Hà Nội: Lan tỏa thương hiệu hàng Việt

Doanh thu tăng, thương hiệu được lan tỏa,… đây là những kết quả từ Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” mang lại.
Hà Nội: Nhiều điểm mới trong Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2020 Hà Nội: 213 sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2022

Điểm tên 10 mặt được của doanh nghiệp khi tham gia Chương trình bình chọn

Năm 2009, Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương tổ chức Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Và trong nỗ lực đưa hàng Việt Nam tới gần hơn với người tiêu dùng Việt, Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tổ chức Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” để vinh danh, lan tỏa thương hiệu, sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước.

Hiện nay, 80% người tiêu tin tưởng lựa chọn hàng Việt Nam chất lượng cao
Hiện nay, 80% người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn hàng Việt Nam chất lượng cao

Là doanh nghiệp nhiều lần được vinh danh hàng Việt Nam chất lượng cao, hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích, ông Nguyễn Minh Hoàng - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Dược phẩm Tâm Bình - chia sẻ, việc tham gia và hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, cũng như Chương trình bình chọn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp công ty lan tỏa thương hiệu. Thông qua việc tham gia các hội chợ, tuần hàng Việt, các chương trình bình chọn…, sản phẩm của doanh nghiệp đã được đông đảo người tiêu dùng Thủ đô và cả nước tin tưởng, lựa chọn.

Đặc biệt, trong bối cảnh tình trạng hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng diễn biến ngày càng phức tạp khiến người tiêu dùng hoang mang khi lựa chọn sản phẩm, thì các sản phẩm của doanh nghiệp được vinh danh là “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” đã giúp người tiêu dùng dễ nhận diện sản phẩm và yên tâm khi mua sắm.

Còn theo ông Nguyễn Văn Tài - Giám đốc Công ty CP Du lịch Vietsense, kết quả bình chọn mang lại hiệu quả tích cực cho doanh nghiệp, khẳng định giá trị tinh túy của sản phẩm mà doanh nghiệp dày công xây dựng.

“Sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp được hưởng lợi ích to lớn khi được bình chọn trong chương trình vì được truyền thông, quảng bá. Bên cạnh đó, khách hàng phản ánh nhờ có chương trình mà khách hàng được tiếp cận nhiều sản phẩm, dịch vụ giá tốt, họ cảm thấy yên tâm khi mua dịch vụ trong chương trình này”, ông Nguyễn Văn Tài nói.

Theo đánh giá của ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội, các hoạt động triển khai trong 13 năm qua rất hiệu quả.

Đánh giá 10 mặt được của việc triển khai chương trình từ góc độ doanh nghiệp, ông Mạc Quốc Anh nêu: Đó là sự tăng trưởng lợi nhuận khi tham gia bình chọn đều tăng từ 10 - 20%; lợi nhuận trên đầu sản phẩm từ 15 - 20%; hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng ít đi.

Chương trình tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, mặt hàng vì đã tham gia cuộc bình chọn phải thực thi các chính sách pháp luật tốt.

Các doanh nghiệp xác định được phân khúc khách hàng; quy trình sản xuất đầu tư của doanh nghiệp thay đổi nhiều; xác lập được kênh bán hàng; chất lượng sản phẩm khi tham gia đều được thay đổi, được làm mới.

Doanh nghiệp đưa ra mức giá phù hợp; chuỗi liên kết cung ứng giữa các doanh nghiệp được xác lập.

Đáng lưu ý, trách nhiệm và ý thức của doanh nghiệp khi tham gia cuộc bình chọn ngày càng lớn, đặc biệt là trách nhiệm với xã hội, người tiêu dùng, với cán bộ công nhân viên của mình.

Ngoài ra, doanh nghiệp được mua nguyên liệu với giá hợp lý và được hưởng nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ tích cực từ trung ương, thành phố và các sở, ban, ngành.

