Thứ hai 18/11/2024 07:17

Hải Phòng: Đẩy mạnh truyền thông, tăng cường thanh, kiểm tra ATVSLĐ

Là một trong những địa phương có tốc độ phát triển sản xuất – kinh doanh, gia tăng số lượng người lao động lớn ở khu vực phía Bắc, thời gian qua, lãnh đạo TP. Hải Phòng xác định, cùng với nhiệm vụ tập trung đẩy mạnh truyền thông về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) nhằm nâng cao nhận thức cho người sử dụng lao động và người lao động trong tuân thủ, thực thi Luật An toàn vệ sinh lao động thì công tác thanh tra, kiểm tra cũng cần được đẩy mạnh nhằm ngăn rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ.

Đẩy mạnh tuyên truyền về ATVSLĐ

Thời gian qua, đặc biệt là năm 2019, lãnh đạo TP. Hải Phòng đã tập trung chỉ đạo, các đơn vị trực thuộc, tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp, đơn vị cải thiện, nâng cao điều kiện làm việc, ngăn ngừa, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trên cơ sở đó, các sở, ngành, chủ trì là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra, điều tra tai nạn lao động, xử lý nghiêm đơn vị, doanh nghiệp vi phạm về ATVSLĐ.

Tăng cường tuyên truyền, thanh, kiểm tra ATVSLĐ vì lợi quyền của người lao động

Đặc biệt trong Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2019 được Thành phố và các cơ quan chức năng địa phương tổ chức khá bài bản trên phạm vi toàn thành phố với chủ đề "Tăng cường đánh giá, quản lý các nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ tại nơi làm việc". Đánh giá về kết quả của đợt cao điểm này, ông Lê Khắc Nam - Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng – cho biết, các cấp, các ngành, các đơn vị, doanh nghiệp và người lao động đã chủ động, tích cực tìm hiểu và tuân thủ các quy định về công tác phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chăm lo, đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động, tài sản của Nhà nước và nhân dân, góp phần vào sự phát triển chung của thành phố.

Tuy nhiên, theo ông Nam, công tác đảm bảo ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của tất cả các cấp, ngành, do đó, trong thời gian tới, Lãnh đạo UBND thành phố yêu cầu các cấp, các ngành và UBND các quận, huyện tiếp tục thực hiện nghiêm túc và đồng bộ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này. Đồng thời chủ động hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ sở, doanh nghiệp triển khai thực hiện các giải pháp về ATVSLĐ gắn với các hoạt động của Tháng công nhân năm 2019; tiếp tục khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư hoạt động cung cấp dịch vụ về ATVSLĐ; đổi mới, cải tiến hình thức, chất lượng công tác tuyên truyền về ATVSLĐ; phòng, chống cháy nổ.

Đối với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất – kinh doanh, chủ sử dụng lao động và người lao động, Thành phố yêu cầu cần chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể cải thiện điều kiện, môi trường làm việc tại doanh nghiệp; rà soát, kiện toàn bộ máy làm công tác ATVSLĐ; xây dựng và tuyên bố chính sách về ATVSLĐ cho doanh nghiệp mình.

Người lao động hãy vì tính mạng, sức khỏe của mình và cộng đồng, cần chủ động nâng cao ý thức tự giác thực hiện nghiêm các quy định về ATVSLĐ và phòng, chống cháy nổ; tích cực tham gia cùng người sử dụng lao động trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động tại doanh nghiệp; tích cực trau dồi, nâng cao kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình và cộng đồng tránh khỏi các nguy cơ, rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, TP Hải Phòng xác định sẽ tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền; kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, các quy chế quy định của pháp luật về ATVSLĐ.

Các cấp công đoàn và cán bộ công đoàn cơ sở chú trọng nâng cao chất lượng việc thương lượng, ký kết các bản thỏa ước lao động tập thể, trong đó có các điều khoản về ATVSLĐ sao cho phù hợp với đặc thù công việc của từng doanh nghiệp; tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động về các vấn đề ATVSLĐ.

