Gỡ vướng cho cá tầm nhập khẩu

Công ước CITES quy định rõ, cá tầm nhập khẩu, sản xuất thương mại phải là thuần chủng. Do khó truy xuất nguồn gốc, một số cá thể cá tầm nhập khẩu vào Việt Nam có thể là con lai. Điều này trái với Công ước CITES mà Việt Nam là một nước tham gia. Trong khi cơ quản lý lúng túng về việc đưa ra quyết định thông quan hàng hóa, hoặc xử lý đối với hành vi vi phạm của doanh nghiệp, cá tầm vẫn cứ nằm chờ.
Siết chặt quản lý các lô hàng cá tầm nhập khẩu

Cơ quan quản lý lúng túng

Từ những năm 2020, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nuôi cá tầm phản ánh việc cá tầm Trung Quốc ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam. Nguồn cá nhập khẩu từ Trung Quốc không chứng minh được nguồn gốc, và giá bán chỉ bằng phân nửa hoặc hai phần ba giá cá tầm trong nước. Do khó truy xuất nguồn gốc, một số cá thể cá tầm nhập khẩu vào Việt Nam có thể là con lai. Điều này trái với Công ước CITES mà Việt Nam là một nước tham gia. Trong đó, CITES quy định rõ, cá tầm nhập khẩu, sản xuất thương mại phải là thuần chủng.

Gỡ vướng cho cá tầm nhập khẩu
Cá tầm nhập khẩu không yêu cầu giấy phép CITES nhập khẩu, mà chỉ cần giấy phép xuất khẩu. Điều này tạo ra khó khăn cho cơ quan quản lý nếu đơn vị nhập khẩu không tuân thủ nghiêm các quy định

Đầu năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phát đi công văn về việc kiểm soát nhập khẩu cá tầm thương phẩm dùng làm thực phẩm. Trong văn bản có đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng hải quan tại các cửa khẩu trọng điểm kiểm soát chặt việc nhập khẩu cá tầm về Việt Nam để đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ và thuộc Danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam. Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu cá tầm và các chính sách nhập khẩu liên quan đã được toàn ngành Hải quan thống nhất.

Vấn đề nằm ở chỗ, cơ quan Hải quan phải cần kết luận của cơ quan giám định để quyết định thông quan hay không đối với các lô hàng, tuy nhiên, các cơ quan giám định không chịu khẳng định.

Tổng cục Hải quan cũng đã liên tục làm việc với một số đơn vị liên quan để bàn phương án kiểm tra, kiểm soát các lô hàng cá tầm nhập khẩu tại Lào Cai và Lạng Sơn. Các đơn vị đều khẳng định các loài cá tầm do Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp giấy phép nhập khẩu và cá tầm thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP phải là cá tầm thuần chủng. Song, không ai đưa ra kết luận cá tầm nhập khẩu tại Cục Hải quan Lạng Sơn (đã có kết quả giám định) là con lai hay thuần chủng do không có mẫu cá tầm thuần chủng để so sánh và đoạn gen dùng để so sánh trình tự ADN là gen ty thể (di truyền theo một dòng), đồng thời cũng chưa thể xác định được giống, loài của loài cá tầm này.

Tại cuộc họp xuất nhập khẩu động vật, thủy sản của Bộ NN&PTNT diễn ra ngày 20/4/2022, bà Hà Thị Tuyết Nga - Giám đốc Cơ quan quản lý CITES Việt Nam - cho biết, thế giới có 27 loài cá tầm và tất cả đều được xếp vào danh mục quản lý theo Công ước CITES. Trong số này, chỉ có 2 loài thuộc Phụ lục II, còn lại là Phụ lục I (những loài bị đe dọa tuyệt chủng, và nghiêm cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại).

Hiện Việt Nam chỉ cho phép nhập khẩu mẫu vật cá tầm sống từ Trung Quốc; và trứng cá tầm thụ tinh từ Đức và Nga. Trung bình hàng năm, nước ta nhập khoảng 2.500 tấn cá sống và 20kg trứng cá. Với mẫu vật cá tầm sống, Việt Nam cho phép nhập 2 loài là cá tầm Siberi và cá tầm Nga. Trong năm 2021, CITES Việt Nam đã cấp giấy phép cho khoảng 3.000 tấn cá tầm sống nhập vào Việt Nam.

“Trước quan ngại từ Trung Quốc về vấn đề nhập khẩu cá tầm tại Việt Nam, Cơ quan CITES đã 3 lần gửi thư cho phía bạn trong vòng một tháng qua, đề nghị làm rõ chuyện cá tầm trong các trại nuôi của Trung Quốc có phải thuần chủng hay không. Tuy nhiên, đến nay CITES Việt Nam chưa nhận câu trả lời”, bà Hà Thị Tuyết Nga cho hay.

Theo bà Hà Thị Tuyết Nga, CITES Việt Nam đã gửi thư đề nghị Ban Thư ký CITES quốc tế hỗ trợ giám định cá tầm, đồng thời phối hợp tìm các biện pháp tham chiếu, khảo nghiệm, ứng xử phù hợp. Đồng thời, CITES Việt Nam cũng liên tục tổ chức các đoàn kiểm tra cơ sở kinh doanh nhập khẩu cá tầm sống từ Trung Quốc để tham mưu, tư vấn kịp thời cho các cơ quan quản lý nhà nước.

Vẫn chưa có các giải pháp cụ thể

Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - cho hay, do thuộc Phụ lục II của Công ước CITES, cá tầm nhập khẩu không yêu cầu giấy phép CITES nhập khẩu, mà chỉ cần giấy phép xuất khẩu. Điều này tạo ra khó khăn cho cơ quan quản lý nếu đơn vị nhập khẩu không tuân thủ nghiêm các quy định.

Theo ông Lê Thanh Hòa - Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (Văn phòng SPS Việt Nam), nhập khẩu cá tầm với mục đích làm thực phẩm và sản xuất thương mại cần bộ tiêu chí đánh giá khác nhau, trong đó đặc biệt quan tâm đến những rủi ro về mất an toàn thực phẩm, thậm chí mang mầm bệnh cho cá tầm trong nước.

Đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong việc nhập khẩu cá tầm từ Trung Quốc, hai nước có thể phối hợp triển khai một đơn vị thí nghiệm trung lập, nhằm đảm bảo lợi ích giữa bên xuất và nhập khẩu. Về các vấn đề liên quan đến SPS trong nhập khẩu cá tầm, các bên cần hài hòa lợi ích với nhau theo quy định của WTO và thông lệ quốc tế.

Về vấn đề này, ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT yêu cầu các bên liên quan xem xét toàn bộ vấn đề và đưa ra kết luận cụ thể để hướng dẫn doanh nghiệp, đảm bảo hài hòa lợi ích cho cả đơn vị nhập khẩu lẫn đơn vị sản xuất, kinh doanh trong nước. Với riêng hoạt động nhập cá tầm, đề nghị các đơn vị trực thuộc dựa theo căn cứ là Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Đây được xem là một bản nội địa hóa Công ước CITES, đồng thời là cơ sở pháp lý để các bên liên quan triển khai, thực hiện.

Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Cá tầm lai sẽ hưởng ưu thế lai, và phát sinh kích thước, trọng lượng nhỉnh hơn so với cá tầm thuần chủng. Trong bối cảnh chưa có cơ quan nào tại Việt Nam đưa ra kết luận về giám định cá tầm nhập khẩu, thì giấy phép CITES cấp cho cá tầm nhập khẩu phải là cá thể thuần chủng.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Giá cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt mức 3.288/USD tấn, tăng tới 47% so với mức 2.222 USD/tấn tại cùng kỳ năm trước.
Cơ hội giao thương, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp khai khoáng, xây dựng

Cơ hội giao thương, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp khai khoáng, xây dựng

Triển lãm về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và Xây dựng Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ, học hỏi về công nghệ mới.
Phát triển thị trường tín chỉ carbon mang lại cơ hội lớn cho TP. Hồ Chí Minh

Phát triển thị trường tín chỉ carbon mang lại cơ hội lớn cho TP. Hồ Chí Minh

Việc thực hiện biện pháp giảm phát thải khí nhà kính theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon mang đến nhiều cơ hội cho TP. Hồ Chí Minh.
TP. Hồ Chí Minh: Khai mạc Phiên chợ xanh tử tế với hàng nghìn sản phẩm xanh

TP. Hồ Chí Minh: Khai mạc Phiên chợ xanh tử tế với hàng nghìn sản phẩm xanh

Người dân TP. Hồ Chí Minh có cơ hội lựa chọn hàng nghìn sản phẩm nông sản đặc sản, từ 50 tỉnh thành trên cả nước tại Phiên chợ xanh tử tế để phục vụ gia đình.
Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Sáng nay (ngày 20/4) diễn ra Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc.

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng thương hiệu mạnh: Gia tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu

Xây dựng thương hiệu mạnh: Gia tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu

Năm 2023, Thương hiệu Quốc gia Việt Nam được Brand Finance xếp hạng 33/121 tổng số các quốc gia, lãnh thổ được tổ chức này xếp hạng.
Xây dựng thương hiệu: Nâng giá trị cà phê Việt

Xây dựng thương hiệu: Nâng giá trị cà phê Việt

Bên cạnh những thành tích về kim ngạch xuất khẩu, xây dựng thương hiệu là cách để nâng cao vị thế hạt cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thị trường gạo thế giới biến động trái chiều, giá gạo Việt tìm lại

Thị trường gạo thế giới biến động trái chiều, giá gạo Việt tìm lại ''ngôi vương''

Sản lượng nhập khẩu gạo Philippines tăng mạnh cùng thông tin Indonesia sẽ mở thầu trong tháng 4 được cho là nguyên nhân kéo thị trường gạo thế giới khởi sắc.
Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc – Điện Biên 2024

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc – Điện Biên 2024

Lễ Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc – Điện Biên 2024 diễn ra tại TP. Điện Biên Phủ, tối ngày 19/4/2024.
Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU

Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU

Hiện có 9 giống gạo thơm được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang EU. Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU.
Việt Nam là thị trường tiềm năng với các nhà sản xuất, phân phối mỹ phẩm

Việt Nam là thị trường tiềm năng với các nhà sản xuất, phân phối mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện là điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp ngoại quốc bởi nhu cầu ngày càng cao về các sản phẩm trong lĩnh vực làm đẹp.
Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhờ đầu tư vào công nghệ, chú trọng chất lượng, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.
Các đại siêu thị hàng đầu tại Mỹ La tinh ồ ạt đổ bộ Viet Nam International Sourcing 2024

Các đại siêu thị hàng đầu tại Mỹ La tinh ồ ạt đổ bộ Viet Nam International Sourcing 2024

Hàng loạt các nhà phân phối hàng đầu tại Mỹ Latinh đã đăng ký tham dự và đặt kỳ vọng vào việc thu mua hàng hóa tại Viet Nam International Sourcing năm nay.
Trước các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi quốc tế

Trước các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi quốc tế

Hiện nay, doanh nghiệp, ngành hàng phải nhận thức rõ rằng hàng hoá Việt Nam đang trong tầm ngắm về phòng vệ thương mại của nhiều thị trường.
Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm sốc sau nhiều phiên tăng kỷ lục

Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm sốc sau nhiều phiên tăng kỷ lục

Giá cà phê thế giới giảm mạnh sau nhiều phiên liên tiếp tăng rất mạnh, vượt qua mọi kỷ lục. Giá cà phê Robusta và Arabica quay đầu giảm ngay sau phiên 18/4.
VASEP tiếp tục kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc

VASEP tiếp tục kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc

Việc xem xét đề nghị Hàn Quốc gỡ bỏ cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với tôm đông lạnh Việt Nam theo VKFTA là rất cấp thiết.
Đắk Lắk: Doanh nghiệp yến sào lần đầu tiên tổ chức Lễ giỗ tổ ngành yến

Đắk Lắk: Doanh nghiệp yến sào lần đầu tiên tổ chức Lễ giỗ tổ ngành yến

Doanh nghiệp và các hộ nuôi, kinh doanh yến sào tại huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk lần đầu tiên tổ chức buổi Lễ giỗ tổ ngành yến.
40 tỉnh thành sẵn sàng cho Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc- Điện Biên, khai mạc tối 19/4

40 tỉnh thành sẵn sàng cho Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc- Điện Biên, khai mạc tối 19/4

Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 diễn ra trong 7 ngày (19 – 25/4). Chương trình khai mạc sẽ được tổ chức vào tối nay.
Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Khẳng định việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu nông sản Việt “muộn còn hơn không”, do đó, hoàn thiện chính sách pháp luật là việc cần phải làm.
Căng thẳng Iran - Israel: Doanh nghiệp logistics cần làm gì để vượt qua khó khăn?

Căng thẳng Iran - Israel: Doanh nghiệp logistics cần làm gì để vượt qua khó khăn?

Bất chấp căng thẳng Iran - Israel ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp đang có những giải pháp quyết liệt để tháo gỡ khó khăn.
Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Mặc dù sàn thương mại điện tử được nhận định là giải pháp cứu tinh cho nông sản nhưng để nông sản lên sàn trụ vững còn nhiều việc phải làm.
Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác năm 2024

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác năm 2024

Tối 18/4, Hội chợ xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác năm 2024 được khai mạc tại phố đi bộ Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội.
Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Chuối của Việt Nam vượt Philippines tại Trung Quốc; chuối tươi Việt Nam phủ sóng 100% kệ hàng siêu thị AEON Hồng Kông (Trung Quốc),...
Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng ,tăng 5% trong phiên hôm qua, dù tồn kho trên sàn tăng. Robusta lại phá kỷ lục, trong khi Arabica lên mức cao nhất hơn 2 năm.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động