Thứ hai 25/11/2024 23:19

Hải Dương: Tập trung đầu tư hạ tầng giao thông, thúc đẩy liên kết vùng

Hải Dương đang tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông nhằm tăng liên kết vùng, tạo động lực đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển kinh tế...

Lợi thế trung tâm

Hải Dương đang tập trung các nguồn lực đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông nhằm tăng liên kết vùng, tạo động lực đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế - xã hội, tạo tiền đề bứt phá trong tương lai.

Thống kê cho thấy, Hải Dương hiện có tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chạy qua tỉnh dài 40km; 82km đường gom cao tốc; 7 quốc lộ đi qua với tổng chiều dài 189km; 21 đường tỉnh với tổng chiều dài 354km...

Với hệ thống giao thông như vậy rất thuận lợi cho việc kết nối, giao thương giữa các vùng trong tỉnh, liên tỉnh cũng như với các cảng hàng không quốc tế, cảng biển, cảng tàu khách quốc tế... Với vị trí trung tâm đồng bằng sông Hồng, đây là thế mạnh nổi trội của Hải Dương.

Theo đại diện ngành Giao thông vận tải Hải Dương, nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, trong những năm qua tỉnh Hải Dương huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông với quy mô đồng bộ, hiện đại, mang tính đột phá giúp tăng khả năng kết nối và làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong những năm qua tỉnh Hải Dương huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông với quy mô đồng bộ, hiện đại, mang tính đột phá

Theo đó, nhiều công trình giao thông trọng điểm có tính kết nối cao trên địa bàn tỉnh đã được ngành Giao thông Vận tải triển khai thực hiện cơ bản theo đúng tiến độ đề ra như: đường trục Bắc - Nam kết nối huyện Gia Lộc với huyện Ninh Giang; đường 62m kéo dài kết nối TP.Hải Dương với huyện Gia Lộc và nút giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; đường dẫn Cầu Hàn đoạn từ đường huyện 5B đến QL37 thuộc huyện Nam Sách; công trình cầu vượt trên QL5 tại nút giao với đường tỉnh 390D, QL37…

Ngoài ra, Hải Dương đã phối hợp với tỉnh Quảng Ninh và TP.Hải Phòng triển khai xây dựng hàng loạt công trình giao thông kết nối tạo nền tảng phát triển kinh tế vùng như: Dự án cầu Triều và đường dẫn nối QL18 thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) với đường tỉnh 398B thị xã Kinh Môn; dự án xây dựng cầu Dinh và đường dẫn nối đường tỉnh 389 thị xã Kinh Môn với đường tỉnh 352 huyện Thuỷ Nguyên (Hải Phòng); dự án cầu Quang Thanh kết nối đường tỉnh 390 từ huyện Thanh Hà với QL10 huyện An Lão (Hải Phòng)…

Thực tế cho thấy, những công trình mang điểm nhấn là Hải Dương xây dựng cầu Triều, cầu Mây và đường dẫn nối QL18 (thị xã Đông Triều) với QL5 và thị xã Kinh Môn (tỉnh Hải Dương).

Trong đó, Quảng Ninh đầu tư cầu Triều, đường dẫn nối với QL18; Hải Dương xây dựng 4,5km đường dẫn đầu cầu Triều nối ĐT 389 và xây dựng cầu Mây kết nối ĐT389 với QL5, xây dựng 1 km đường nối đầu cầu Triều với thị xã Kinh Môn, kinh phí 42 tỷ đồng. Đây là các dự áɴ có tính đột phá về kinh tế – xã hội cho thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương và thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Bên cạnh đó, tỉnh xây dựng tuyến kết nối đường tỉnh 398 (thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương) với đường tỉnh 345 (thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh); tuyến kết nối mới từ QL 18 với QL 37 nối đường 184 (địa phận thành phố Chí Linh) và cầu Đông Mai nối đến QL18, thị xã Đông Triều. Trong đó, Quảng Ninh xây dựng cầu Đồng Mai, Hải Dương xây dựng tuyến tránh mới nối QL18, QL37 với cầu Đông Mai từ ngân sách của thành phố Chí Linh.

Để tiếp tục đẩy nhanh hoàn thiện hệ thống giao thông, thúc đẩy liên kết vùng, mới đây HĐND tỉnh Hải Dương đã nhất trí thông qua các Nghị quyết xây dựng 3 cầu và đường dẫn cầu tại kỳ họp thứ 15. Tổng số vốn đầu tư của các dự án này lên tới gần 1.700 tỉ đồng từ nguồn ngân sách.

Cụ thể, các dự án đầu tư xây dựng liên quan đến các công trình giao thông bao gồm: xây dựng cầu Tân An và đường dẫn nối QL18 ở Hải Dương; cầu vượt sông Kinh Môn; đường dẫn cầu Cậy mới ở Cẩm Giàng.

Với 3 dự án giao thông trọng điểm gồm xây dựng cầu và đường dẫn cầu tổng số vốn lên tới gần 1.700 tỉ đồng này, tỉnh Hải Dương kỳ vọng khi thực hiện xong dự án sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng ách tắc giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho thông thương hàng hóa và phát triển kinh tế của tỉnh Hải Dương nói riêng và khu vực Duyên hải Bắc bộ nói chung.

Thúc đẩy phát triển liên kết vùng

Đặc biệt, vừa qua, chiều 10/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm, kiểm tra, nghe báo cáo về một số công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Đây là những dự án có ý nghĩa quan trọng trong liên kết giao thông với Bắc Giang và Quảng Ninh, đẩy mạnh liên kết vùng, cũng như phát huy hơn nữa ý nghĩa, giá trị quần thể di tích và danh thắng "Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc".

Các dự án này gồm dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 37 đoạn qua khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc nối từ Quốc lộ 18 đến ngã ba An Lĩnh, thành phố Chí Linh; quy hoạch dự án khu du lịch sinh thái hồ Thanh Long tại khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc; dự án cầu Đồng Việt qua sông Thương nối Bắc Giang – Hải Dương…

Quốc lộ 37 là trục giao thông kết nối các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn… ra cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh và ngược lại, từ các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình đi cửa khẩu Lạng Sơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường dự án đường nối cầu Đồng Việt - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tuy nhiên, đoạn Quốc lộ 37 nối từ Quốc lộ 18 đi qua khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc và kết nối sang tỉnh Bắc Giang hiện trạng mặt đường nhỏ hẹp, không đáp ứng nhu cầu vận tải với lưu lượng phương tiện lớn; thường xuyên ách tắc, gây mất an toàn giao thông, nhất là trong các dịp lễ hội.

Hiện nay tỉnh Hải Dương, tỉnh Bắc Giang và các cơ quan liên quan đang tập trung hoàn thành 3 dự án giao thông kết nối với Quốc lộ 37 trong khu vực gồm: Dự án cầu Đồng Việt vượt sông Thương giữa Bắc Giang - Hải Dương, kết nối với Quốc lộ 1 và đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang, tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng; tuyến nối Quốc lộ 37 (tại ngã ba An Lĩnh) vào đền Kiếp Bạc với tổng mức đầu tư là 1.218 tỷ đồng; dự án mở rộng đường từ Quốc lộ 37 vào chùa Côn Sơn với tổng đầu tư là 279 tỷ đồng.

Trong năm 2024, 3 dự án trên hoàn thành đưa vào khai thác sẽ thu hút tập trung lưu lượng phương tiện giao thông rất lớn lưu thông qua Quốc lộ 37, đặc biệt là đoạn từ Quốc lộ 18 đến ngã ba An Lĩnh, do đó phải sớm triển khai đầu tư mở rộng đồng bộ quy mô nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế, phát huy hiệu quả đầu tư các dự án.

Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 37 đoạn qua khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, nối từ Quốc lộ 18 đến ngã ba An Lĩnh đã được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính và UBND tỉnh Hải Dương đề xuất phương án bố trí vốn.

Đến nay, Bộ Giao thông vận tải đang xem xét phê duyệt đề xuất chủ trương đầu tư để triển khai theo quy định. Theo đề xuất phương án đầu tư, tổng chiều dài tuyến là hơn 12 km, khái toán chi phí đầu tư 2.297 tỷ đồng.

Kiểm tra hiện trường và nghe báo cáo, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh tỉnh chủ động triển khai các dự án nói trên. Thủ tướng cho rằng dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 37 đoạn từ Quốc lộ 18 đến ngã ba An Lĩnh, dự án đường nối cầu Đồng Việt có ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối 3 tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh và liên kết vùng.

Do đó, 3 tỉnh cần cùng làm khẩn trương với quy mô ít nhất 4 làn xe, tốc độ cao, hướng tuyến ngắn nhất, thẳng nhất có thể, mở ra không gian mới, tạo động lực phát triển mới.

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng khẳng định: Với những nỗ lực, mục tiêu cụ thể, hạ tầng giao thông của tỉnh đang ngày một hoàn thiện, góp phần quan trọng giúp tỉnh Hải Dương phát huy các tiềm năng sẵn có trong thu hút đầu tư, tạo dựng nền tảng phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Cùng với giao thông, các địa phương cũng tích cực phối hợp phát triển trong các lĩnh vực công thương, nông nghiệp, du lịch, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội tại những khu vực giáp ranh.

Được biết, giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh Hải Dương xác định một trong 3 đột phá chiến lược là: huy động đa dạng các nguồn lực phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình giao thông trọng điểm, đô thị thông minh và nông thôn mới kiểu mẫu nhằm kết nối hài hòa với các tuyến quốc lộ, đường tỉnh.

Điều này không chỉ đáp ứng yêu cầu đi lại tốt hơn của nhân dân, mà còn đi trước một bước, tạo cơ hội tăng cường thu hút đầu tư, thúc đẩy liên kết vùng bền vững.

Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: Hải Dương

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu