Chủ nhật 22/12/2024 22:25

Hà Nội: Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp

Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN) tại Hà Nội còn đạt thấp, chưa có dự án quy mô lớn, công nghệ cao. Chính vì vậy TP. Hà Nội đang tập trung tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các KCN.

Vẫn “vắng bóng” các dự án quy mô lớn, công nghệ cao

Theo Ban quản lý Các KCN và chế xuất Hà Nội, trên địa bàn thành phố (TP) hiện có 9 KCN đang hoạt động với diện tích 1.369ha, tỷ lệ lấp đầy 95%. Ngoài ra còn có 2 KCN đang điều chỉnh hạ tầng, 1 KCN đã có hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, 4 KCN đang kêu gọi đầu tư, 1 KCN nhà đầu tư không đủ điều kiện triển khai tiếp nên TP đã thu hồi giấy chứng nhận.

Năm 2020, các KCN đã thu hút đầu tư được 11 dự án mới vốn đăng ký 32,8 triệu USD và 144,4 tỷ đồng; 21 dự án đầu tư mở rộng vốn đăng ký 72,9 triệu USD và 147 tỷ đồng. Tổng mức thu hút đầu tư đạt 118,2 triệu USD quy đổi, đạt 30% so với kế hoạch năm 2020, bằng 34% so với kết quả thực hiện năm 2019.

Ảnh minh họa

Về kết quả sản xuất, kinh doanh, năm 2020, doanh thu của các KCN đạt 7.600 triệu USD, giảm 2% so với năm 2019; nộp ngân sách nhà nước 235 triệu USD, giảm 3% so với năm 2019. Doanh thu 2 tháng đầu năm 2021 đạt 1.235 triệu USD, nộp ngân sách 35,5 triệu USD, giá trị xuất khẩu đạt 838 triệu USD, nhập khẩu đạt 748 triệu USD. Tính đến ngày 22/2/2021, toàn bộ các doanh nghiệp đã hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại và số lượng công nhân làm việc đạt khoảng 95% sau thời gian nghỉ Tết nguyên đán và ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Tại hội nghị nghe Ban quản lý Các KCN và chế xuất Hà Nội báo cáo về công tác quản lý, đầu tư phát triển KCN trên địa bàn TP do Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì diễn ra chiều ngày 2/3, ông Trần Anh Tuấn - Phó Trưởng Ban quản lý Các KCN và chế xuất - cho biết, việc thu hút đầu tư vào các KCN còn đạt thấp, chưa có dự án quy mô lớn, công nghệ cao. Năm 2020, đã có 9 dự án tự chấm dứt hoạt động trước thời hạn và 6 dự án hết thời hạn hoạt động trong KCN.

Trong khi đó, các chủ đầu tư cho rằng TP đã quan tâm phát triển công nghiệp nhưng chưa thực sự sâu sát, ngoài ra còn thanh tra kiểm tra quá nhiều, chồng chéo giữa các đoàn nên gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các thủ tục hành chính còn giải quyết mất nhiều thời gian.

Đưa ra đề xuất đối với Ban quản lý KCN và chế xuất, bà Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - kiến nghị, Ban quản lý cần rà soát quy chế phối hợp, đưa thêm định hướng phát triển công nghiệp của TP vào quy chế, đẩy mạnh lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chủ lực, thúc đẩy xuất nhập khẩu, xúc tiến đầu tư tại các cụm, KCN và cần rà soát lại các KCN không còn khả năng thu hút đầu tư để có những đề xuất với TP.

Tăng cường công tác đảm bảo an toàn lao động, an toàn sản xuất cho công nhân lao động tại các KCN và cần phải tính đến đột phá về hạ tầng của các KCN,… cũng được các sở, ngành đề xuất.

Quy hoạch là vấn đề quan trọng hàng đầu

Trước các ý kiến của các doanh nghiệp và các sở, ngành, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị Ban quản lý phải tăng cường nâng cao hiệu quả hoạt động hơn nữa, trước hết phải rà soát và tổ chức lại bộ máy kết hợp chặt chẽ với tập trung, đoàn kết, phân công phân nhiệm rõ ràng, hợp lý để thực hiện nhiệm vụ tốt nhất và phát huy được vai trò đặc thù của Ban. Đồng thời nhấn mạnh, quy hoạch là vấn đề quan trọng hàng đầu, vì vậy, Ban quản lý phải rà soát lại toàn bộ các KCN theo quy hoạch, từ đó đề xuất với TP để chấm dứt hoặc bổ sung cho phù hợp với thực tiễn phát triển.

Ban quản lý Các KCN và chế xuất tổng hợp lại toàn bộ khó khăn vướng mắc của các KCN, chủ đầu tư, các doanh nghiệp, từ đó đề xuất với TP để tháo gỡ, giải quyết trên tinh thần chủ động trong quản lý.

Về lâu dài, cần rà soát lại toàn bộ mục tiêu, lập thành danh mục rõ ràng, có địa chỉ cụ thể, phân công phân nhiệm rõ để xúc tiến đầu tư. Đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ, hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương và các sở ban ngành TP để đẩy mạnh được hoạt động quản lý của Ban.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền: Về mục tiêu cụ thể trong năm 2021 và đến năm 2025, Ban quản lý các KCN và chế xuất phải bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP khoá XVII để từ đó xây dựng chỉ tiêu, mục tiêu cho phù hợp, đặc biệt chú ý vào công tác thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào các KCN. Trên cơ sở đó phải tiếp tục vận động các DN đầu tư đối với những dự án đã được TP phê duyệt.
Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng