Siết chặt quản lý các lô hàng cá tầm nhập khẩu

Trước thực trạng nhập khẩu cá tầm bừa bãi có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, môi trường trong nước, theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chỉ đạo của Bộ Tài chính, ngày 30/3/2021, Tổng cục Hải quan cho biết, sẽ chỉ đạo lực lượng hải quan các cửa khẩu biên giới kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu cá tầm về Việt Nam phải đảm bảo đúng nguồn gốc, xuất xứ và thuộc “danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam”.

Gian lận nhập khẩu cá tầm

Thời gian vừa qua đã xuất hiện một số doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận trong thực hiện nhập khẩu thực tế các lô hàng cá tầm không đúng với khai báo hải quan và không đúng với giấy phép do cơ quan quản lý Cites Việt Nam cấp.

Cụ thể, ngày 17/3/2021, Công ty TNHH Đầu tư & xuất nhập khẩu An Hưng (Công ty An Hưng), đăng ký nhập khẩu 12 tấn cá tầm Xiberi (tên khoa học là Acipenser baerii) từ Trung Quốc, tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, theo kết quả giám định, các mẫu cá lấy từ thực tế lô hàng nhập khẩu, do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I thực hiện, lô hàng cá tầm nhập khẩu của Công ty An Hưng không đúng với chủng loại đã khai báo với cơ quan hải quan và giấy phép nhập khẩu cá tầm do Cơ quan Cites Việt Nam cấp. Trong khi chưa được cơ quan hải quan xác nhận thông quan, doanh nghiệp này đã tự ý đưa đi hàng đi tiêu thụ.

Tương tự, ngày 19/3/2021, Công ty TNHH Nông lâm thủy sản Đức Vui (Công ty Đức Vui) cũng đăng ký nhập khẩu 9,2 tấn cá tầm Xiberi, xuất xứ Trung Quốc, tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, nhưng theo kết quả giám định của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, cá tầm Công ty Đức Vui nhập khẩu cũng không đúng chủng loại đã khai báo hải quan và giấy phép Cites.

Ngoài ra, hiện cũng đã có 02 lô hàng cá tầm khác nhập khẩu đăng ký tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Lào Cai và Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cơ quan hải quan đã lấy mẫu gửi giám định, nhưng chưa có kết quả.

Siết chặt quản lý các lô hàng cá tầm nhập khẩu
Cá tầm (Ảnh minh họa)

Đại diện các đơn vị liên quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều cho rằng, cá tầm trong danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu vào Việt Nam theo pháp luật hiện hành, phải là cá tầm thuần chủng, không phải con lai. Việc cấp giấy phép nhập khẩu cũng chỉ áp dụng đối với cá tầm thuần chủng. Trong khi đó, một số mẫu giám định đã thực hiện cho thấy, trong các lô hàng nhập khẩu có nhiều con cá tầm hình thái bên ngoài khác nhau. Việc nhập khẩu các loài cá tầm lai sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của các loài sinh vật tại Việt Nam, thậm chí có thể gây hại cho môi trường sống.

Siết chặt quản lý nhập khẩu

Để đảm bảo kiểm soát chặt chẽ cá tầm nhập khẩu, kịp thời ngăn chặn việc nhập khẩu cá tầm không thuộc danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam, không đúng với giấy phép Cites, Tổng cục Hải quan cho biết, sẽ chỉ đạo cục hải quan các tỉnh biên giới và Cục Điều tra chống buôn lậu, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu cá tầm; phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra thực tế, lấy mẫu giám định các lô cá tầm nhập khẩu, chỉ thực hiện thông quan và đưa hàng hóa nhập khẩu ra khỏi khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu sau khi có kết quả giám định.

Đồng thời, điều tra, xác minh, xử lý và phối hợp xử lý nghiêm các doanh nghiệp nhập khẩu cá tầm vi phạm pháp luật. Cung cấp thông tin cho Cơ quan Cites về các lô hàng nhập khẩu không đúng nội dung ghi trên giấy phép, hoặc không thuộc phụ lục Cites theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ nhằm phối hợp quản lý.

