Xuất khẩu thực phẩm chế biến sang thị trường Hàn Quốc: Lưu ý 4 xu hướng tiêu dùng Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc |
Theo Công hàm số KEV-23-266 của Đại sứ quán Hàn Quốc gửi Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Bộ An toàn Dược phẩm và Thực phẩm Hàn Quốc yêu cầu cá nhân, doanh nghiệp xuất khẩu ớt Việt Nam phải có kết quả kiểm nghiệm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật do các phòng thử nghiệm được Bộ này chấp thuận.
Hàn Quốc chỉ chấp thuận kết quả kiểm nghiệm ớt từ 8 đơn vị |
Tính đến hết tháng 2/2023, Bộ An toàn Dược phẩm và Thực phẩm Hàn Quốc chấp thuận 8 phòng thí nghiệm gồm: 6 Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 1-6, đóng tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Cà Mau, Cần Thơ; cùng 2 phòng thí nghiệm độc lập là Công ty Intertek chi nhánh Cần Thơ và Công ty SGS Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh.
Ớt dạng quả, muốn xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc cần có kết quả kiểm nghiệm của 8 phòng thí nghiệm trên kèm theo lô hàng xuất khẩu. Thời gian tạm thời áp dụng các yêu cầu kiểm tra nêu trên là 1 năm, bắt đầu từ ngày 31/3/2023 đến hết 30/3/2024.
Hàn Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Hàn Quốc đạt 3,79 tỉ USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 7,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Xứ kim chi cũng là thị trường lớn duy nhất có kim ngạch tăng trưởng dương, trong khi xuất khẩu sang một số thị trường khác như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc… đều bị sụt giảm.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, năm 2022, Việt Nam xuất khẩu được khoảng 4.900 tấn ớt, với kim ngạch đạt 11,9 triệu USD. So với năm 2021, cả giá trị lẫn sản lượng xuất khẩu ớt của nước ta đều giảm.
Cùng với hồ tiêu, quế, hồi, gừng, nghệ... ớt được xếp vào nhóm gia vị. Thị trường chính của mặt hàng này có Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước Ả Rập, Ấn Độ và Nga.