Bên cạnh đó, giám sát thực hiện nội dung thỏa ước lao động tập thể nói chung và các nội dung liên quan đến ATVSLĐ nói riêng, kịp thời phát hiện sai phạm để giải quyết thông qua đối thoại định kỳ, đối thoại đột xuất...

Phối hợp thanh tra chuyên ngành vào ban đêm, ngoài giờ hành chính

Trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm quy định về ATVSLĐ, Thành phố chỉ đạo thanh tra chuyên ngành tăng cường kiểm tra ATVSLĐ, có sự chấn chỉnh kịp thời những vi phạm. Cùng đó, lực lượng chức năng, chính quyền địa phương được giao thẩm quyền cần làm đúng, đủ trách nhiệm, sử dụng biện pháp phạt vi phạm hành chính đủ mức răn đe nếu người sử dụng lao động không tổ chức huấn luyện ATVSLĐ theo các nhóm người lao động đã được quy định, không có các biện pháp bảo đảm an toàn lao động cho người lao động.

Cụ thể hoá định hướng nói trên trong công tác thanh, kiểm tra, UBND thành phố Hải Phòng vừa ký Quyết định ban hành Quy chế phối hợp trong thực hiện thanh tra chuyên ngành về lao động, an toàn, vệ sinh lao động vào ban đêm, ngoài giờ hành chính trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Theo đó, Quy chế quy định về nguyên tắc, cơ chế, trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan của TP. Hải Phòng trong hoạt động thanh tra chuyên ngành về lao động, ATVSLĐ đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố có sử dụng lao động làm việc vào ban đêm, ngoài giờ hành chính.

Các cơ quan liên quan phối hợp thực hiện dựa trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan và đúng thành phần, đúng trình tự, thủ tục quy định. Đảm bảo phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời, thống nhất giữa các cơ quan chủ trì với các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác thanh tra chuyên ngành về lao động, ATVSLĐ vào ban đêm, ngoài giờ hành chính nhằm phát huy tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan tham gia đoàn thanh tra.

Việc trao đổi, báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu trong quá trình phối hợp thanh tra phải đầy đủ, chính sách và tuân thủ theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, các quy định bảo mật của các ngành liên quan.
Hoàng Châu
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tin cùng chuyên mục

Quảng Trị: Nhiều vụ trộm cắp thiết bị điện sau Tết

Đẩy mạnh huấn luyện an toàn lao động để giảm tai nạn

Xây dựng khu công nghiệp sinh thái: Giải pháp phát triển công nghiệp bền vững

Tập huấn an toàn hóa chất đối với Clo và các hóa chất có gốc Clo

Bắc Kạn: Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an toàn lao động

An toàn lao động tại Thanh Hóa: Phòng ngừa là ưu tiên hàng đầu

Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ: An toàn lao động bám sát nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

Vai trò của an toàn lao động trong phát triển kinh tế - xã hội

An toàn lao động trong các làng nghề: Nhiều trăn trở

Bắc Ninh: Chấn chỉnh công tác an toàn vệ sinh lao động

Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động: Thúc đẩy các giải pháp đảm bảo an toàn

Diễn tập sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất trên đường vận chuyển

Doanh nghiệp Quảng Ninh: Chủ động kiểm soát yếu tố nguy hiểm trong sản xuất

Giảm thiểu tai nạn lao động: Đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng

Nam Định: An toàn lao động trong doanh nghiệp có chuyển biến

Ngành nông nghiệp: Nguy cơ tai nạn lao động không nhỏ

An toàn lao động trong xây dựng: Nỗ lực từ các bên

An toàn lao động để phát triển bền vững

Lao động ngành Công Thương: Thiết thực hành động, đảm bảo an toàn

Nhiễm độc thiếc: Lời cảnh tỉnh an toàn sức khỏe cho người lao động