Thứ hai 25/11/2024 20:57

Hai tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Canada tăng mạnh

Hầu hết các mặt hàng trong cơ cấu đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu tới thị trường Canada đều tăng mạnh trong hai tháng đầu năm 2024.

Canada tăng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Canada trong tháng 2/2024 đạt 10,2 triệu USD, giảm 26% so với tháng 2/2023. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Canada đạt 36 triệu USD, tăng 47,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Sản xuất gỗ tại Công ty Hoàng Hưng, Bình Định.

Đồ nội thất bằng gỗ luôn là mặt hàng xuất khẩu chính tới thị trường Canada, trong tháng 1/2024, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chiếm 86,2% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ vầ sản phẩm gỗ tới thị trường Canada, đạt 22,3 triệu USD, tăng 15,2% so với tháng 12/2023 và tăng 176% so với tháng 1/2023.

Hầu hết các mặt hàng trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu tới thị trường Canada đều tăng mạnh trong tháng 1/2024 so với tháng 1/2023.

Ngoài mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ, còn một số mặt hàng khác cũng được xuất khẩu tới thị trường Canada trong tháng 1/2024 như: Gỗ, ván và ván sàn đạt 2,6 triệu USD, tăng 22,8% so với tháng 1/2023; tiếp theo là gỗ mỹ nghệ đạt 137 nghìn USD, tăng 294,9%; cửa gỗ đạt 100 nghìn USD, giảm 39,8%...

Nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Canada tăng trưởng bình quân 3,1% trong giai đoạn năm 2019 - 2023, theo số liệu thống kê từ Cơ quan Thống kê Canada.

Trị giá nhập khẩu cao nhất vào năm 2022, đến năm 2023 do tác động bởi lạm phát nên nhập khẩu mặt hàng này của Canada giảm, đạt 2,3 tỷ USD, giảm 14,8% so với năm 2022. Tính đến tháng 1/2024, nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này có tín hiệu khả quan hơn, đạt 191,6 triệu USD, tăng 11,8% so với tháng 01/2023.

Trong đó, Trung Quốc, Mỹ, Việt Nam và EU là 4 thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ chính cho Canada, với trị giá chiếm 85,9% tổng trị giá nhập khẩu, trong đó Canada tăng nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam, nhưng giảm nhập khẩu từ Mỹ và EU.

Những lưu ý cho doanh nghiệp Việt

Mặc dù nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Canada có tín hiệu tích cực trong tháng 1/2024, nhưng nền kinh tế Canada vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn với tình trạng lạm phát vẫn có khả năng gia tăng trở lại, lãi suất cao, nợ tiêu dùng đang ở mức cao, căng thẳng trong lĩnh vực nhà ở chưa có dấu hiệu 'hạ nhiệt'...

Tất cả các yếu tố này khiến nền kinh tế Canada trong năm 2024 khó có thể lạc quan. Tình trạng kinh tế khó khăn khiến chi tiêu tiêu dùng sẽ thắt chặt hơn, theo đó khả năng nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là các nhóm hàng hóa không thiết yếu như đồ nội thất bằng gỗ, khó có khả năng tăng trưởng.

Đối với thị trường Canada, cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam sang thị trường này vẫn rất khả quan, bởi Canada là thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 4 thế giới sau EU, Mỹ và Anh.

Tuy nhiên, trị giá nhập khẩu từ Việt Nam vẫn còn thấp, do đó vẫn còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp xuất khẩu ngành hàng này của Việt Nam khai thác. Bên cạnh đó, việc khai thác hiệu quả Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ thúc đẩy hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này. Ngoài được hưởng ưu đãi CPTPP, hàng Việt Nam còn được hưởng cả ưu đãi theo form MFN và GSP.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động như hiện nay, việc đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, khai mở các thị trường mới, còn nhiều dư địa là chìa khóa để đẩy mạnh xuất khẩu. Theo đó, không chỉ dừng ở việc khai thác thị trường tiềm năng Canada, mà có thể coi đây là thị trường cửa ngõ để các sản phẩm nội thất bằng gỗ của Việt Nam tiếp cận thị trường Bắc Mỹ.

Bắc Mỹ tuy có quy mô dân số nhỏ, khoảng 40 triệu dân, nhưng là thị trường nhập khẩu khá lớn và đây là tiềm năng để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ trong thời gian tới.

Yêu cầu đối với hàng hóa của thị trường Canada ngày càng khắt khe và rất nhiều hàng rào thương mại đang đặt ra thách thức lớn đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Canada đang hướng đến tăng cường thực hiện nhiều chính sách giám sát và siết chặt quản lý với hàng nhập khẩu để bảo vệ thị trường nội địa. Dự kiến trong thời gian tới, Canada sẽ tiếp tục xem xét, điều tra với nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp của Việt Nam phải đối mặt với tình trạng mắc bẫy lừa đảo khi xuất khẩu hàng hóa sang Canada. Phương thức lừa đảo phổ biến là một số cá nhân tự tiếp cận hồ sơ đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp lớn, có uy tín cao, có danh tiếng của Canada, sau đó, dùng tên của các chủ doanh nghiệp này để đi lừa đảo các doanh nghiệp Việt Nam, với những hình thức chủ yếu như gọi điện trực tiếp hoặc qua email, Whatsapp, viber.

Do đó, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường này cần hết sức thận trọng, nên chủ động bám sát, cập nhật thông tin thị trường để có chiến lược xuất khẩu hợp lý, hiệu quả và biện pháp xử lý kịp thời khi phát sinh các sự cố.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính