Thứ hai 12/05/2025 00:01

Sống xanh và tiêu dùng xanh: Lựa chọn bền vững cho người dân Hà Nội

Từ thực phẩm hữu cơ đến các sản phẩm tái chế, các cửa hàng tại Thủ đô không chỉ là nơi mua sắm mà còn là không gian để người tiêu dùng lan tỏa lối sống xanh.

Trong bối cảnh môi trường toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức, khái niệm “sống xanh” và “tiêu dùng xanh” không chỉ là xu hướng mà đã trở thành lối sống thiết yếu của nhiều người dân tại Hà Nội.

Sống xanh là lối sống hướng đến việc giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường thông qua các hành động cụ thể như sử dụng năng lượng tái tạo, giảm rác thải, tiết kiệm tài nguyên và ủng hộ các sản phẩm thân thiện với môi trường. Trong khi đó, tiêu dùng xanh nhấn mạnh việc chọn mua các sản phẩm có nguồn gốc bền vững, an toàn cho sức khỏe, không gây hại đến hệ sinh thái.

Một ví dụ cụ thể là các sản phẩm từ rau củ và thịt sạch tại chuỗi cửa hàng Sói Biển. Với chuỗi gần 50 cửa hàng trên toàn thành phố Hà Nội, Sói Biển là một trong những địa chỉ được nhiều gia đình Hà Nội tin cậy. Thực phẩm tại đây được nhập trực tiếp từ những nhà cung cấp trung thực, tâm huyết hoặc đã có thương hiệu trên thị trường. Đặc biệt, vùng sản xuất nguyên liệu phải đảm bảo không bị ô nhiễm và đạt chuẩn nông nghiệp hữu cơ, an toàn.

Hiện tại Sói Biển đã có gần 50 chi nhánh ở Hà Nội

Các mặt hàng như thịt lợn sinh học - được nuôi theo tiêu chuẩn hữu cơ với quy trình không sử dụng chất kích thích tăng trưởng - đã trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình. Chị Hằng, một khách hàng thường xuyên mua đồ ở Sói Biển chia sẻ: “Mình mua rau củ thịt cá ở đây vì cảm thấy yên tâm, nhất là khi nhà có trẻ nhỏ. Thịt và rau củ ở Sói Biển không chỉ tươi ngon mà còn có nguồn gốc minh bạch, giúp tôi an tâm khi sử dụng”.

Theo nhân viên tại cửa hàng, lượng khách hàng mua thực phẩm sạch đã tăng đáng kể trong năm qua, đặc biệt là vào các ngày cuối tuần. “Nhiều người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cao hơn để đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Những mặt hàng như rau mầm sạch hay thịt lợn hữu cơ thường xuyên hết hàng sớm” - một nhân viên chia sẻ.

Không chỉ ở Sói Biển, hệ thống cửa hàng WinMart cũng ghi nhận nhu cầu tăng mạnh đối với các sản phẩm hữu cơ, đặc biệt vào dịp cuối tuần. Các cửa hàng trong hệ thống ghi nhận sự đa dạng về mặt hàng từ rau củ, trái cây đến các loại thực phẩm chế biến sẵn như sữa chua hữu cơ, bánh mì ngũ cốc và thịt sạch.

Foglian Coffee nổi tiếng với những chương trình khuyến khích bảo vệ môi trường

Nằm trên phố Hoàng Cầu, Foglian Coffee không chỉ thu hút khách hàng bởi hương vị cà phê thơm ngon mà còn bởi những chương trình thiết thực bảo vệ môi trường. Quán còn khuyến khích khi khách hàng mang theo ly cá nhân và ưu tiên sử dụng cốc, ống hút giấy thay thế các sản phẩm nhựa dùng một lần.

Quản lý của Foglian Coffee thông tin: “Mỗi ngày, quán có thể giảm được hơn 500 ly nhựa nhờ khách hàng mang ly riêng. Chúng tôi còn tổ chức các sự kiện như ‘Đổi rác nhựa lấy cà phê’ để khuyến khích mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường”.

Khách hàng như anh Minh Hoàng (27 tuổi), một nhân viên văn phòng, cho biết: “Tôi thường mang ly cá nhân khi đến quán, tôi cảm thấy mình đang góp một phần nhỏ vào việc bảo vệ môi trường”.

Không chỉ riêng Foglian Coffee, nhiều quán cà phê tại Hà Nội cũng đang hòa mình vào xu hướng sống xanh. Các cửa hàng như Tranquil Books & Coffee hay The Note Cafe đã áp dụng chính sách sử dụng ống hút giấy, cốc thủy tinh và khuyến khích khách hàng mang theo cốc cá nhân.

Chị Thu Trang, chủ một quán cà phê nhỏ tại quận Cầu Giấy, chia sẻ: “Dù chi phí cho cốc và ống hút thân thiện môi trường cao hơn, nhưng khách hàng rất ủng hộ. Đặc biệt, giới trẻ tỏ ra hứng thú với những hành động nhỏ nhưng ý nghĩa này”.

Xu hướng sống xanh trong ngành cà phê không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần thay đổi nhận thức của cộng đồng. Từ những ly cà phê sáng, Hà Nội đang dần chuyển mình trở thành một thành phố thân thiện hơn với môi trường.

Boo là thương hiệu thời trang luôn hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường

Không thể bỏ qua lĩnh vực thời trang, nơi các cửa hàng như Boo hay Faslink đang dẫn đầu trong việc cung cấp quần áo tái chế và sản phẩm thân thiện với môi trường. Đây không chỉ là xu hướng mới trong ngành thời trang mà còn là minh chứng cho sự thay đổi tư duy của người tiêu dùng về trách nhiệm với môi trường.

Boo, với triết lý kinh doanh bền vững, đã thu hút đông đảo khách hàng trẻ nhờ vào những sản phẩm thời trang sáng tạo như áo thun in thông điệp bảo vệ môi trường và quần jeans được sản xuất từ quy trình tiết kiệm nước.

Còn Faslink là một trong những thương hiệu thời trang tiên phong tại Việt Nam, gắn liền với các sản phẩm thân thiện với môi trường. Thương hiệu đã khẳng định vị thế của mình thông qua việc sử dụng các chất liệu sáng tạo như sợi Cà Phê, sợi Tre, sợi Sen - những vật liệu không chỉ giúp giảm thiểu rác thải mà còn đảm bảo chất lượng vượt trội.

Bạn Trà Giang, một sinh viên tại Hà Nội bày tỏ: “Mình rất thích các sản phẩm quần áo của Faslink. Khi mua đồ ở đây, mình cảm thấy bản thân đóng góp được một phần nhỏ cho môi trường. Những chiếc áo được làm từ bã cà phê hay sợi tre thực sự độc đáo và bền bỉ”.

Xu hướng tiêu dùng xanh tại Hà Nội không chỉ là câu chuyện của các cửa hàng hay hội chợ mà còn lan tỏa mạnh mẽ đến từng cá nhân. Những thay đổi nhỏ như mang túi vải, sử dụng chai nước cá nhân hay ưu tiên thực phẩm hữu cơ đang tạo nên làn sóng lớn, đưa lối sống bền vững trở thành một phần không thể thiếu của người dân Thủ đô.

Bài và ảnh: Hà Chi
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Tung nhiều khuyến mãi, siêu thị vẫn vắng khách dịp lễ

VPBank và BYD ưu đãi lãi suất độc quyền 0% trong 24 tháng cho khách hàng mua xe

Acecook Việt Nam - Hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước

TP. Hồ Chí Minh lan tỏa hàng Việt, tiêu dùng trách nhiệm

Việt Nam là vùng đất hứa cho các thương hiệu cao cấp

Tăng khuyến mại, kích cầu tiêu dùng nội địa dịp lễ 30/4 - 1/5

‘Sinh lời trúng lớn’ cùng Techcombank với tổng giá trị giải thưởng đến 250 tỷ đồng

Xử lý nghiêm sai phạm quảng cáo sữa trên mọi nền tảng

Quảng cáo sản phẩm ISUNA sai sự thật, lừa dối người dùng?

Pháp luật các nước qui định thế nào với y, bác sĩ 'bán hàng’ - Việt Nam có buông lỏng?

Vụ sữa giả: Soi chiếu trách nhiệm người nổi tiếng với Luật về bảo vệ người tiêu dùng

Phiên chợ Xanh - Tử tế: 9 năm lan tỏa nông sản sạch

Sở Công Thương Hà Nội: Không thể 'tự ý' kiểm tra doanh nghiệp do ngành khác quản lý

Nestlé Việt Nam 30 năm khẳng định niềm tin với thị trường

Hà Nội: Kiểm tra an toàn thực phẩm tại huyện Thanh Trì

Khóa cửa kỹ thuật số: 'Bẫy tử thần' khi nhà cháy

Vì sao sản phẩm kém chất lượng vẫn có chứng nhận ISO?

Trang ‘Sữa Bột Tốt’ và trò lố nâng sữa ngoại, dìm hàng Việt, vi phạm Luật Cạnh tranh

Masan Consumer - Doanh nghiệp tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh

Xử lý nghiêm KOLs cung cấp thông tin sai sự thật