Thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tầm nhìn đến năm 2045

Tại Thông báo số 202/TB-VPCP, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tập trung thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Bình Định sẽ là trung tâm lớn của cả nước về phát triển kinh tế biển Tạo tính đột phá, huy động tối đa nguồn lực phát triển bền vững kinh tế biển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 202/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tầm nhìn đến năm 2045
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tập trung thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Ảnh minh họa

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài nguyên môi trường biển và hải đảo

Theo Thông báo số 202, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao sự cố gắng của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Cơ quan Thường trực của Ủy ban chỉ đạo quốc gia, các Bộ, ngành và 28 địa phương có biển trong việc thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 5/3/2020 của Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 24/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới và tăng cường tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, vẫn còn không ít những hạn chế, bất cập như: Một số chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra chưa đạt được; việc thực hiện chủ trương phát triển một số ngành kinh tế biển mũi nhọn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra; sự liên kết giữa các vùng biển, giữa địa phương có biển với địa phương không có biển và giữa các ngành, lĩnh vực còn chưa chặt chẽ, kém hiệu quả; khoa học và công nghệ, điều tra cơ bản, phát triển nguồn nhân lực biển chưa trở thành nhân tố then chốt trong phát triển bền vững kinh tế biển…; hoạt động của Ủy ban chỉ đạo quốc gia còn hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn, thiếu hiệu lực, hiệu quả.

Để khắc phục các hạn chế, tồn tại nêu trên, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển tiếp tục tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 5/3/2020 của Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 24/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới và tăng cường tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trong công tác tổ chức thực hiện Chiến lược, Bộ Tài nguyên và Môi trường - Cơ quan thường trực Ủy ban chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương là thành viên Ủy ban chỉ đạo cần quan tâm hơn nữa, đầu tư hơn nữa cho công tác này, trong đó cần tạo sự đột phá về cách thức chỉ đạo thực hiện Chiến lược, cần thiết thành lập các nhóm công tác chuyên đề của Ủy ban chỉ đạo để giúp: Nghiên cứu, đề xuất xây dựng, sửa đổi bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật về phát triển bền vững kinh tế biển; tham mưu chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự án phát triển bền vững kinh tế biển; đề xuất phương án giải quyết các vấn đề vướng mắc giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện Chiến lược; tăng cường các đoàn kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chiến lược tại các bộ, ngành và địa phương có biển.

Các bộ, ngành và các địa phương có biển sớm hoàn thiện, triển khai quy hoạch liên quan bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, tăng cường tính liên kết trong việc phát triển các ngành kinh tế nói chung với phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từng vùng để phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu Ủy ban có các chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ Quyết định số 729/QĐ-TTg ngày 16/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình truyền thông về biển và đại dương đến năm 2030 nhằm đạt được sự thay đổi quan trọng trong nhận thức của các cấp và người dân về tầm quan trọng của việc thực hiện Chiến lược.

Tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài nguyên môi trường biển và hải đảo (nghiên cứu sửa đổi bổ sung Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo; khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ sau khi được phê duyệt).

Phó Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu đánh giá công tác chỉ đạo của Ủy ban trình Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo Quốc gia xem xét, quyết định; khẩn trương rà soát thành phần Ủy Ban chỉ đạo Quốc gia, nắm chắc danh sách các thành viên Ủy ban chỉ đạo Quốc gia, trường hợp cần thiết, kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền kiện toàn Ủy ban chỉ đạo Quốc gia; xây dựng và trình Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia xem xét, phê duyệt Kế hoạch hoạt động hằng năm của Ủy ban.

Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các bộ, ngành liên quan để tổng hợp, theo dõi, đôn đốc hoạt động của các Nhóm công tác chuyên đề khi được Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quyết định thành lập; chủ động thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chiến lược tại bộ, ngành, địa phương liên quan.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan sớm hoàn thành nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 26/NQ-CP về việc xây dựng bộ tiêu chí thống kê quốc gia về biển và hải đảo, bộ chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh; xác định các nhiệm vụ sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nhiệm vụ thu hút các nguồn vốn khác trong và ngoài nước; ưu tiên và kịp thời bố trí nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ triển khai, phát huy hiệu quả các nhiệm vụ, chương trình dự án đã phê duyệt; nghiên cứu đề xuất động lực tăng trưởng mới, lĩnh vực đột phá, phù hợp cho các đột phá để tập trung nguồn lực thực hiện; đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển các cụm liên kết ngành kinh tế biển gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế biển mạnh (Quyết định số 892/QĐ-TTg ngày 26/7/2022).

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan ưu tiên bố trí, cân đối kinh phí để triển khai các đề án, dự án, nhiệm vụ đã được giao tại Nghị quyết số 26/NQ-CP, các dự án thuộc Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo… và Chiến lược khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo phê duyệt tại Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 3/4/2023 của Chính phủ.

Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, và cơ quan có liên quan tăng cường các hoạt động đối ngoại, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của quốc tế để thúc đẩy, sớm hoàn thành phân định ranh giới trên biển.

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường kiện toàn tổ chức bộ máy ở trung ương và địa phương có biển về quản lý nhà nước tổng hợp, thống nhất về biển và hải đảo theo hướng tinh gọn, hiệu quả có tính đến những thực tế mang tính đặc thù trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển: tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, giải pháp nêu tại Nghị quyết 36-NQ/TW và các đề án, dự án, nhiệm vụ của địa phương nêu tại Nghị quyết 26/NQ-CP của Chính phủ; chủ động bố trí, huy động mọi nguồn lực hợp pháp để triển khai các chương trình, dự án, nhiệm vụ phát triển bền vững kinh tế biển; khẩn trương thành lập hoặc rà soát kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển của địa phương, căn cứ vào tình hình thực tiễn tại địa phương, thành lập Tổ công tác chuyên đề để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

Phối hợp các bộ, ngành thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát Quy chế làm việc của Ủy ban chỉ đạo (được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-UBCĐQG ngày 21/8/2020) nhằm tăng cường vai trò chỉ đạo của Ủy ban, tăng cường tính đồng bộ, thống nhất trong chỉ đạo của Ủy ban đối với các nội dung có tính đa ngành, đa lĩnh vực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ủy ban chỉ đạo; nghiên cứu, tham mưu đề xuất ban hành quy định về cơ chế điều phối đa ngành trong phát triển bền vững kinh tế biển, quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo, trong đó quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của mỗi ngành; chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tăng cường công tác tổng hợp, theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Các bộ, ngành là thành viên Ủy ban chỉ đạo chủ động theo lĩnh vực quản lý nhà nước của mình chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo thành lập ngay các Nhóm công tác chuyên đề, cụ thể như sau:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì nghiên cứu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia thành lập Nhóm công tác chuyên đề về thể chế liên quan đến phát triển kinh tế biển.

Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia thành lập Nhóm công tác chuyên đề về nguồn lực thực hiện Chiến lược.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì nghiên cứu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia thành lập Nhóm công tác chuyên đề về nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ biển.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì nghiên cứu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia thành lập Nhóm công tác chuyên đề về đào tạo nguồn nhân lực cần thiết cho phát triển kinh tế biển.

Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia thành lập Nhóm công tác chuyên đề về xây dựng cơ sở dữ liệu về biển, kinh tế biển để phục vụ cho hoạt động của Ủy ban chỉ đạo, cho công tác thông tin, tuyên truyền về biển, phát triển kinh tế biển

Bộ Công Thương chủ trì việc nghiên cứu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia thành lập Nhóm công tác chuyên đề về năng lượng ở biển (như điện gió, điện khí, dầu khí…), công nghiệp ven biển.

Bộ Giao thông vận tải chủ trì nghiên cứu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia thành lập Nhóm công tác chuyên đề về hạ tầng giao thông biển, logistics, hàng hải.

Bộ Xây dựng chủ trì nghiên cứu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia thành lập Nhóm công tác chuyên đề về xây dựng các khu đô thị sinh thái ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì nghiên cứu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia thành lập Nhóm công tác chuyên đề về nuôi trồng thủy sản, nuôi biển xa bờ công nghệ cao, hình thành các trung tâm dịch vụ, hậu cần nghề cá.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì nghiên cứu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia thành lập Nhóm công tác chuyên đề về chuyển đổi nghề cho người dân ở khu vực ven biển.

Các nhóm chuyên đề được thành lập có trách nhiệm báo cáo tình hình, kết quả hoạt động của nhóm tại các cuộc họp của Ủy ban chỉ đạo; được đề xuất, kiến nghị Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia xem xét, quyết định tổ chức các cuộc họp chuyên đề và chịu trách nhiệm chuẩn bị tài liệu phục vụ các cuộc họp chuyên đề này.

Song Hà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế biển

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thiếu thông tin và tài chính đang cản trở doanh nghiệp tiếp cận ESG

Thiếu thông tin và tài chính đang cản trở doanh nghiệp tiếp cận ESG

39% doanh nghiệp chưa từng nghe nói đến ESG và 62% doanh nghiệp hiện chưa nắm rõ các quy định và chính sách của Việt Nam liên quan đến ESG.
Chuyển đổi xanh: Con đường doanh nghiệp bắt buộc phải đi để phát triển bền vững

Chuyển đổi xanh: Con đường doanh nghiệp bắt buộc phải đi để phát triển bền vững

Chuyển đổi xanh được đánh giá là con đường mà doanh nghiệp bắt buộc phải đi qua nếu muốn phát triển bền vững và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Dù nhiều lần báo chí phản ánh, con đường gốm sứ ven sông Hồng nổi tiếng tại TP. Hà Nội vẫn đang trong tình trạng xuống cấp nhanh, gây mất mỹ quan đô thị.
Chuyển đổi kép - giải pháp để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững

Chuyển đổi kép - giải pháp để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững

Trên hành trình theo đuổi mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề chuyển đổi kép.
TP. Hồ Chí Minh: Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bắt đầu vận hành thử nghiệm 100% công suất

TP. Hồ Chí Minh: Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bắt đầu vận hành thử nghiệm 100% công suất

Ngày 11/11, tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên (TP. Hồ Chí Minh) bắt đầu vận hành thử nghiệm 100% công suất, từ 5 giờ đến 23 giờ 30 phút hàng ngày.

Tin cùng chuyên mục

Nâng quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp: Cần có lộ trình phù hợp

Nâng quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp: Cần có lộ trình phù hợp

Nâng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp là cần thiết, nhưng cần có lộ trình phù hợp để bảo đảm sự ổn định pháp lý với doanh nghiệp.
Phát triển kinh tế đa dạng sinh học: Cần liên kết các nguồn lực tài chính

Phát triển kinh tế đa dạng sinh học: Cần liên kết các nguồn lực tài chính

Để phát triển kinh tế đa dạng sinh học, Việt Nam cần kết nối các tổ chức trong nước và quốc tế, huy động nguồn lực tài chính từ khu vực kinh tế công và tư nhân.
Doanh nghiệp Việt chưa chú trọng đến vấn đề bảo mật thông tin

Doanh nghiệp Việt chưa chú trọng đến vấn đề bảo mật thông tin

Theo kết quả khảo sát năm 2023, có khoảng 70% doanh nghiệp Việt không biết, hoặc không quan tâm đến các giải pháp an toàn thông tin trên môi trường số.
Triển lãm ngành cấp thoát nước và xử lý nước thải: Hướng tới phát triển bền vững

Triển lãm ngành cấp thoát nước và xử lý nước thải: Hướng tới phát triển bền vững

Triển lãm về ngành cấp thoát nước, công nghệ lọc nước và xử lý nước thải (Vietwater 2024) đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh chú trọng phát triển xanh, bền vững.
Thực hành tốt 5S tại doanh nghiệp để mang lại hiệu quả năng suất tối ưu

Thực hành tốt 5S tại doanh nghiệp để mang lại hiệu quả năng suất tối ưu

Các chuyên gia cho rằng, thực hành tốt 5S tại doanh nghiệp sẽ mang lại hiệu quả năng suất tối ưu
Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, Tuyên Quang huy động nhiều nguồn lực, đầu tư, hỗ trợ đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khiến bộ mặt thôn, bản có nhiều đổi thay.
Kinh tế tuần hoàn tiên phong:

Kinh tế tuần hoàn tiên phong: 'Chìa khóa' để phát triển bền vững

Nhiều doanh nghiệp đã chủ động chuyển đổi nhận thức và hành động sang mô hình kinh tế tuần hoàn, tạo các vòng lặp kín cho tài nguyên nhằm phát triển bền vững.
Báo chí và doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong phát triển bền vững

Báo chí và doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong phát triển bền vững

Sáng ngày 1/11, tại TP. Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) đã diễn ra Hội thảo Chuyên đề “Vai trò của Lãnh đạo báo chí và doanh nghiệp với phát triển bền vững”.
Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Yêu cầu về các tiêu chí xanh trong sản phẩm, sản xuất buộc doanh nghiệp dệt may trong nước phải chuyển đổi để giữ được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu.
Hàng không Việt Nam tăng chuyến bay sau bão Trà Mi

Hàng không Việt Nam tăng chuyến bay sau bão Trà Mi

Sau bão Trà Mi, khi sân bay của 4 tỉnh miền Trung khai thác trở lại, các hãng hàng không Việt Nam đã tăng cường số lượng chuyến bay cho du khách.
Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất tiêu dùng bền vững làng nghề truyền thống 2024

Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất tiêu dùng bền vững làng nghề truyền thống 2024

Sáng 28/10 tại Mỹ Đình, UBND TP. Hà Nội và Bộ Công Thương tổ chức Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024.
Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Từ 28/10 - 3/11, Hà Nội và Bộ Công Thương sẽ tổ chức Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024.
Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Với hơn 40 sản phẩm OCOP từ chăn nuôi, thủy sản, Thái Bình khẳng định chất lượng, uy tín, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp địa phương.
Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Phát triển hạ tầng biên giới là điều quan trọng không chỉ giúp Hà Giang bứt phá, phát triển kinh tế mà còn có sứ mệnh kết nối cho các địa phương trong vùng.
Các tỉnh Tây Bắc quan tâm xây dựng

Các tỉnh Tây Bắc quan tâm xây dựng 'Đô thị xanh – thông minh – bền vững'

Phong trào thi đua xây dựng 'Đô thị xanh – thông minh – bền vững' đã được các đô thị thành viên trong cụm các đô thị vùng Tây Bắc quan tâm thực hiện...
Lâm Đồng: Phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động môi trường

Lâm Đồng: Phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động môi trường

Tỉnh Lâm Đồng hướng đến nền nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn, giảm thiểu tác động môi trường, chủ động phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thúc đẩy sớm hình thành nền công nghiệp tái chế tại Việt Nam

Thúc đẩy sớm hình thành nền công nghiệp tái chế tại Việt Nam

Tại Việt Nam, việc thu gom và tái chế bao bì nhựa đang được Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam thực hiện, bước đầu gặt hái kết quả khả quan.
Hiệu quả từ những giải pháp để Côn Đảo xanh, phát triển bền vững

Hiệu quả từ những giải pháp để Côn Đảo xanh, phát triển bền vững

Để có một Côn Đảo xanh và phát triển bền vững, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã áp dụng nhiều mô hình, cách làm hay và bước đầu đã cho những kết quả tích cực.
Bộ Giao thông vận tải xây dựng quy định điều kiện cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, kiểm định khí thải

Bộ Giao thông vận tải xây dựng quy định điều kiện cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, kiểm định khí thải

Bộ GTVT đang xây dựng Dự thảo Nghị định quy định về điều kiện cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy; niên hạn xe cơ giới.
Bàn giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đảo và khu vực ven biển

Bàn giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đảo và khu vực ven biển

Từ 1/1/2025, chất thải rắn sinh hoạt bắt buộc phải được phân loại, để làm được điều này, cần sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị và từng người dân.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động