Tổng cục Hải quan cũng đưa ra kiến nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị chuyên môn: Phối hợp với cơ quan hải quan trong việc lấy mẫu giám định các lô cá tầm nhập khẩu ngay tại cửa khẩu; không cho phép doanh nghiệp đưa hàng về kiểm dịch tại các địa điểm bảo quản theo đề nghị của doanh nghiệp đến khi có kết quả giám định của các đơn vị liên quan, để đảm bảo an ninh, an toàn, phòng chống lây lan dịch bệnh, bảo vệ môi trường. Xác định cụ thể chủng loại cá tầm nhập khẩu có đúng với giấy phép Cites hay không, có thuộc danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam hay không. Trường hợp không đúng với giấy phép Cites, đề nghị trao đổi với cơ quan Cites phía Trung Quốc và có biện pháp xử lý triệt để vấn đề này, tránh việc cá tầm không rõ nguồn gốc nhập khẩu tràn lan vào Việt Nam. Thực hiện việc truy xuất nguồn gốc đối với các lô hàng cá tầm nói riêng, các mặt hàng động vật, thực vật tươi sống hoặc đã qua chế biến nhập khẩu. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, cảnh báo để ngăn chặn việc nhập khẩu các loài động vật ngoại lai có hại, hoặc không có trong danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam (tôm hùm đỏ, tôm hùm đất, rùa tai đỏ...) nhưng có đặc điểm nhận dạng, hình thái giống với các loài thuộc danh mục được phép nhập khẩu.

Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: cá tầm

Tin cùng chuyên mục

Công ty Đức Khải bị cưỡng chế vì nợ thuế hơn 560 tỷ đồng

Công ty Đức Khải bị cưỡng chế vì nợ thuế hơn 560 tỷ đồng

Vụ sữa giả 500 tỷ: Nhóm sản xuất bị lừa 150.000 USD

Vụ sữa giả 500 tỷ: Nhóm sản xuất bị lừa 150.000 USD

Điện Biên: Bắt nữ giáo viên khi đang vận chuyển ma túy

Điện Biên: Bắt nữ giáo viên khi đang vận chuyển ma túy

Cưỡng chế thuế Công ty Cổ phần công trình giao thông tỉnh Điện Biên

Cưỡng chế thuế Công ty Cổ phần công trình giao thông tỉnh Điện Biên

Cưỡng chế thuế hai doanh nghiệp tại Long An nợ thuế số tiền lớn

Cưỡng chế thuế hai doanh nghiệp tại Long An nợ thuế số tiền lớn

Cưỡng chế thuế Công ty xây dựng Quyết Thắng tại Lai Châu

Cưỡng chế thuế Công ty xây dựng Quyết Thắng tại Lai Châu

Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hoá đơn Công ty Xây dựng và Dịch vụ Nghệ An

Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hoá đơn Công ty Xây dựng và Dịch vụ Nghệ An

Triệt phá đường dây sản xuất 100 tấn thực phẩm chức năng giả

Triệt phá đường dây sản xuất 100 tấn thực phẩm chức năng giả

Phú Thọ: Khám xét Công ty Famimoto thu giữ hàng chục tấn mì chính giả

Phú Thọ: Khám xét Công ty Famimoto thu giữ hàng chục tấn mì chính giả

Công khai danh sách 36 doanh nghiệp nợ thuế tại Lai Châu

Công khai danh sách 36 doanh nghiệp nợ thuế tại Lai Châu

Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản Công ty Thuần Gia tại Vĩnh Long

Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản Công ty Thuần Gia tại Vĩnh Long

Công khai danh sách 259 doanh nghiệp nợ thuế tại Thanh Hóa

Công khai danh sách 259 doanh nghiệp nợ thuế tại Thanh Hóa

Cưỡng chế thuế Công ty CP Khoáng sản PA tại Đắk Lắk

Cưỡng chế thuế Công ty CP Khoáng sản PA tại Đắk Lắk

Thành phố Huế: Khởi tố đối tượng làm giả sổ đỏ để lừa đảo

Thành phố Huế: Khởi tố đối tượng làm giả sổ đỏ để lừa đảo

Cưỡng chế thuế Công ty vật liệu xây dựng Bồ Sao tại VĩnhPhúc

Cưỡng chế thuế Công ty vật liệu xây dựng Bồ Sao tại VĩnhPhúc

Cưỡng chế thuế Công ty Thế Anh Phát tại Nghệ An

Cưỡng chế thuế Công ty Thế Anh Phát tại Nghệ An

Công khai danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế tại Sơn La

Công khai danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế tại Sơn La

TP. Cần Thơ: Công khai 140 doanh nghiệp nợ thuế hơn 50 tỷ đồng

TP. Cần Thơ: Công khai 140 doanh nghiệp nợ thuế hơn 50 tỷ đồng

Phát hiện số lượng cực lớn sản phẩm của Công ty Herbitech nghi hàng giả, thu lợi 230 tỷ đồng

Phát hiện số lượng cực lớn sản phẩm của Công ty Herbitech nghi hàng giả, thu lợi 230 tỷ đồng

Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả

Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả