Nam tham dự Hội nghị Quốc phòng châu Á và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 diễn ra tại Malaysia.
Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Công tác khuyến công đã và đang hỗ trợ mạnh cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương mới đây đã đăng tải toàn văn 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn để lấy ý kiến đóng góp.
Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

So với con số 49,9 điểm hồi tháng 3, kết quả PMI tháng 4/2024 cho thấy sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã được cải thiện.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Thời gian qua Bộ Công Thương đã chủ động nhiều giải pháp, từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

54/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong 4 tháng đầu năm là kết quả đáng mừng, chứng tỏ sự hồi phục khá đồng đều của ngành công nghiệp.
Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Trong tháng 4/2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có sự phục hồi tích cực với chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10,26% so với cùng kỳ.
Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Tháng 4/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận phục hồi tích cực, trong đó ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng tới 26,86%.
Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Dịp lễ được nghỉ liên tục 5 ngày nhưng để đảm bảo tiến độ đơn hàng, đa số các doanh nghiệp phải sắp xếp lại lịch hoạt động sản xuất.
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Từ đầu năm tới nay, Nam Định luôn nằm trong top tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động