Thứ ba 22/04/2025 17:25

Nhập khẩu hàng hóa: Điểm tên 3 mặt hàng tăng trưởng dương

Trong khi giá trị nhập khẩu phần lớn mặt hàng giảm thì nhóm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, than và hạt điều ghi nhận sự gia tăng trong năm 2023.

Thông tin được đưa ra tại ‘Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023’ vừa được Bộ Công Thương công bố sáng 16/5, tại Hà Nội.

Táo là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất trong nhóm rau quả

Về nhập khẩu một số mặt hàng nhóm nông sản, thủy sản, báo cáo nêu rõ, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu /chu-de/hiep-hoi-rau-qua-viet-nam.topic của Việt Nam trong năm 2023 đạt 1,96 tỷ USD, giảm 5,5% so với năm 2022. Trung Quốc là thị trường cung cấp mặt hàng rau quả lớn nhất cho Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu đạt 794,7 triệu USD, giảm 7,4% so với năm trước, chiếm 40,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam năm 2023.

Táo là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất trong nhóm rau quả

Hoa Kỳ xếp vị trí thứ hai, với kim ngạch nhập khẩu đạt 331,5 triệu USD, giảm 7% so vớinăm trước, chiếm 16,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam năm 2023. Xếp thứ ba là thị trường Australia với kim ngạch nhập khẩu đạt 142,4 triệu USD, giảm 10%so với năm 2022, chiếm 7,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam năm 2023; New Zealand đạt 120,7 triệu USD, giảm 3% so với năm 2022, chiếm 6,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam năm 2023.

Về chủng loại, táo là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất trong năm 2023, đạt 237,1 triệu USD, giảm 11,5% so với năm 2022, chiếm 21,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây. Xếp vị trí thứ hai là nho, đạt 158,4 triệu USD, giảm 17,4% so với năm 2022, chiếm 14,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây.

Với mặt hàng hạt điều, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2023, Việt Nam nhập khẩu khoảng 2,77 triệu tấn hạt điều, kim ngạch nhập khẩu khoảng 3,19 tỷ USD. So với năm 2022, nhập khẩu hạt điều tăng 46,2% về lượng và tăng 19,6% về trị giá.

Năm 2023, hạt điều tươi chưa bóc vỏ tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nhập khẩu hạt điều của Việt Nam. Hạt điều tươi chưa bóc vỏ chiếm 96% tổng lượng nhập khẩu, còn lại là hạt điều tươi đã bóc vỏ chiếm 4%.

5 thị trường cung cấp hạt điều lớn nhất cho Việt Nam gồm: Bờ Biển Ngà, Campuchia, Nigeria, Ghana và Tanzania. Trong đó, hạt điều nhập khẩu từ Bờ Biển Ngà và Campuchia chiếm 54,7% tổng giá trị nhập khẩu toàn ngành điều trong năm 2023. Tuy nhiên, cơ cấu thị trường nhập khẩu hạt điều có sự thay đổi. Việt Nam giảm nhập từ Campuchia và Tanzania nhưng tăng nhập từ Bờ Biển Ngà, Nigeria và Ghana.

Điểm nhấn từ mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Báo cáo nêu rõ, năm 2023, kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ về Việt Nam giảm mạnh, đạt 2,17 tỷ USD, giảm 28,3% so với năm 2022. Năm 2023, kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm rất mạnh: Trung Quốc giảm 16,4%; Hoa Kỳ giảm 32,4%; Thái Lan giảm 14,9%; Lào giảm 28,4%...

Trong năm 2023, nhập khẩu mặt hàng nguyên phụ liệu dệt, may, da giày giảm mạnh như vải giảm 11,5%; nguyên phụ liệu dệt, may, da giày giảm 9,9%; bông giảm 29,7%; xơ sợi giảm 13,9% so với năm 2022. Trung Quốc là thị trường cung cấp nguyên phụ liệu ngành dệt may lớn nhất vào Việt Nam.

Năm 2023, nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện của cả nước đạt khoảng 8,75 tỷ USD, giảm mạnh 58,6% so với năm 2022. Kim ngạch nhập khẩu từ hầu hết các thị trường đều giảm so với năm 2022. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc đạt cao nhất là 7,3 tỷ USD (chiếm 83% tổng kim ngạch nhập khẩu điện thoại), giảm 9,5% so với năm 2022. Nhập khẩu từ Hàn Quốc giảm mạnh 95,4% (đạt 523,9 triệu USD), nhập khẩu từ thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) giảm 93,1% (đạt 21,2 triệu USD), nhập khẩu từ thị trường Đài Loan (Trung Quốc) giảm 97,1% (đạt 11,8 triệu USD), nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản giảm 97% (đạt 1,79 triệu USD). Trong khi kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường đều giảm mạnh thì kim ngạch nhập khẩu từ Hoa Kỳ tăng 631% so với năm 2022 dù chỉ ở con số không cao là 9,8 triệu USD.

Ảnh minh họa

Trong bức tranh hàng hóa nhập khẩu, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là điểm nhấn với kim ngạch nhập khẩu năm 2023 đạt gần 88 tỷ USD, tăng 7,4% so với năm 2022. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu cao gồm vi mạch tích hợp, bộ vi xử lý, module các loại, màn hình các loại, mạch các loại, bộ nhớ.

Năm 2023, tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng của cả nước đạt gần 41,6 tỷ USD, giảm 7,9% so với năm 2022 chiếm tỷ trọng 12,7% tổng nhập khẩu hàng hóa của cả nước. Cơ cấu thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng của Việt Nam năm 2023 không có nhiều thay đổi so với năm 2022, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU và ASEAN vẫn là những thị trường nhập khẩu chính.

Với mặt hàng thép, báo cáo nêu rõ, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2023, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 13,3 triệu tấn, trị giá đạt trên 10,4 tỷ USD, tăng 14,1% về lượng nhưng giảm 12,5% về trị giá so với năm 2022. Các thị trường nhập khẩu chính gồm: thị trường Trung Quốc lớn nhất với số lượng 8,3 triệu tấn, trị giá 5,65 tỷ USD, tăng 62,9% về lượng và tăng 13,9% về giá trị so với năm 2022. Nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản là 1,91 triệu tấn, trị giá 1,44 tỷ USD, tương đương lượng nhập khẩu năm trước nhưng giảm 19,7% về trị giá.

Một số thị trường nhập khẩu lớn khác: thị trường Hàn Quốc đạt 1,11 triệu tấn, trị giá 1,10 tỷ USD, giảm 10,1% về lượng và giảm 24,5% về trị giá; thị trường Đài Loan đạt 747,1 nghìn tấn, trị giá 569,9 triệu USD, giảm 36,2% và giảm 45,9% về trị giá so với năm 2022.

Cũng theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu sản phẩm nhựa năm 2023 đạt 7,5 tỷ USD, giảm 7,5% so với năm 2022; nhập khẩu nguyên liệu nhựa đạt 6,8 triệu tấn, trị giá 9,76 tỷ USD, giảm 4,2% về lượng và giảm 21,2% về trị giá so với năm 2022, chiếm 3,0% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước.

Việt Nam nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất từ Hàn Quốc

Năm 2023, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu và tạm nhập để tái xuất đạt 10,1 triệu tấn, trị giá 8,37 tỷ USD, tăng 13,3% về lượng và giảm 6,7% về trị giá so với năm 2022. Xăng dầu nhập khẩu về Việt Nam năm 2023 nhiều nhất từ Hàn Quốc, chiếm hơn 38% trong tổng lượng và kim ngạch nhập khẩu, đạt 3,92 triệu tấn, trị giá 3,22 tỷ USD, tăng 20,1% về lượng và giảm 6,1% về trị giá so với năm 2022.

Xăng dầu nhập khẩu về Việt Nam năm 2023 nhiều nhất từ Hàn Quốc

Singapore là thị trường lớn thứ 2, đạt 2,17 triệu tấn, chiếm hơn 21% lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước. Trị giá nhập khẩu từ Singapore đạt 1,82 tỷ USD, tăng 45,6% về lượng và tăng 26,4% về trị giá. Mức giá bình quân là 836,7 USD/tấn, giảm 13,2% so với năm trước. Malaysia là thị trường lớn thứ 3, đạt 1,94 triệu tấn, chiếm khoảng 19% lượng xăng dầu nhập khẩu. Trị giá nhập khẩu xăng dầu từ Malaysia đạt 1,58 tỷ USD, tăng 21,8% so với năm trước.

Với mặt hàng than, năm 2023, nhập khẩu than các loại vào nước ta đạt khoảng 51,2 triệu tấn và trị giá khoảng 7,2 tỷ USD, tăng 61,4% về lượng và tăng 0,7% về trị giá so với năm 2022. Chủng loại than nhập khẩu chủ yếu là than antraxit và bán antraxit, bitum và asbitum dùng cho sản xuất điện. Nhu cầu nhập khẩu than tiêu thụ cho sản xuất điện tăng trong năm 2023, do vậy lượng than nhập khẩu tăng mạnh. Tuy nhiên, do giá than nhập khẩu trung bình giảm 38% so với năm 2022 nên tổng kim ngạch nhập khẩu chỉ tăng nhẹ so với năm 2022. Việt Nam nhập khẩu than chủ yếu từ Australia, Indonesia và Nga. Lượng than nhập từ các thị trường này đều tăng so với năm 2022.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Cục Hải quan

Tin cùng chuyên mục

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu