Thứ sáu 22/11/2024 19:18

Hàng Việt chiếm ưu thế thị trường Tết

Các loại hàng "Made in Vietnam" với mẫu mã bắt mắt, chất lượng không thua kém hàng ngoại nhập đã chiếm lĩnh thị trường, lấy lại vị thế cho hàng Việt. Đặc biệt, việc đẩy mạnh quảng bá cũng như tổ chức các chuyến hàng Việt về vùng nông thôn, khu công nghiệp (KCN) đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Tích cực đưa hàng Việt về nông thôn

Tết Canh Tý 2020, ngoài việc phục vụ tại 70 điểm bán lẻ trong hệ thống, Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) còn tổ chức 100 chuyến bán hàng lưu động về nông thôn và tổ chức phiên chợ Việt tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội). Ông Nguyễn Tiến Vượng - Phó Tổng giám đốc Hapro - cho biết, tại hệ thống Hapro, các mặt hàng lương thực, thực phẩm, bánh, mứt, kẹo… do doanh nghiệp (DN) Việt Nam sản xuất chiếm tỷ lệ khá lớn và cao hơn hẳn mọi năm. Hapro tiếp tục ưu tiên sử dụng các loại bánh, kẹo nội trong các giỏ quà Tết của mình.

Hiện, trên 90% hàng hóa bày bán tại hệ thống các siêu thị Big C, Co.opmart, VinMart… là sản phẩm Việt Nam; được đẩy mạnh quảng bá thông qua trưng bày theo những khu vực riêng, giá bán hợp lý. Bà Trần Thị Phương Lan - Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho hay, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân nông thôn, nhất là trong các dịp lễ, Tết, hàng năm, Sở Công Thương Hà Nội chủ trì, phối hợp với các huyện, thị xã khảo sát, tổ chức nhiều điểm bán hàng phục vụ người dân. Sản phẩm được bày bán đều là hàng sản xuất trong nước, có nguồn gốc rõ ràng, tập trung vào mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, nhóm hàng bình ổn giá…

Không dừng lại ở đó, chương trình còn cung ứng hàng hóa vào bếp ăn tập thể của các KCN, khu chế xuất, cụm công nghiệp, các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa bằng nhiều hình thức phù hợp. Qua đó, đáp ứng được nhu cầu mua sắm của người lao động, thực hiện hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Cần chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp

Bên cạnh kết quả đạt được, những chuyến hàng Việt về nông thôn, KCN chủ yếu mang tính chất mùa vụ, diễn ra trong thời gian ngắn trước Tết. Nguyên nhân, một số DN bán lẻ chưa mặn mà với việc đưa hàng Việt về nông thôn, KCN, dù đây là dư địa lớn cho DN khai thác. Hơn nữa, Chương trình Đưa hàng Việt về nông thôn hầu như không có lãi, do đó ít DN bán lẻ, nhất là DN có vốn đầu tư nước ngoài tham gia.

Để khắc phục tình trạng này, bà Trần Thị Phương Lan khẳng định, thời gian tới, Sở Công Thương Hà Nội sẽ chủ trì, phối hợp với những đơn vị liên quan tiếp tục rà soát cơ chế, chính sách, đề xuất cấp thẩm quyền hỗ trợ tối đa cho DN tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu, phát triển mạng lưới… Đồng thời, phối hợp với các quận, huyện, thị xã, chủ đầu tư KCN tạo điều kiện bố trí, giới thiệu địa điểm phát triển mạng lưới bán lẻ cố định...

Sở cũng tham mưu để thành phố có cơ chế, chính sách ưu đãi cho DN duy trì các điểm bán lẻ tại khu vực ngoại thành phục vụ người tiêu dùng; kiến nghị Bộ Công Thương tổ chức quy hoạch mạng lưới phân phối ở vùng nông thôn, giúp DN thiết lập điểm bán hàng cố định, tạo liên kết vững chắc với thị trường. Đồng thời, đề nghị các cơ quan chức năng và địa phương hỗ trợ thủ tục hành chính, mặt bằng kinh doanh; đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa...

Trong giai đoạn 2009-2019, Sở Công Thương Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức 22 chuyến bán hàng phục vụ Tết Nguyên đán, 29 tuần hàng Việt, 254 phiên chợ Việt và khoảng 3.200 chuyến bán hàng lưu động. Riêng dịp Tết Canh Tý 2020, đã có 9 phiên chợ Việt được tổ chức; 250 chuyến bán hàng lưu động, hội chợ hàng hóa nông sản thực phẩm Tết…
Hoàng Lan
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Bình Thuận đưa hàng Việt về vùng núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hàng Việt, thương hiệu Việt trong hành trình 'vươn vai vạn dặm'

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Nâng cao vai trò CVĐ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Gia Lai: Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thói quen tiêu dùng hàng Việt

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động

Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Phó Chủ tịch UB TWMTTQ Tô Thị Bích Châu: Bộ Công Thương giữ vai trò nòng cốt thực hiện Cuộc vận động

15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Dấu ấn của Bộ Công Thương

Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Bắc Kạn: Đưa hàng Việt tới người tiêu dùng khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa

Các địa phương, doanh nghiệp ‘dồn tổng lực’ kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam dịp cuối năm

Khai mạc Tuần hàng Việt Nam tại Udon Thani, Thái Lan 2024

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Bộ Công Thương tổ chức Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Sơn La: Tạo thói quen ưu tiên trong mua sắm, sử dụng hàng Việt

Yên Bái: Hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt