Gỡ rối nỗi lo về chất lượng không khí trong không gian kín của người Việt
Chất lượng không khí - mối quan tâm hàng đầu của người Việt trong thời bình thường mới
Nhiều năm trở lại đây, vấn đề ô nhiễm không khí nói chung và chất lượng không khí trong nhà nói riêng đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của người Việt, đặc biệt là người dân tại các thành phố lớn. Theo báo cáo Chất lượng Không khí Thế giới 2020 của IQAir, Việt Nam hiện xếp thứ 21 trong số những quốc gia có nồng độ bụi mịn (PM2.5) cao nhất thế giới. Trong đó, thủ đô Hà Nội là một trong 8 thành phố ô nhiễm nhất trong khu vực Đông Nam Á, với nồng độ bụi mịn trung bình năm tới 37,6 μg/m3 - vượt mức ô nhiễm của Bắc Kinh và cao gấp gần 4 lần so với con số khuyến cáo của WHO.
Chị Huyền Diệp (27 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Nhà mình ở chung cư, mùa đông cũng rất ít khi mở cửa, nhưng cứ 1-2 ngày là đồ đạc trong nhà lại dày lên một lớp bụi. Đặc biệt, những ngày thời tiết nồm ẩm thế này, dù vẫn thường xuyên lau nhà, dọn dẹp các ngóc ngách, nhưng cả nhà ai nấy vẫn cảm thấy khó chịu vì không khí ẩm mốc, ám mùi.”
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 4,3 triệu người tử vong sớm vì ô nhiễm không khí trong nhà. Thống kê của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) cũng chỉ ra, nồng độ chất ô nhiễm trong nhà có thể cao gấp 8 lần so với nồng độ ngoài trời.
Trong nhà đã vậy, những không gian kín, tiềm ẩn nhiều vi khuẩn, vi-rút như môi trường bệnh viện, phòng khám… lại càng khiến nhiều người lo ngại hơn. Chị Lâm Anh (35 tuổi, Hải Phòng) tỏ rõ lo lắng: “Bố mình mới mổ u đại tràng nên cả nhà cắt cử người thay nhau chăm. Mỗi lần vào viện, mình đều phải đeo lớp khẩu trang kín mít, xịt khử khuẩn toàn thân. Chuẩn bị kỹ càng thế mà vẫn không khỏi nơm nớp nguy cơ lây nhiễm bệnh. Lo cho bản thân một thì còn lo cho bố gấp mười, chỉ sợ ở trong viện bị lây chéo bệnh truyền nhiễm từ những người khác.”
Nỗi lo của chị Ngọc Hà hay chị Lâm Anh không phải là duy nhất, đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay. Có thể thấy, bầu không khí sạch là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định tới chất lượng sức khỏe, cũng như đời sống tinh thần của người dân.
nanoe™ X: công nghệ cao giúp cải thiện chất lượng không khí trong môi trường kín
Để cải thiện chất lượng không khí cho không gian sống hàng ngày, việc thường xuyên lau dọn thôi là chưa đủ - đặc biệt trong những ngày nồm ẩm, nồng độ vi khuẩn, bụi mịn trong không khí ngày càng tăng cao như hiện nay. Các gia đình sẽ cần thêm những “trợ thủ” công nghệ được tích hợp công nghệ tiên tiến để giúp thanh lọc, nâng cao chất lượng không khí hiệu quả.
Phổ biến và được đánh giá cao hiện nay là công nghệ nanoe™ X - công nghệ lọc không khí được nghiên cứu và ứng dụng độc quyền bởi Panasonic. Nhờ ức chế hoạt động của vi khuẩn, vi-rút, các chất gây ô nhiễm, dị ứng, nấm mốc và mùi hôi, công nghệ nanoe™ X là giải pháp hiệu quả giúp mang lại một bầu không khí khỏe mạnh và trong lành.
Không chỉ vậy, công nghệ nanoe™ X độc quyền của Panasonic còn được Tổ chức nghiên cứu toàn cầu về thử nghiệm vi-rút Texcell chứng minh có khả năng ức chế tới 91,4% khả năng hoạt động của vi-rút SARS-CoV-2 trong không gian 6,7m3 sau 8 giờ bật điều hòa. Thử nghiệm được thực hiện trong môi trường phòng thí nghiệm kín, và không được thiết kế để đánh giá hiệu quả trong không gian sống không được kiểm soát
Hàng nghìn tỷ gốc OH do bộ phát nanoe™X giải phóng giúp ức chế hoạt động của các chất gây dị ứng, vi khuẩn và vi-rút |
Công nghệ nanoe™ X là giải pháp lý tưởng giúp nâng cao chất lượng không khí tại những không gian gia đình kín hay những nơi tập trung đông người như bệnh viện. Trước nhu cầu cấp thiết kể trên, công ty Panasonic đã quyết định triển khai dự án “Nâng cao chất lượng không khí tại bệnh viện”, trao tặng và lắp đặt máy điều hòa không khí tích hợp công nghệ nanoe™ X tại các bệnh viện ở Hà Nội, Huế và TP.HCM.
Chương trình trao tặng tổng số lượng 588 máy điều hòa cho 5 bệnh viện lớn ở Hà Nội, Huế và TPHCM với tổng giá trị lên tới 15 tỷ đồng. |
Có thể thấy, công nghệ đột phá và các hoạt động hỗ trợ cộng đồng của Panasonic đều chung một đích đến: đóng góp vào sức khỏe toàn diện và sự phát triền bền vững của Việt Nam. Hy vọng trong thời gian tới, Panasonic sẽ tiếp tục lan tỏa những giải pháp tiên tiến tới nhiều bệnh viện, gia đình hơn nữa để đáp ứng nhu cầu cải thiện chất lượng không khí, chất lượng sống cho người dân.