Không chỉ là ưu tiên dùng hàng Việt

Bên cạnh những kết quả đạt được, bà Nguyễn Thị Hiền Phương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” quận Hai Bà Trưng - cho biết, vẫn có nhiều người dân còn tâm lý tiện đâu mua đó, chưa thực sự quan tâm tới thương hiệu, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Bên cạnh đó, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường, trong khi tâm lý sính ngoại, chuộng hàng xách tay còn phổ biến.

3121-ngyyi-tieu-dung-mua-hang-viyt-tyi-phien-chy-viyt-ty-chyc-tyi-huyyn-thanh-tri
Người tiêu dùng mua hàng Việt tại phiên chợ Việt tổ chức tại huyện Thanh Trì

Đối với Ban Chỉ đạo cấp cơ sở, mặc dù đã đẩy mạnh công tác vận động doanh nghiệp đóng trên địa bàn tham gia cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tham gia các chương trình bình chọn, nhưng việc này đối với các quận là rất khó khăn vì chỉ có thể vận động doanh nghiệp trên địa bàn, nhưng hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chủ yếu hoạt động kinh doanh thương mại.

Ông Nguyễn Văn Đạt - Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Gia Lâm - cho rằng, ở nhiều nơi, người dân chỉ hiểu đơn giản là vận động ưu tiên dùng hàng Việt Nam mà chưa hiểu tường tận mục đích của chương trình còn gắn với niềm tự hào dân tộc, việc đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái… Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp còn lợi dụng Cuộc vận động để đưa hàng hóa về nông thôn và giới thiệu không chính xác, khiến lòng tin của người dân về sản phẩm giảm đi.

Từ việc nhìn nhận những hạn chế, ông Nguyễn Văn Đạt đề xuất, chính quyền các cấp nên tạo cơ chế tốt nhất để đẩy mạnh hàng tiêu dùng tới người dân, phải bảo đảm lợi ích, quyền lợi của người tiêu dùng.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, chương trình bình chọn vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong khâu tổ chức bình chọn, như: Số lượng doanh nghiệp có đủ tiêu chí tham gia luôn tăng trưởng hằng năm nhưng tỷ lệ chưa cao; số lượng doanh nghiệp lớn và có uy tín tham gia bình chọn còn hạn chế; hoạt động về chuyển đổi số, đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bình chọn đã được thực hiện nhưng cần đẩy mạnh theo xu hướng phát triển của thị trường, việc triển khai bình trọn trực tuyến trên website chương trình, fanpage nhưng người tiêu dùng tham gia chưa cao.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Minh Hoàng cho hay, doanh nghiệp sẽ tự “lao vào” mà không cần phải vận động khi họ nhìn thấy lợi ích trong việc tham gia chương trình, được nhiều người tiêu dùng biết đến.

Năm 2023 là năm Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” được tổ chức lần thứ 14. Chương trình tiếp tục trở thành một trong những hoạt động quan trọng của TP. Hà Nội nhằm xây dựng văn hóa, thói quen tiêu dùng của người Việt với hàng Việt, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp có ý thức sản xuất hàng hóa chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh cho thương hiệu Việt…

Với cương vị là đơn vị tổ chức, ông Nguyễn Thế Hiệp - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho biết, thời gian tới, chương trình bình chọn sẽ được đổi mới, nhất là việc nâng cao hơn nữa các tiêu chí xét chọn, cách thức để thu hút người dân bình chọn, đánh giá một cách thực chất nhất.

Công tác tổ chức cũng sẽ được thay đổi nhằm tối ưu hóa. Trong đó, không giới hạn số lượng doanh nghiệp tham gia; tăng cường truyền thông, quảng bá chương trình trên phương tiện truyền thông tại các quận, huyện… để tạo hiệu ứng cho chương trình, đặc biệt là tập trung vào truyền thông đến người tiêu dùng về lợi ích khi dùng sản phẩm hàng Việt.

Đáng chú ý, sẽ đổi mới trong công tác tổ chức về tiêu chí sản phẩm, dịch vụ đăng ký tham gia, trong đó ưu tiên sản phẩm mới để qua đó thúc đẩy doanh nghiệp tích cực sáng tạo trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, năm 2023, nếu doanh nghiệp đăng ký tham gia 1 sản phẩm thì đó phải là sản phẩm mới; 2 sản phẩm thì phải có ít nhất 1 sản phẩm mới; 3 sản phẩm thì phải có ít nhất 2 sản phẩm mới…

Qua 13 năm thực hiện Chương trình bình chọn, trước đòi hỏi khắt khe của thị trường, nhiều nhà sản xuất, kinh doanh dịch vụ đã sáng tạo trong xây dựng sản phẩm hàng hóa, cho ra đời những sản phẩm chất lượng cao được người tiêu dùng yêu thích.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra phiên chợ hàng Việt về huyện đảo Phú Quý

Sắp diễn ra phiên chợ hàng Việt về huyện đảo Phú Quý

Đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong các cấp công đoàn

Đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong các cấp công đoàn

Hơn 1.000 người tham gia giải chạy “Tự hào hàng Việt Nam”

Hơn 1.000 người tham gia giải chạy “Tự hào hàng Việt Nam”

Khai mạc Chương trình "Tự hào hàng Việt Nam, Tinh hoa hàng Việt Nam" năm 2023

Khai mạc Chương trình "Tự hào hàng Việt Nam, Tinh hoa hàng Việt Nam" năm 2023

Hà Nam: Kết nối cung cầu hàng Việt Nam tại thị trường trong nước

Hà Nam: Kết nối cung cầu hàng Việt Nam tại thị trường trong nước

Hà Nội: Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích năm 2023

Hà Nội: Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích năm 2023

Hà Nội: 150 sản phẩm, dịch vụ đạt bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2023

Hà Nội: 150 sản phẩm, dịch vụ đạt bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2023

Tuyên Quang: Xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam tại huyện Yên Sơn

Tuyên Quang: Xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam tại huyện Yên Sơn

Thái Nguyên: Nhiều doanh nghiệp tham gia chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa

Thái Nguyên: Nhiều doanh nghiệp tham gia chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa

Gia Lai: Đưa hàng Việt về miền núi huyện Mang Yang

Gia Lai: Đưa hàng Việt về miền núi huyện Mang Yang

Khai trương Điểm bán hàng Việt Nam tại Lạng Sơn và Phú Thọ

Khai trương Điểm bán hàng Việt Nam tại Lạng Sơn và Phú Thọ

Thanh Hóa: Trưng bày 200 gian hàng các sản phẩm về nông sản, thực phẩm an toàn của 7 tỉnh, thành phố

Thanh Hóa: Trưng bày 200 gian hàng các sản phẩm về nông sản, thực phẩm an toàn của 7 tỉnh, thành phố

Nâng cao tỷ lệ hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Nâng cao tỷ lệ hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Thái Nguyên: Đưa hàng Việt về miền núi xã Phú Lương

Thái Nguyên: Đưa hàng Việt về miền núi xã Phú Lương

Đưa hàng Việt về miền núi Thái Nguyên: Lan toả hàng Việt về vùng khó khăn

Đưa hàng Việt về miền núi Thái Nguyên: Lan toả hàng Việt về vùng khó khăn

Thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt trong tình hình mới tại tỉnh An Giang

Thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt trong tình hình mới tại tỉnh An Giang

Đưa hàng Việt về miền núi tại xã Bạch Ngọc, huyện Vị Xuyên, Hà Giang

Đưa hàng Việt về miền núi tại xã Bạch Ngọc, huyện Vị Xuyên, Hà Giang

Kho giao hàng Đồng Hới: Nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản Việt

Kho giao hàng Đồng Hới: Nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản Việt

Quảng bá sản phẩm thế mạnh của Hải Dương đến với người tiêu dùng

Quảng bá sản phẩm thế mạnh của Hải Dương đến với người tiêu dùng

Quảng Ninh: Đưa hàng Việt về huyện Ba Chẽ

Quảng Ninh: Đưa hàng Việt về huyện Ba Chẽ

Xem thêm