Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Trong khi các mặt hàng xuất khẩu đều giảm trong năm 2023, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là điểm sáng khi có tăng trưởng đạt 57,3 tỷ USD.
Xuất khẩu máy tính của Việt Nam đạt kỷ lục Xuất khẩu máy tính, linh kiện điện tử và điện thoại đạt gần 42 tỷ USD Xuất khẩu máy tính “qua mặt” điện thoại

Thông tin được đưa ra tại ‘Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023’ được Bộ Công Thương công bố ngày 16/5, tại Hà Nội.

Cụ thể, năm 2023, xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 301,1 tỷ USD, giảm 5,7% so với cùng ky, chiếm tỷ trọng gần 85% tổng kim ngạch xuất khẩu. Có 6 mặt hàng thuộc nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, bao gồm: Điện thoại đạt 52,4 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm trước; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 57,3 tỷ USD, tăng 3,2%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 43,1 tỷ USD, giảm 5,7%; hàng dệt, may đạt 33,3 tỷ USD, giảm 11,4%; giày dép các loại đạt 20,2 tỷ USD, giảm 15,3%.

Xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng đầu nhóm tỷ USD

Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 57,3 tỷ USD, tăng 3,2% so với năm 2022. Đây là nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (chiếm 16,2%).

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng đầu nhóm tỷ USD

Nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, EU, Hồng Kông… Một số thị trường xuất khẩu có kim ngạch tăng so với năm 2022 gồm có Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt cao nhất với trị giá 17 tỷ USD, tăng khoảng 6,8% so với năm 2022; xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đứng thứ hai đạt 13,1 tỷ USD, tăng 9,8%; sang thị trường Hàn Quốc đạt khoảng 4,8 tỷ USD, tăng 42,6%; sang thị trường Ấn Độ đạt khoảng 1,95 tỷ USD, tăng 88% so với năm 2022.

Các thị trường ghi nhận sụt giảm xuất khẩu so với năm 2022 có Hồng Kông (Trung Quốc), khối EU, khối ASEAN và Nhật Bản, trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) đạt khoảng 5,54 tỷ USD, giảm 5,8%; sang EU đạt khoảng 5,5 tỷ USD giảm 13%; sang khối ASEAN đạt khoảng 2,5 tỷ USD, giảm 25,9%.

Báo cáo nêu rõ, năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt khoảng 52,4 tỷ USD giảm 9,7% so với năm 2022. Đây là nhóm hàng đứng thứ 2 về kim ngạch trong số các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam (đứng sau nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện), chiếm 14,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.

Các thương hiệu điện thoại nguyên chiếc có kim ngạch xuất khẩu cao bao gồm: Samsung, Google, Iphone, Nokia và Xiaomi. Thương hiệu linh kiện điện thoại có kim ngạch xuất khẩu cao gồm Samsung, LG và Sony.

Kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường vẫn ghi nhận mức tăng so với năm 2022 bao gồm: Trung Quốc, khối EU, khối ASEAN, Anh và Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc đạt cao nhất, khoảng 16,9 tỷ USD, tăng 3,7% so với năm 2022, chiếm 32% tỷ trọng xuất khẩu. Xuất khẩu sang khối EU đạt khoảng 6,7 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2022; sang khối ASEAN đạt 2,1 tỷ USD, tăng 5,7%; sang Anh đạt khoảng 1,32 tỷ USD, tăng 15,9%; sang Nhật Bản đạt khoảng 1,1 tỷ USD, tăng 12,8% so với năm 2022.

Với mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện, năm 2023 xuất khẩu sang nhiều thị trường ghi nhận sụt giảm so với năm 2022, trong đó có: Hoa Kỳ giảm 33,5% (đạt 7,9 tỷ USD), Hàn Quốc giảm 30,5% (đạt khoảng 3,5 tỷ USD), UAE giảm 3,7% (đạt khoảng 2,1 tỷ USD), Hồng Kông (Trung Quốc) giảm 30,7% (đạt khoảng 1,4 tỷ USD).

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác của cả nước đạt gần 43,1 tỷ USD, giảm 5,7% so với năm 2022, chiếm tỷ trọng 12,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Trong đó, trị giá xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác của khối doanh nghiệp FDI đạt gần 39,5 tỷ USD, giảm 7,2%, chiếm tỷ trọng 91,5% tổng xuất khẩu máy móc của cả nước.

Về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Anh là những thị trường lớn xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác của Việt Nam trong năm 2023.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác lớn nhất của Việt Nam trong năm 2023 với kim ngạch đạt gần 18,2 tỷ USD, giảm 9,8% so với năm 2022, chiếm 42,2% tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác của cả nước.

Xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác sang thị trường EU xếp thứ hai, đạt 5,54 tỷ USD, giảm 1,5% so với năm 2022. Trong đó, Hà Lan và Đức là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất.

Tiếp đến là các thị trường: ASEAN chiếm tỷ trọng 7,1%; Trung Quốc chiếm 7,0%; Hàn Quốc chiếm 6,4%; Nhật Bản chiếm 6,4%; Anh chiếm 2,4%,... Đáng chú ý, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác sang một số thị trường nhỏ trong năm 2023 tăng mạnh so với năm 2022 như: Phần Lan tăng 124,0%; Mozambique tăng 119,1%; Ả-rập Xê-út tăng 103,0%; Séc tăng 69,5%; Thổ Nhĩ Kỳ tăng 48,5%; Nga tăng 43,9%…

Xuất khẩu dệt may bứt phá

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt, may của cả nước đạt 33,3 tỷ USD, giảm 11,4% so với năm 2022. Xơ sợi dệt các loại đạt 4,4 tỷ USD, giảm 7,6% so với năm 2022. Xuất khẩu năm 2023 toàn ngành đạt khoảng 40 tỷ USD.

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu giảm nhưng nhìn chung mặt hàng dệt may đã có tín hiệu phục hồi vào nửa cuối năm 2023. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do ngành dệt may phải đối diện với nhiều thách thức từ tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, trong đó vấn đề lạm phát ở các thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, châu Âu khiến sức mua giảm, đơn hàng sụt giảm, lãi suất tăng cao và chênh lệch tỷ giá, ...

Về thị trường, năm 2023, hàng dệt và may mặc của Việt Nam được xuất khẩu nhiều nhất tới 6 thị trường gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc, Canada.

Năm 2023 ghi nhận tăng trưởng so với năm 2022 tại thị trường Nga, Ả rập Xê-út, Tây Ban Nha, Australia, Ấn Độ,... Ngoài ra, doanh nghiệp dệt may cũng thâm nhập được một số thị trường mới tại châu Phi và Trung Đông. Điều này góp phần giúp kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may không bị giảm sâu trong bối cảnh sức mua giảm mạnh. Một số thị trường giảm nhiều, đặc biệt là châu Âu gồm có Anh giảm 16,8%, Phần Lan giảm 21%, Na-uy giảm 36,8%, Pháp giảm 37,2%, Đan Mạch giảm 40,9%. Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ và Canada giảm trên 16%. Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm nhẹ ở mức 6,8%.

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD
Ngành dệt may bứt phá về thị trường xuất khẩu. Ảnh TTXVN

Với ngành da giày, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 24,0 tỷ USD, giảm 14,2% so với năm 2022. Trong đó, xuất khẩu giày dép đạt 20,2 tỷ USD, giảm 15,3%, chiếm 5,7% tổng xuất khẩu của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng túi xách, vali, mũ, ô dù đạt 3,78 tỷ USD, giảm 7,8% so với năm 2022. Mặc dù kim ngạch năm 2023 có giảm nhưng thị trường xuất khẩu của ngành da giày có sự phục hồi những tháng cuối năm.

Xét về thị trường, thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của mặt hàng giày dép là Hoa Kỳ đạt 7,16 tỷ USD, giảm 25,5% so với năm 2022 (chiếm tỷ trọng 35,4% xuất khẩu mặt hàng giày dép). Thứ hai là khu vực thị trường EU đạt 4,82 tỷ USD, giảm 17,5% và chiếm 23,8% trị giá xuất khẩu mặt hàng giày dép (một số thị trường quan trọng trong EU đều ghi nhận sự sụt giảm mạnh là Bỉ đạt 1,2 tỷ USD, giảm 26,3%, Hà Lan đạt 1,0 tỷ USD, giảm 5,7%, Đức đạt 943,0 triệu USD, giảm 27,1%).

Một số thị trường xuất khẩu lớn khác là thị trường Trung Quốc đạt 1,87 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm 2022; Nhật Bản đạt 1,05 tỷ USD, giảm 4,2%; Anh đạt 795,1 triệu USD, tăng 3,9%; Hàn Quốc đạt 626,6 triệu USD, giảm 3,7%; Canada đạt 469,5 triệu USD, giảm 22,4%; Mexico đạt 425,3 triệu USD, tăng 3,3%; UAE đạt 216,3 triệu USD, tăng 7,1% ...

Ngọc Ngân
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Lũy kế trong 10 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 11.152 tấn hoa hồi với kim ngạch ước đạt 52,6 triệu USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Tính đến thời điểm giữa tháng 11/2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1674 tỷ USD. Toàn ngành xuất siêu 1,0218 tỷ USD.
Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Không chỉ nhiều ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ lực đã về đích sớm, thời điểm này, có những doanh nghiệp nhận được khoảng 60% đơn hàng của năm sau.
Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Sau những thành công từ lô vaccine AVAC ASF LIVE nhập khẩu hồi tháng 8/2024, dự kiến, tháng 12 này, Philippines sẽ tiếp tục nhập khẩu 1 lô hàng nữa từ AVAC.
Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

cuối năm 2025 cửa khẩu A Pa Chải (Điện Biên – Việt Nam) và Long Phú (Vân Nam – Trung Quốc) sẽ đi vào hoạt động

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Xuất nhập khẩu đã đi qua gần hết năm 2024 với nhiều tín hiệu tích cực, tạo đà cho những mục tiêu mới của năm 2025.
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Hoa Kỳ giữ vững vị trí thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước ghi nhận mức tăng trưởng trung bình 16%/năm.
Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

10 tháng năm 2024, xuất khẩu dệt may tăng trưởng ở hầu hết các thị trường, đặc biệt FED mới đây giảm lãi suất kỳ vọng mang lại tác động tích cực hơn cho ngành.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương vừa ban hành thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về việc triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Theo thông từ Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 10 tháng/2024 đạt 647,91 tỷ USD, tăng 15,8%, tương ứng tăng 88,61 tỷ USD...
Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón sang thị trường Hàn Quốc đạt 164.334 tấn, với gần 66,85 triệu USD, tăng 174,5% về lượng và tăng 192,7% về kim ngạch so cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

10 tháng năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt hơn 2,09 triệu tấn, trị giá hơn 955 triệu USD, giảm 12,7% về lượng và giảm 7% về trị giá so với cùng kỳ.
Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ tổ chức đoàn xúc tiến thương mại gạo sang thị trường Trung Quốc nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường này.
Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

4 yếu tố để phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Hạ tầng logistics, khung pháp lý, chính sách ưu đãi; tiêu chuẩn môi trường và chuyển đổi số.
Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 335,59 tỷ USD. Hiện, Bộ Công Thương và các doanh nghiệp đang dồn lực trong chặng đường về đích.
Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

9 tháng năm 2024, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm của Việt Nam đạt 594,8 triệu USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Với kim ngạch 335,59 tỷ USD, xuất khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nền kinh tế hàng đầu trong khu vực châu Á.
Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam mong muốn được các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài hỗ trợ thông tin để mở rộng thị trường xuất khẩu.
Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

10 tháng năm 2024, nhập khẩu hạt điều cán mốc hơn 2,3 triệu tấn, trị giá hơn 2,89 tỷ USD, giảm 8,5% về lượng và giảm 1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Sầu riêng đang được cho là 'át chủ bài' của rau quả xuất khẩu, trong đó, Trung Quốc là thị trường trọng yếu. Tuy nhiên, bức tranh không chỉ 1 'màu hồng'.
Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ mang lại cả cơ hội và thách thức cho thủy sản Việt.
Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc 10 tháng đầu năm 2024 giảm đến 84% và dự báo sẽ tăng mạnh trở lại vào đầu năm 2025.
Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

Giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam 10 tháng năm 2024 đạt 3.981 USD/tấn, tăng mạnh 57% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ giá tăng đã mang về 4,6 tỷ USD.

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Là thành viên của 2 hiệp định thương mại tự do, Việt Nam và Chile có nhiều cơ hội tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá, trong đó có mặt hàng giày dép.
Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Giá heo hơi ở mức ổn định 60.000 - 70.000 đồng/kg, nguồn cung thịt heo trong nước không cao khiến lượng nhập khẩu thịt heo tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động