Hà Giang: Đẩy mạnh phát triển kinh tế biên mậu

Với 1 cửa khẩu quốc tế, 3 cửa khẩu phụ thông thương với Trung Quốc, Hà Giang được đánh giá là tỉnh có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế biên mậu (KTBM). Trên thực tế, thời gian qua, Hà Giang đã thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh hoạt động giao thương kinh tế qua các cửa khẩu. Tuy nhiên, để KTBM thực sự phát triển cần nhiều hơn nữa nỗ lực nội tại của Hà Giang và sự hỗ trợ của nhà nước.
Hà Giang: Đẩy mạnh phát triển kinh tế biên mậu
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng thăm và làm việc tại cửa khẩu Thanh Thủy

Nỗ lực đầu tư hạ tầng

Hà Giang có trên 277 km đường biên giới tiếp giáp tỉnh Vân Nam và Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây (Trung Quốc), với cặp cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy- Thiên Bảo, Phó Bảng- Đổng Cán, Xín Mần- Đô Long và Săm Pun- Điền Bồng được đánh giá có nhiều tiềm năng trong phát triển KTBM. Khai thác lợi thế này bằng việc thực hiện Chiến lược đầu tư, phát triển KTBM và hội nhập quốc tế là nội dung quan trọng trong “4 đổi mới, 8 đột phá, 15 chương trình trọng tâm” của Đảng bộ tỉnh Hà Giang. Nhiều chương trình, giải pháp cụ thể, phù hợp điều kiện thực tế đã triển khai, nhiều chính sách được ban hành, tạo cơ sở pháp lý và cơ chế đặc thù thu hút, khuyến khích đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu, phát triển KTBM.

Ông Nguyễn Đình Bảy- Giám đốc Sở Công Thương, Phó Ban chỉ đạo hoạt động thương mại biên giới tỉnh Hà Giang- cho biết, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, song từ năm 2010 đến nay, Hà Giang đã bố trí trên 1,6 ngàn tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động giao thương kinh tế qua các cửa khẩu. Đến nay, đã có trên 200 công trình được đầu tư, xây dựng và 158 công trình đã hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Còn theo ông Lê Văn Ngân- Phó Trưởng Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy- nguồn ngân sách đầu tư, xây dựng các hạng mục hạ tầng lên đến 214 tỷ đồng. Hiện nay, tại khu vực này đã hoàn thành các hạng mục chính, như: Quốc môn (công trình cửa khẩu), trạm kiểm soát liên ngành, bãi kiểm hóa, trạm biến áp 560 KVA, hệ thống đường giao thông nội bộ, kè biên giới…

Song song với đó, Hà Giang cũng dành nguồn lực lớn đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng thiết yếu tại ba khu vực cửa khẩu phụ. Cụ thể, cửa khẩu Xín Mần đang được đầu tư các công trình Quốc môn, trạm kiểm soát liên ngành, hệ thống cấp điện, nước sinh hoạt; cửa khẩu Phó Bảng được đầu tư, hoàn thiện hệ thống đường giao thông từ ngã 3 Phó Bảng đi Hang Nguyệt; khu vực cửa khẩu Săm Pun được đầu tư hệ thống cấp điện, chợ, san lấp mặt bằng khu dân cư, đang đầu tư tuyến đường từ Lùng Thúng đi mốc 456…

Đặc biệt, Hà Giang cũng bố trí nguồn lực đáng kể đầu tư cho hệ thống chợ biên giới, lối mở gắn với khu dân cư biên giới. Đến nay, trên địa bàn 7 huyện biên giới đã hình thành 20 chợ, phục vụ tốt nhu cầu trao đổi hàng hóa của cư dân hai bên.

Nhờ được tích cực đầu tư, các khu vực cửa khẩu, đặc biệt là cửa khẩu Thanh Thủy, đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư với 29 dự án (tổng vốn trên 560 tỷ đồng) triển khai tại khu vực này. Bên cạnh đó, hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh liên tục tăng mạnh; riêng năm 2014, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua đây đạt trên 148 triệu USD.

Hà Giang: Đẩy mạnh phát triển kinh tế biên mậu

Phát triển kinh tế biên mậu - nhiệm vụ trọng tâm

Mặc dù KTBM đã có những chuyển biến tích cực, song, theo đánh giá của lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, trong thời gian tới, Hà Giang xác định, cùng với công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, thì KTBM là một trọng tâm trong nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội.

Để đạt được mục tiêu đó, Giám đốc Sở Công Thương Hà Giang - Nguyễn Đình Bảy - cho biết, hàng loạt giải pháp đã được đề ra, trong đó, quan trọng hàng đầu là huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu, lối mở, hạ tầng chợ, hạ tầng giao thông theo Chương trình hành động số 42/CTr-UBND ngày 23/2/2013 của UBND tỉnh.

Lãnh đạo tỉnh Hà Giang kiến nghị cho phép tỉnh giữ lại toàn bộ số thuế, phí thu từ hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn trong thời gian 5 năm để đầu tư trở lại cho hạ tầng cửa khẩu thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước thay vì việc để lại số vượt thu như hiện nay, vì thực tế Hà Giang không có vượt thu hoặc có nhưng không đáng kể.

Bên cạnh đó là sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích phát triển kinh tế- xã hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND ngày 14/7/2012 của HĐND tỉnh Hà Giang về việc hỗ trợ giá thuê mặt bằng kinh doanh tại khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy để khuyến khích kinh doanh thương mại, dịch vụ; rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong việc kiểm tra, kiểm soát lưu thông hàng hóa; thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp (cung cấp thông tin diễn biến thị trường trong và ngoài nước, các quy định hiện hành về xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh của phía Trung Quốc...); xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, bảo đảm tính chuyên nghiệp, có tinh thần thái độ nhiệt tình phục vụ doanh nghiệp và người dân.

Một giải pháp quan trọng khác, theo ông Vũ Văn Tiến- Phó giám đốc Trung tâm tư vấn và xúc tiến đầu tư Hà Giang - đó là tạo niềm tin và môi trường đầu tư đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đến đầu tư tại cửa khẩu, đồng thời tăng cường các hoạt động đối ngoại với chính quyền và lực lượng bảo vệ biên giới nước láng giềng, tạo không khí cởi mở, hợp tác trong phối hợp thực hiện nhiệm vụ, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân hai bên biên giới qua lại thăm thân, buôn bán, trao đổi hàng hóa...

Ngoài những nỗ lực của Hà Giang, để có nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu, các cửa khẩu, lãnh đạo tỉnh kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành tạo điều kiện hơn nữa theo hướng cho phép thực hiện thí điểm chính sách đặc thù về phân cấp quản lý và sử dụng nguồn thu mậu dịch.

Bên cạnh đó, Hà Giang cũng kiến nghị thí điểm việc cho phép địa phương, trên cơ sở thực tế, tự quyết định danh mục các mặt hàng được xuất nhập khẩu qua địa bàn cũng như quyết định đóng/mở các cửa khẩu và hoạt động của các cửa khẩu phụ, lối mở; cơ chế hạ tải hàng hóa thông quan trong điều kiện đường giao thông đến các cửa khẩu phụ, lối mở còn nhiều khó khăn.

Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế biển

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê Robusta tăng, thị trường cà phê diễn biến ra sao?

Giá cà phê Robusta tăng, thị trường cà phê diễn biến ra sao?

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam

Infographic: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2023 đạt trên 680 tỷ USD

Infographic: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2023 đạt trên 680 tỷ USD

Thương mại biên giới: Duy nhất xuất nhập khẩu qua Trung Quốc tăng trưởng dương

Thương mại biên giới: Duy nhất xuất nhập khẩu qua Trung Quốc tăng trưởng dương

Nghị định 33/2024/NĐ-CP sắp có hiệu lực: Đơn vị xuất, nhập khẩu hoá chất Bảng cần lưu ý gì?

Nghị định 33/2024/NĐ-CP sắp có hiệu lực: Đơn vị xuất, nhập khẩu hoá chất Bảng cần lưu ý gì?

Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU giảm 8,5% trong năm 2023

Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU giảm 8,5% trong năm 2023

Cần làm gì để bắt kịp xu hướng hiện đại hóa logistics và thương mại điện tử?

Cần làm gì để bắt kịp xu hướng hiện đại hóa logistics và thương mại điện tử?

Lo ngại tình hình thời tiết tại Brazil, giá cà phê xuất khẩu biến động

Lo ngại tình hình thời tiết tại Brazil, giá cà phê xuất khẩu biến động

Những địa phương có kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD trở lên năm 2023

Những địa phương có kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD trở lên năm 2023

Điểm tên những mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm vị trí cao nhất

Điểm tên những mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm vị trí cao nhất

Điểm tên 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất năm 2023

Điểm tên 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất năm 2023

Infographic: Top 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong năm 2023

Infographic: Top 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong năm 2023

Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023: Duy nhất khu vực thị trường châu Phi ghi nhận tăng trưởng dương

Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023: Duy nhất khu vực thị trường châu Phi ghi nhận tăng trưởng dương

Một số nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh tăng trưởng tốt

Một số nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh tăng trưởng tốt

Nhập khẩu hàng hóa: Điểm tên 3 mặt hàng tăng trưởng dương

Nhập khẩu hàng hóa: Điểm tên 3 mặt hàng tăng trưởng dương

Nhiều nội dung mới trong Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023

Nhiều nội dung mới trong Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023

Chuyển đổi số trong logistics - chìa khóa cho phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế

Chuyển đổi số trong logistics - chìa khóa cho phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế

Top 10 tỉnh, thành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất năm 2023

Top 10 tỉnh, thành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất năm 2023

Xuất khẩu hàng hóa 2023: Điểm sáng nhóm hàng nông sản, thủy sản

Xuất khẩu hàng hóa 2023: Điểm sáng nhóm hàng nông sản, thủy sản

Xem thêm